Giỏ hàng

Biến chứng huyết áp cao: Phòng, trị kịp thời hoặc tử vong?

Biến chứng huyết áp cao được xem như “kẻ giết người” nguy hiểm nếu không phòng bệnh và điều trị kịp thời. Vậy huyết áp cao gây ra những hệ quả gì?

Biến chứng thường gặp của tăng huyết áp? 

Biến chứng huyết áp cao đã và đang trở thành nguyên nhân hàng đầu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong đó phải kể đến biến chứng nguy hiểm về tim mạch, não, thận, mắt….

Bài thuốc chữa huyết áp thấp bằng Đông y hiệu quả ngay tại nhà

Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp

Cao huyết áp có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim

Nếu huyết áp cao lâu ngày không được kiểm soát, lớp nội mạc của mạch vành có thể bị hư hại. Từ đó, làm cho các phân tử cholesterol tỷ trọng thấp dễ dàng di chuyển từ lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành. Đây chính là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch và hẹp mạch vành.

Biến chứng huyết áp cao nguy hiểm

Biến chứng huyết áp cao nguy hiểm

Khi bị hẹp động mạch vành, nếu người bệnh vận động nhiều sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau ngực, nghẹn trước ngực. Biểu hiện này sẽ giảm đi nếu bệnh nhân ngừng gắng sức.

Hiện tượng đau trước ngực có thể nhanh chóng lan lên cổ, sang tay trái và ra sau lưng. Trong trường hợp mảng động mạch xơ vữa bị nứt, vỡ, trong lòng động mạch vành sẽ hình thành huyết khối. Huyết khối không tan dễ làm tắc động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Cơ tim phì đại là hậu quả của huyết áp cao

Cơ tim phì đại là một trong những biến chứng huyết áp cao nguy hiểm. Cơ tim phì đại là sự dày lên bất thường của tâm thất trái, phải, mỏm tim hoặc toàn bộ cơ tim. Điều này khiến khả năng bơm máu của tim giảm. Trong một vài trường hợp có thể gây suy tim hoặc tim ngừng đập.

Huyết áp cao tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một vùng cơ tim bị chết, không có khả năng co bóp dẫn đến suy tim. Huyết áp cao lâu ngày khiến cơ tim phì đại. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh dễ biến chứng thành suy tim.

Biến chứng về não của huyết áp cao

Xuất huyết não do huyết áp cao

Biến chứng huyết áp cao nguy hiểm này xảy ra khi huyết áp lên quá cao. Lúc này, mạch máu có thể bị vỡ do không chịu nổi áp lực cao, dẫn đến xuất huyết não.

Bệnh nhân xuất huyết não nhẹ thì liệt nửa người, nặng có thể tử vong. Bệnh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào kích thước và vị trí vùng xuất huyết.

Nhũn não – hậu quả của cao huyết áp

Huyết áp tăng là mạch máu nuôi não bị hẹp lại. Mảng xơ vữa ở động mạch bị nứt, vỡ hình thành huyết khối, làm tắc động mạch máu não. Từ đó gây chết 1 vùng não. Hiện tượng này được gọi là nhũn não.

Huyết áp cao gây thiếu máu não

Huyết áp cao làm hẹp động mạch não, khiến lượng máu bơm lên não không đủ. Những người bị thiếu máu não thường xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí bất tỉnh.

Biến chứng thận của tăng huyết áp

Huyết áp cao làm màng lọc tế bào thận hư hỏng, khiến bệnh nhân tiểu ra protein. Tình trạng này nếu kéo dài gây ra suy thận.

Hơn thế, hẹp động mạch vành do cao huyết áp còn khiến thận tiết ra nhiều renin. Chất này càng làm huyết áp tăng cao hơn. Nếu hẹp mạch vành lâu ngày không được chữa trị dễ gây suy thận.

Biến chứng tăng huyết áp ở mắt

Hư mạch máu võng mạc, thành động mạch cứng và dày khiến lòng mạch hẹp lại là những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp ở mắt. Quá trình xơ cứng thành mạch diễn ra sẽ đè bẹp tĩnh mạch. Từ đó ngăn cản tuần hoàn máu làm bệnh nhân hư mắt.

Bên cạnh đó, cao huyết áp còn gây ra xuất huyết võng mạc và phù đĩa thị giác. Thị lực của người bệnh giảm dần, thậm chí còn dẫn đến mù lòa.

Tham khảo thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/bien-chung-vong-mac-do-tang-huyet-ap-2856636.html

Biến chứng huyết áp cao đối với mạch ngoại vi

Huyết áp cao khiến động mạch chủ phình to. Nếu nặng hơn có thể bóc tách và vỡ thành động mạch, gây ra chết người.

Động mạch chậu, động mạch đùi và động mạch chân cũng có thể bị hẹp do huyết áp cao. Bệnh nhân bị hẹp động mạch chi dưới, nếu đi một đoạn đường thì đau chân. Tình trạng đau sẽ thuyên giảm nếu đứng lại nghỉ.

Phần lớn bệnh nhân bị cao huyết áp thường không có triệu chứng nào cảnh báo trước. Nhiều người khi đi khám mới vô tình phát hiện ra bệnh. Vì vậy, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, đặc biệt là những người có nguy cơ cao (người già, béo phì, ít vận động…).

Huyết áp kẹt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương pháp ổn định huyết áp hiệu quả? 

Huyết áp cao gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy là cách nào để huyết áp bình thường như mong muốn? Bên cạnh việc dùng thuốc hỗ trợ, người bệnh có thể kết hợp áp dụng các phương pháp sau:

Duy trì vận động giúp ổn định huyết áp

Vận động là phương pháp ổn định huyết áp được nhiều người áp dụng. Không chỉ ngăn ngừa bệnh tật, vận động thường xuyên còn giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, ổn định huyết áp.

Tuy nhiên, những người huyết áp cao nên vận động vừa sức và áp dụng các bài tập phù hợp. Nếu tập luyện quá sức có thể gây nên đột quỵ.

Hạn chế sử dụng muối trong thực đơn cho người cao huyết áp

Muối có tác động lớn đến huyết áp của bạn. Những người bị huyết áp tăng nên giảm lượng muối trong cơ thể. Áp dụng chế độ ăn nhạt là phương pháp ổn định huyết áp hữu hiệu cho những người có nguy cơ tăng huyết áp hoặc tiền sử huyết áp không ổn định.

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học giúp cân bằng huyết áp

Một chế độ ăn uống giàu khoáng, vitamin và chất xơ giúp kiểm soát lượng calo và chất béo trong cơ thể. Người bệnh có thể duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp với bệnh tình.

Bên cạnh đó, cần từ bỏ các thói quen như hút thuốc, uống rượu, bia. Các chất kích thích trên chính là nguyên nhân hàng đầu làm huyết áp tăng.

Sử dụng nấm lim xanh hỗ trợ điều trị biến chứng huyết áp cao

Cơ chế chữa biến chứng tăng huyết áp

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm lim xanh có tác dụng ổn định huyết áp hiệu quả.

Trong nấm lim xanh chứa nhiều dược chất giúp ổn định huyết áp

Trong nấm lim xanh chứa nhiều dược chất giúp ổn định huyết áp

Nấm lim xanh có chứa hơn 119 khoáng chất, nguyên tố vi lượng và hàng trăm dược chất quý hiếm. Đặc biệt, các chất: Strerois Axit Ganoderic, Triterpene tác động trực tiếp lên tim mạch, làm tăng  khả năng lưu thông máu và điều hòa lượng cholesterol cho cơ thể. Theo đó các chỉ số huyết áp được duy trì ở mức an toàn.

Hướng dẫn sử dụng nấm lim xanh trong điều trị huyết áp tăng

Lấy 1,5 lít nước sắc với 20gr nấm lim xanh đã qua sơ chế. Uống nấm lim xanh hàng ngày là giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng huyết áp an toàn, hiệu quả.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button