Giỏ hàng

Nấm là gì? Các loại nấm, tác dụng của nấm, cách dùng nấm ăn bổ dưỡng

Nấm là gì? Ăn nhiều nấm có tốt không khi nấm có rất nhiều dinh dưỡng? Danh sách các loại nấm có hại, có lợi cho sức khoẻ. Cách ăn nấm giảm béo, làm đẹp hiệu quả nhất. Tác dụng của nấm chữa bệnh giảm cân và bổ dưỡng sức khỏe. Cách dùng nấm chế biến thành món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng tránh tác dụng phụ của nấm…

Ăn nhiều nấm có tốt không?

Ăn nhiều nấm có tốt không là băn khoăn chung của đông đảo chị em. Bởi nấm rất giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khoẻ của cả phái mạnh, phái đẹp, người lớn tuổi và trẻ em. Thế nhưng ăn nấm quá thường xuyên có tác dụng tốt, xấu đến sức khoẻ thế nào?

Ăn nhiều nấm có tốt không là thắc mắc chung của rất nhiều người.

Ăn nhiều nấm có tốt không là thắc mắc chung của rất nhiều người.

Ăn nhiều nấm có tốt không?

Giá trị dinh dưỡng của nấm

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người thực hiện chế độ ăn thay thịt bằng nấm. Nấm ăn được coi là cả “thịt sạch” và “rau sạch”. Bởi đa số nấm đều rất giàu dinh dưỡng:

  • Chất béo có lợi (cholesterol tốt);
  • Protein;
  • Chất xơ;
  • Vitamin nhóm B;
  • Các enzyme tốt cho hệ tiêu hoá;
  • Khoáng chất: đồng, sắt, kali, kẽm…
  • Vitamin D hữu cơ;
  • Selenium;
  • Ergothioneine;
  • Beta glucan;

VIDEO NẤM LIM XANH RỪNG

Tác dụng của nấm với sức khoẻ

Nhờ giàu dưỡng chất quý, ăn nấm giúp nâng cao hệ miễn dịch, ổn định mỡ máu, huyết áp và ngăn ngừa ung thư, các bệnh gan, tim mạch, thận, hô hấp, xương khớp… hiệu quả.

Tác dụng của nấm với phái đẹp

Ăn nhiều nấm có tốt không cho việc làm đẹp, giảm cân là câu hỏi chung của phái đẹp. Tên các loại nấm và hình ảnh các loại nấm ăn làm thực phẩm và nấm dược liệu làm thuốc quý:
– Nấm lim xanh
– Nấm ngọc cẩu
– Nấm rơm
– Nấm linh chi
– Nấm hương, nấm đông cô
– Nấm kim châm
– Nấm tai mèo, Mộc nhĩ đen
– Nấm hầu thủ, Nấm đầu khỉ
– Nấm mỡ
– Nấm đùi gà
– Nấm hải sản, Nấm ngọc trâm
– Nấm bạch tuyết
– Nấm sữa
– Nấm măng
– Nấm yến
– Nấm Thái dương
– Nấm tràm, Nấm bạch đàn
– Nấm sò, Nấm bào ngư
– Nấm thông
– Nấm tuyết, nấm tuyết nhĩ, nấm ngân nhĩ
– Nấm thủy tinh trắng
– Nấm thủy tinh nâu
– Nấm trà tân
– Nấm đầu ông lão
– Nấm ngọc bích
– Nấm ngọc thạch
Theo chuyên gia dinh dưỡng, tác dụng của nấm giàu dinh dưỡng nhưng lại rất ít calo. Nhờ vậy, cách dùng nấm thêm vào thực đơn ăn uống giúp phụ nữ giảm cân rất hiệu quả. Tổng hợp công dụng và hình ảnh các loại nấm quý giàu giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Bên cạnh đó, selenium và các chất chống oxy hoá có tác dụng ngăn ngừa thâm nám, làm trắng sáng da. Vì vậy, ăn nấm là cách đơn giản để phụ nữ có gương mặt trẻ trung với vóc dáng thon thả.

Ăn nhiều nấm có tốt không với người cao tuổi

Các dưỡng chất trong nấm giúp ổn định lipid trong máu. Do vậy, nấm rất nhiều lợi ích với người cao tuổi:

  • Làm bền thành mạch, ngừa xơ vữa động mạch;
  • Phòng bệnh cao huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm mỡ;
  • Phòng bệnh tiểu đường;
  • Ổn định hệ thần kinh, tốt cho trí nhớ;
  • Tăng cường sức khoẻ;
  • Phòng ngừa, giảm đau do bệnh xương khớp;
Ăn nhiều  nấm có tốt không cho trẻ em?

Ăn nhiều nấm có tốt không với trẻ nhỏ là điều mà mẹ nào cũng quan tâm. Khoa học chứng minh, nấm ăn rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ:

  • Tăng cường hệ miễn dịch;
  • Tăng cường trí nhớ;
  • Hỗ trợ tăng chiều cao bởi nấm giàu vitamin D tự nhiên tốt cho xương khớp;
Tác dụng của nấm với phái mạnh?

Ăn nấm thường xuyên là cách giúp phái mạnh tăng cường sinh lý hiệu quả, đơn giản. Bên cạnh đó, nấm cũng giúp nam giới giảm căng thẳng do làm việc, có sức khoẻ ổn định.

Ăn nhiều nấm có hại không?

Ăn nấm rất tốt cho sức khoẻ của tất cả mọi người. Tuy nhiên việc ăn nấm quá nhiều, ăn không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể.

Ăn quá nhiều nấm có thể gây kích ứng

Do rất giàu dinh dưỡng, nên nấm có thể gây kích ứng khi ăn quá nhiều. Theo y học cổ truyền, nấm có tính mát nên ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu. Theo các chuyên gia, chỉ nên ăn 3 bữa nấm mỗi tuần. Mỗi bữa nên chọn một loại nấm khác nhau và không quá 200gr/ người. Ngoài ra, một số người có cơ địa bị dị ứng với nấm. Sau khi ăn nấm, họ có thể bị buồn nôn, tiêu chảy. Những người này nên hạn chế ăn nấm.

Nấm bẩn, chứa tạp chủng gây ngộ độc

Một số cơ sở trồng nấm chọn giống không kỹ lưỡng có thể khiến nấm bị lẫn chủng độc. Các loại nấm độc khi phát triển rất giống với nấm thường khiến người trồng cũng khó lòng phân biệt. Bên cạnh đó, nấm được phun thuốc kích thích, không được trồng đúng quy trình khiến nấm chứa nhiều chất độc hại. Để đảm bảo sức khoẻ của gia đình, bạn chỉ nên chọn mua nấm có chứng nhận an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.

Bảo quản, chế biến nấm sai cách 

Nấm để quá lâu, bị mốc sẽ khiến dinh dưỡng biến chất thành chất gây hại. Ngoài ra, việc nấu nấm sống hoặc nấu nấm quá kỹ đều làm thực phẩm này mất hết dinh dưỡng. Do vậy, bạn không nên tích trữ nấm trong tủ lạnh mà chỉ nên mua nấm tươi và ăn ngay. Bạn cũng chỉ nên nấu nấm trong 5 – 7 phút để nấm vừa chín tới.

Các loại nấm có lợi, có hại cho sức khoẻ

Ăn nấm có tốt hay không còn phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn nấm. Các loại nấm ăn đều có giá trị dinh dưỡng tương đương, rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, cần ăn nấm có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các loại nấm có lợi cho sức khoẻ

Có đến hơn 150.000 loại nấm ăn khác nhau. Dưới đây là 10 loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao được chuyên gia khuyên nên sử dụng thường xuyên.

Nấm tai mèo, vừa rẻ lại vừa tốt

Nấm tai mèo là tên gọi khác của mộc nhĩ đen chúng ta vẫn hay ăn hàng ngày. Ít ai biết, nấm tai mèo có tác dụng giải độc và ngăn ngừa sự lão hoá rất tốt. Nhờ có công năng ích huyết, nấm mộc nhĩ đen rất tốt cho người bị mỡ máu, gan nhiễm mỡ muốn cải thiện bệnh.

Nấm đông cô – “vua của các loại nấm’

Trong các loại nấm ăn thì nấm đông cô (còn gọi là nấm hương) rất được yêu thích trong gia đình Việt. Nấm hương cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, lại giúp giảm mỡ trong máu, hạ huyết áp và tốt cho hệ tiêu hoá.

Ăn nhiều nấm có tốt không với nấm mỡ?

Nấm mỡ được chứng minh rất tốt cho hệ tiêu hoá, hệ hô hấp. Đây là thực phẩm rất tốt cho người mệt mỏi lâu ngày, phụ nữ thiếu sữa. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra nấm mỡ chứa hàm lượng nhỏ chất gây ung thư. Do đó, chỉ nên ăn khoảng 2.5kg nấm mỡ mỗi năm.

Nấm rơm

Theo Đông y, nấm rơm hàn tính, có vị ngọt. Ăn nấm rơm giúp thanh nhiệt, hạ huyết áp và phòng bệnh ung thư hiệu quả. Nấm rơm được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Ngoài ra, nấm rơm còn rất tốt trong điều trị một số bệnh sinh lý:

  • Di tinh;
  • Xuất tinh sớm;
  • Liệt dương;
Một số loại nấm tốt khác

Ngoài các loại nấm trên, bạn nên thêm một số loại nấm khác giàu dinh dưỡng dưới đây vào thực đơn của gia đình.

  • Nấm mối;
  • Nấm trâm vàng;
  • Nấm hải sản;
  • Nấm mỡ gà;
  • Nấm lim xanh;
  • Nấm ngọc cẩu;

Tham khảo thêm: Các loại nấm tốt cho sức khoẻ

Một số loại nấm độc có thể gây chết người, không chọn mua nấm không có nguồn gốc rõ ràng.

Một số loại nấm độc có thể gây chết người, không chọn mua nấm không có nguồn gốc rõ ràng.

Một số loại nấm độc cần tránh

Các loại nấm ăn đều rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, một số người dân miền núi thường thích hái nấm trong rừng để ăn. Thậm chí, một số bạn trẻ khi đi dã ngoại cũng rất thích thú được hái nấm trong rừng. Điều này là rất nguy hiểm. Bởi nấm độc rất giống với nấm ăn. Cách tốt nhất là chỉ nên ăn nấm mua có nguồn gốc rõ ràng.

Một số cách nhận biết nấm độc:

  • Nấm độc thường có vị thơm, nấm thường ít khi có mùi thơm;
  • Nấm độc có màu sắc sặc sỡ, thường mọc đơn lẻ;
  • Nấm độc thường rất mọng sữa, chỉ cần cấu nhẹ sẽ thấy dịch sữa chảy ra;

Một số loại nấm độc ở Việt Nam:

  • Nấm đen nhạt;
  • Nấm tán trắng;
  • Nấm ruồi;
  • Nấm bào mưa;
  • Nấm tán trắng;

Sơ cứu khi gặp người ngộ độc nấm

Trả lời cho câu hỏi ăn nhiều nấm có tốt không, các chuyên gia nhận định việc ăn quá nhiều nấm, ăn phải nấm độc có thể gây ngộ độc, thậm chí là gây chết người. Một số biểu hiện bị ngộ độc nấm dễ thấy:

  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn;
  • Khó thở;
  • Chóng mặt, thậm chí là hôn mê, co giật;

Xử trí khi gặp người ngộ độc nấm:

  • Gọi cấp cứu;
  • Trong thời gian chờ xe cấp cứu, cho người bệnh uống than hoạt tính, số gam liều lượng ứng với số kg cân nặng.
  • Cho uống thật nhiều nước, tốt nhất là uống bù nước (oresol);
  • Nếu người bệnh bị ngất hoặc co giật, cần cho nằm nghiêng;
  • Nếu người ngộ độc bị ngưng thở hoặc khó thở, cần hà hơi thổi ngạt;
  • Không nên tự ý xuất viện sau 1 – 2 ngày bị ngộ độc nếu bác sĩ chưa đồng ý;

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button