Giỏ hàng

Ung thư xương: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa khỏi ung thư xương

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Ung thư xương là gì? Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương có lây không. Triệu chứng dấu hiệu bệnh ung thư xương. Các giai đoạn ung thư xương di căn sống được bao lâu. Phương pháp điều trị chữa khỏi ung thư xương. Chi phí khám chữa ung thư xương ở đâu. Hình ảnh ung thư xương. Cách chăm sóc bệnh ung thư xương ăn uống gì.

Ung thư xương là căn bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 0,5% trong toàn bộ ung thư. Bệnh ung thư xương thường xuất hiện ở các vị trí như gần gối, xa khuỷu. Bệnh thường xảy ra ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là loại ung thư do xuất hiện những tế bào phát triển bất thường trong xương. Các khối u có thể xuất hiện ở bất cứ xương nào trong cơ thể, song thường thấy nhất ở các đốt xương dài như xương tay, xương chân. Khi khối u xuất hiện, xương sẽ yếu đi nhanh chóng, các khớp sưng tấy, có thể dẫn tới gãy xương bệnh lý, sốt, mệt mỏi, thiếu máu, sút cân nhanh…

Ung thư xương là bệnh gì?

Ung thư xương là bệnh gì?

Có mấy loại ung thư xương?

Dựa trên các loại tế bào khối u – Nơi ung thư hình thành, bệnh ung thư xương được làm 3 loại riêng biệt:

– U xương ác tính (Sarcoma xương):

Đây là loại ung thư xương khởi phát ngay trong các tế bào xương. Trẻ em và trẻ vị thành niên là đối tượng dễ mắc ung thư xương loại này nhất. Khi qua tuổi dậy thì cấu trúc cơ xương, khớp phát triển mạnh là thời điểm dễ xảy ra các bất thường dẫn đến ung thư xương. Loại ung thư này thường xảy ra ở đầu gối và cánh tay.

– U sụn (Sarcoma sụn):

Loại ung thư này được tìm thấy trong các tế bào ở đầu các khớp xương. Khác với u xương ác tính, loại ung thư này thường xuất hiện ở nhóm người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên). Loại này xuất hiện ở xương chậu, đùi và vai.

– U mô mềm (Ewing Sarcoma – ESFTs):

Dạng ung thư này có thể khởi phát từ mô thần kinh trong xương. U mô mềm là loại thường khó xác định chính xác nơi khối u bắt đầu. Các loại mô mềm ở đây có thể là cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác. Đối tượng mắc bệnh của loại này cũng là trẻ em và trẻ vị thành niên.

Loại này thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

Ung thư xương có nguy hiểm không?

Bệnh ung thư xương rất nguy hiểm và hiếm gặp lại khó phát hiện. Nếu giả định trên thế giới có 20% số người mắc ung thư được chẩn đoán là ung thư xương thì chỉ có 1,5 % số người mắc ung thư xương được chữa khỏi. Bệnh ung thư xương có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng liệu trình.

Đây là một căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất bởi khả năng lây lăn và di căn của các khối u. Chúng xâm lấn thường xuyên và liên tục để tiêu diệt các cơ quan xung quanh và có thể di căn đi cư trú ở rất xa. Nếu so với khối ung thư khác thì ung thư xương có tốc độ di căn nhanh gấp 3 – 4 lần.

Ung thư xương xảy ra ở phần xương mềm và tủy bên trong. Tủy xương là vị trí tạo máu cho nên các tế bào khối u dễ dàng theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nó có thể đi được một đoạn đường rất xa trước khi chúng ta tìm ra bệnh.

Bệnh ung thư xương rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh.

Bệnh ung thư xương rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh.

Ung thư xương sống được bao lâu?

Bệnh ung thư xương có khả năng sống cao hơn khi khối u chưa di căn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh K di căn rất nhanh, nhanh đến mức khi chúng ta phát hiện bệnh thì các khối u ung thư đã di căn đến gần nửa cơ thể.

Nếu chăm sóc tốt và điều trị bệnh kiên trì, người bệnh có thể sống được từ 5 – 6 năm tính từ sau khi bị gãy tay, gãy chân do ung thư xương. Khi bị K xương, người bệnh có thể phải chặt tay, chặt chân để khối u không lây lan sang các bộ phận khác.

Nguyên nhân gây ung thư xương

Có những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ung thư xương? Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ biết được bệnh ung thư này có lây hay không?

Rối loạn di truyền gây bệnh K xương

– Hội chứng Li – Fraumeni:

Hội chứng này có đặc điểm là làm tăng nguy cơ mắc ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau gồm sarcom xương, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư máu…

– Hội chứng Rothmund – Thomson:

Gây ra tình trạng vóc dáng thấp bé, biến đổi xương, phát ban và làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương.

– Bệnh u nguyên bào võng mạc di truyền:

– Những bệnh nhân ung thư xương thường có chồi xương sụn mọc tại vị trí nối bản sụn với đầu xương dài và đây được coi là bệnh di truyền. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự rối loạn gene ức chế ung thư P53 là nguyên nhân khiến cơ thể không kiểm soát được sự phân chia và tạo thành tế bào ung thư của các tế bào mang gene biến dị.

Bức xạ ion hóa gây bệnh K xương

Bức xạ ion hóa là khi các tác nhân vật lý từ bên ngoài tác động vào có thể làm biến đổi các cấu trúc cơ thể dẫn tới ung thư.

Phơi nhiễm bức xạ liều cao như tiến hành xạ trị để điều trị một bệnh ung thư có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương.

Các khoáng chất phóng xạ như radium hay stronti được tích tụ trong xương lâu dần có thể gây bệnh ung thư xương nguyên phát. Theo thống kê ở Mỹ, có tới 18% bệnh nhân mắc ung thư xương do tia xạ.

Sự thay đổi cấu trúc xương tiềm ẩn nguy cơ ung thư xương

Ung thư xương xuất hiện nhiều ở nhóm đối tượng là trẻ em và trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên, nên nguyên nhân của bệnh có mối liên hệ khá tương thích với những sự thay đổi về cấu trúc xương của cơ thể khi trưởng thành.

Khi đến tuổi dậy thì, hệ thống cơ bắp, xương khớp của cơ thể có những biến đổi đáng kể. Một số trường hợp chỉ cao 1,4m khi 14 tuổi, song chiều cao đã tăng lên đến 1,6m khi 16 tuổi. Điều này cho thấy tốc độ phát triển và sự thay đổi cực lớn trong cấu trúc xương. Chính ở giai đoạn này dễ xảy ra các bất thường trong cấu trúc xương của cơ thể và dẫn đến ung thư xương.

Sự thay đổi cấu trúc xương tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh K xương

Sự thay đổi cấu trúc xương tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh K xương

Chấn thương xương mãn tính có thể gây ung thư xương

Ung thư xương được chia làm 2 nhóm:

  • Ung thư xương nguyên phát: Chưa có nguyên nhân rõ ràng.
  • Ung thư xương thứ phát: Nguyên nhân do chấn thương xương mãn tính.

Chấn thương xương là những va đập mạnh từ bên ngoài xương. Ví dụ như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương do hoạt động thể thao… Tuy nhiên, lý do vì sao các trường hợp này lại được coi là tác nhân gây ung thư xương thì chưa thực sự được lý giải.

Trên thực tế, có một số loại ung thư xương phát triển ở vùng xương bị tổn thương, nhưng những chấn thương này là do ngẫu nhiên hay do các khối u trong xương phát triển khiến xương giòn, dễ gãy…

Tóm lại, bệnh ung thư xương xuất hiện do 2 nguyên nhân chính:

  • Chấn thương xương;
  • Thay đổi cấu trúc xương.

Ung thư xương có lây không?

Từ những nguyên nhân nêu trên, có thể khẳng định bệnh ung thư xương không lây. Không có chứng minh về việc trong một gia đình, bố hoặc mẹ mắc ung thư xương khiến con gái cũng mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương

Để phát hiện bệnh ung thư xương sớm nhất, bạn cần quan sát kỹ cơ thể, khi có sự thay đổi bất thường cần đi khám bác sĩ ngay. Những biểu hiện dưới đây báo hiệu việc bạn có nguy cơ mắc ung thư xương.

Đau đớn ở tay, chân

Các triệu chứng chính của các khối u xương phát sinh sớm, bệnh ban đầu chỉ đau nhẹ, không liên tục. Cùng với sự tiến triển của bệnh, cơn đau có thể tăng dần lên. Sự phát triển của những cơn đau thường cố định.

Bệnh nhân đau nhiều hơn vào ban đêm, sự đau đớn diễn ra mơ hồ, bạn gần như không biết đau từ đâu.

Sưng hoặc nổi u cục ở tay chân

Ở thời kỳ đầu, khối u có thể xuất hiện, khi sờ thấy có sự biến dạng xương. Khi sưng nhiều hơn các mô xương sẽ nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường. Sưng to ở khu vực có khối u, ấm hơn những nơi khác do khối u làm tăng sinh mạch máu và tăng tuần hoàn máu dưới da.

Rối loạn chức năng xương

Khi bệnh nhân bị ung thư xương nặng vào giai đoạn muộn, bạn sẽ có cảm giác đau đớn, sưng và khó hoạt động. Có thể xuất hiện những triệu chứng teo cơ xương.

Biến dạng cơ thể là dấu hiệu cho biết bạn mắc ung thư xương

Khi các khối u phát triển mạnh lên, chúng sẽ làm ảnh hưởng lên hệ xương chi, gây ra các triệu chứng dị tật, cơ thể biến dạng, chi dưới thay đổi bất thường so với trước đó.

Một số triệu chứng khác của bệnh:

  • Tê liệt thần kinh, ảnh hưởng đến tiết niệu nếu khối u phát triển gần cột sống.
  • Xẹt đốt sống, ép tủy, chèn ép dây thần kinh cột sống làm suy yếu, tê nhói chân tay.
Biến dạng cơ thể là một triệu chứng của bệnh K xương.

Biến dạng cơ thể là một triệu chứng của bệnh K xương.

Đau xương là một biểu hiện của ung thư tại xương – Báo Zing

Các giai đoạn của bệnh ung thư xương

Theo các chuyên gia ung thư nghiên cứu, việc phân chia các giai đoạn của bệnh ung thư xương được căn cứ trên sự phát triển của khối u và tình hình di căn của các tế bào ung thư. Bệnh K xương có thể chia làm 4 giai đoạn hoặc 2 giai đoạn (giai đoạn đầu gồm giai đoạn 1 và 2, giai đoạn sau gồm giai đoạn 3 và 4).

Ung thư xương giai đoạn I:

Ở giai đoạn này, ung thư chỉ giới hạn ở tại xương và không lan ra các vùng khác của cơ thể. Tế bào ung thư ở giai đoạn này ít gây hại hơn và chưa cạnh tranh với những tế bào bình thường.

Giai đoạn II của bệnh K xương: 

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu phát triển mạnh hơn trước, nhưng vẫn giới hạn tại xương.

Khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn 1, 2, tỷ lệ sống trên 5 năm ở bệnh nhân ung thư này chiếm 90%. Phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị chính ở giai đoạn này. Ngoài ra, xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng kèm theo để tăng hiệu quả điều trị.

K xương giai đoạn III có đặc điểm gì?

Ung thư xuất hiện từ hai đến ba vị trí ở cùng một vị trí trên xương. Khối u giai đoạn này có thể biệt hóa thấp hoặc cao tùy thuộc và cơ thể người bệnh và cấu trúc xương.

Giai đoạn IV bệnh ung thư xương:

Ung thư di căn từ xương đến các nơi khác trong cơ thể. Ví dụ như xương khác hay cơ quan khác như gan, phổi… Lúc này tế bào ung thư tăng trưởng rất mạnh và có ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.

Ung thư xương di căn có nguy hiểm không?

Ung thư xương sẽ di căn khi đến giai đoạn cuối (giai đoạn 4). Loại ung thư này di căn rất nhanh, chúng di chuyển theo đường máu ở tủy, do đó chúng sẽ di căn đến gan, phổi, não…

Ung thư xương di căn đến đâu sẽ gây hậu quả ở đó. Mỗi bộ phận chúng di căn đến sẽ gây những triệu chứng không giống nhau.

Bệnh K xương có thể di căn tới những vị trí/bộ phận sau:

  • Ung thư xương di căn phổi;
  • Ung thư xương di căn gan;
  • Ung thư xương di căn não;
  • Ung thư xương di căn mắt;
  • Ung thư xương di căn tim.

Ung thư xương khi đã di căn hết sức nguy hiểm, khả năng chữa khỏi ở giai đoạn di căn này có tỷ lệ cực thấp. Người bệnh thường khi điều trị tốt sẽ sống được khoảng 3 – 5 tháng.

Ung thư xương di căn nhanh trước khi chúng ta phát hiện ra sự hiện diện của chúng trong cơ thể.

Ung thư xương di căn nhanh trước khi chúng ta phát hiện ra sự hiện diện của chúng trong cơ thể.

Những ai dễ mắc bệnh ung thư xương

Ung thư xương là căn bệnh thường gặp phải ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Những người ở trong trong giai đoạn xương và sụn phát triển. Trong những người mắc bệnh K xương có đến khoảng 75% nằm trong độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi. Và nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới.

Bệnh ung thư xương phổ biến nhất là ung thư xương cẳng chân ở nam giới trong giai đoạn dậy thì. Đặc biệt, những người có chiều cao vượt qua chiều cao ở mức trung bình.

Cách điều trị ung thư xương hiệu quả

Trước khi điều trị bệnh K xương hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu về nguyên tắc điều trị ung thư xương. Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh ung thư xương sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét về vấn đề: Tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, vị trí, kích thước, sự lan tỏa của khối u và loại ung thư xương (loại u mềm, u sụn hay u xương).

Để điều trị căn bệnh này, không chỉ dùng một phương pháp điều trị mà có thể dùng kết hợp nhiều phương pháp.

Các phương pháp Tây y điều trị ung thư xương

Những phương pháp Tây y phổi biến hiện này là:

  • Phẫu thuật;
  • Xạ trị;
  • Hóa trị;
  • Laser.

Những phương pháp này đều có những ưu – nhược điểm với bệnh nhân. Cụ thể từng phương pháp như thế này, đọc nội dung bài viết dưới đây.

Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư xương

Theo các nghiên cứu, ung thư xương có thể tái phát ở gần vị trí ung thư ban đầu nên các bác sĩ phẫu thuật thường cắt bỏ cả khối u và những mô lành xung quanh khối u.

Phần xương mất đi có thể được thay thế bằng một công cụ bằng kim loại đặc biệt. Ở trẻ em, sau phẫu thuật ung thư xương, các bác sĩ sẽ liên tục thay thế dụng cụ bằng kim loại mỗi lần xương phát triển lớn – dài hơn.

Cách phẫu thuật này nhằm bảo tồn các chi để bệnh nhân có thể phối hợp vận động tốt với các chi nhân tạo.

Phương pháp phẫu thuật bảo tồn chi chỉ có thể áp dụng với khối u nhỏ, chưa phát triển ra bên ngoài và chưa lan ra những mô, tế bào hay hạch bạch huyết xung quanh. Nghĩa là phương pháp phẫu thuật chỉ được dùng cho ung thư xương giai đoạn đầu.

Hóa trị điều trị ung thư xương

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để giết chết tế bào ung thư. Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vào cơ thể (có thể là phần xương bị u) một thuốc hóa học để tiêu diệt tế bào ung thư. Ba loại thuốc sẽ được phối hợp cùng lúc tiêm vào cơ hay mạch máu hoặc uống để thuốc đi theo đường máu lan khắp cơ thể.

Với phương pháp này, các bác sĩ thường tiến hành làm nhiều đợt. Sau một đợt điều trị lại có một thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Khi cơ thể người bệnh đã bình phục lại sẽ tiếp tục tuân theo chu trình này.

Các bác sĩ thường kết hợp hóa trị với xạ trị để tăng khả năng các khối u không tái phát lại.

Điều trị ung K xương bằng phương pháp hóa trị.

Điều trị ung K xương bằng phương pháp hóa trị.

Phương pháp xạ trị trong điều trị K xương

Bác sĩ sẽ sử dụng nguồn năng lượng cao để tác động làm tổn thương các tế bào ung thư. Đôi khi, xạ trị được dùng để thu nhỏ kích thước khối u xương.

Sử dụng xạ trị thay cho phẫu thuật để phá hủy khối u và những tế bào ung thư còn sót lại sau khi  quá trình phẫu thuật được tiến hành.

Ngoài ra, điều trị ung thư xương có có một số phương pháp như: điều trị bằng hóa chất, dùng hơi nước…

Phương pháp mới điều trị ung thư xương

Các chuyên gia cũng đang nghiên cứu tính khả thi của phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư xương kết hợp với liệu pháp điều trị phóng xạ. Theo họ, phương pháp này điều trị ung thư bằng cách tiêm virus vào cơ thể đã được áp dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Phương pháp này đã cứu sống hàng nghìn bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phương pháp “lấy độc trị độc” này có hiệu quả tuyệt đối với một bệnh nhân có các tế bào ung thư phát triển nhanh.

Có một dạng ung thư của các tế bào huyết tương trong tủy xương, gây ra các khối u xương và u mô mềm là bệnh đau tủy. Các nhà khoa học Mexico tuyên bố có thể chữa dứt điểm căn bệnh này bằng cách đưa hơi nước nóng trực tiếp vào vùng xương bị bệnh. Việc này nhằm đốt cháy các tế bào ung thư.

Xem thêm: 

Cách giảm do bệnh K xương gây ra ngay tại nhà – Vietnamnet

Thuốc nào chữa ung thư xương?

Ngoài những phương pháp điều trị ung thư xương, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị để đạt hiệu quả cao nhất. Hiện có một số loại thuốc chữa ung thư xương được khuyên dùng dưới đây. Trước khi sử dụng các loại thuốc chữa ung thư xương dưới đây, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để sủ dụng đúng cách.

Doxorubicin và Ifosfamide

– Doxorubicin:

  • Là một loại kháng sinh thuộc nhóm Anthracyclin chuyên gây độc tế bào.
  • Thuốc Doxorubicin thường được chỉ định điều trị u xương ác tính (sarcoma xương) và ung thư xương liên kết Ewing.
  • Thuốc Doxorubicin không được dùng cho những người có biểu hiện suy giảm chức năng tủy xương, người bị suy tim, loét miệng hay quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Tác dụng phụ như: Rụng tóc, buồn nôn, chèn ép tủy xương, tiêu chảy, tiểu ra máu, rối loạn tiểu tiện…
  • Người lớn: Liều lượng sử dụng phổ biến nhất của Doxorubicin là 40 – 60mg/m2 mỗi 21 – 28 ngày.
  • Trẻ em: 35 – 75mg/m2 lặp đi lặp lại mỗi 21 ngày, hoặc 20 – 30mg/m2 một lần mỗi tuần, hoặc 60 – 90mg/m2 truyền liên tục hơn 96 giờ mỗi 3 – 4 tuần.
  • Doxorubicin có những dạng và hàm lượng sau:
    • Dung dịch, thuốc tiêm: 2mg/mL (5ml, 10ml, 25ml, 100ml).
    • Dung dịch đã tái tạo, thuốc tiêm: 10mg, 20mg, 50mg.

– Ifosfamide:

  • Là loại thuốc có tác dụng cản trở và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Dùng để chữa u ác tính không thể mổ và nhạy cảm với Ifosfamide.
  • Loại thuốc này cũng có thể sử dụng kết hợp với một số thuốc chống ung thư khác.
  • Áp dụng cho những bệnh nhân mắc sarcoma xương.
  • Thuốc Ifosfamide có dạng dung dịch tiêm: 50mg/ml.
Methotrexate và Vincristine

– Methotrexate:

  • Là loại thuốc kháng acid folic có tác dụng chống ung thư.
  • Chỉ định để điều trị một số bệnh như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ, sarcoma xương, sarcoma sụn và sarcoma sợi…
  • Liều dùng đối với người lớn: Tiêm truyền tĩnh mạch 12g/m2 trong 4 giờ (kết hợp với các thuốc hóa trị liệu khác). Nếu liều dùng này không đủ để đạt được nồng độ đỉnh 1000 micromol trong huyết thanh vào giai đoạn cuối của quá trình truyền dịch, có thể tăng lên 15g/m2   
  • Methotrexate có những dạng và hàm lượng sau:
    • Viên nén: 2,5mg.
    • Viên nén bao phim: 5mg; 7,5mg; 10mg; 15mg.
    • Dung dịch, đường tiêm: 25mg/ml.

Thuốc này không dùng cho những người:

  • Bị suy dinh dưỡng;
  • Suy thận nặng;
  • Rối loạn chức năng gan;
  • Người có hội chứng suy giảm miễn dịch;
  • Người bị rối loạn tạo máu trước như giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu;
  • Phụ nữ có thai và cho con bú…

Những phản ứng phụ khi sử dụng thuốc Methotrexate:

  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn;
  • Ngứa;
  • Phù da;
  • Rụng tóc;
  • Chảy máu cam;
  • Loét âm đạo…

– Vincristine:

  • Loại thuốc chống ung thư được chiết xuất từ cây dừa cạn với tác dụng kích ứng mạnh các mô.
  • Có thể kết hợp với những loại thuốc khác để điều trị bệnh hodgkin, leukemia, sarcoma Ewing, sarcoma cơ vân, sarcoma mô mềm, ung thư xương, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư trực tràng, ung thư tuyến giáp…
  • Vincristine Sulfate có những dạng và hàm lượng sau: Thuốc tiêm 5mg / 31ml.
Có 4 loại thuốc điều trị ung thư xương hiệu quả.

Có 4 loại thuốc điều trị ung thư xương hiệu quả.

Thuốc Nam điều trị bệnh ung thư xương

Bên cạnh các phương pháp điều trị tân tiến từ Tây y, người bệnh có thể tham khảo cách điều trị từ Đông y. Trong dân gian có nhiều loại thảo dược có khả năng chữa ung thư cực tốt.

Bài thuốc 1 chữa bệnh K xương

– Nguyên liệu:

  • Bạch thược: 50g;
  • Đan bì: 30g;
  • Sa sâm: 30g;
  • Bạch hoa xà thiệt thảo: 80g;
  • Sinh địa: 20g;
  • Thục địa: 20g;
  • Sinh nam tinh: 20g;
  • Phục linh: 20g;
  • Trạch tả: 20g;
  • Miết giáp: 16g;
  • Do nhục: 15g;
  • Trần bì: 15g
  • Bán liên: 15g;
  • Hài nhi sâm: 15g.

– Cách làm:

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào niêu, cho thêm 3 bát nước sạch, đậy vung và để nhỏ lửa. Đun sôi sắc đến khi nào còn 1 bát nước thì tắt bếp. Mỗi ngày phải uống hết 1 thang. Sau nước đầu tiên thì có thể cho thêm nước vào sắc lại, lần này chỉ cần để nước sôi khoảng 30 phút là dùng được.

– Công dụng của thuốc:

Bài thuốc giúp triệt tiêu các khối u phát triển trên tay, chân, làm giảm các cơn đau nhức do bệnh gây ra và giúp cho người bệnh khỏe mạnh hơn.

Bài thuốc Nam số 2 điều trị ung thư xương

– Nguyên liệu:

  • Xuyên sơn giáp chu: 30g;
  • Toàn yết: 20g;
  • Xạ hương: 3g;
  • Tam thất: 40g;
  • Con ngô công: 20g;
  • Nhân sâm: 20g.

– Cách làm:

Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, phơi khô rồi nghiền nát, nặn thành 60 viên thuốc thật đều nhau. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên để giúp điều trị các cơn đau nhức do bệnh ung thư xương gây ra.

Bài thuốc số 3 chữa ung thư xương

– Nguyên liệu:

  • Trứng vịt: 1 quả;
  • Thiên ma: 9g.

– Cách làm:

Đem trứng vịt ngâm với nước muối 7 ngày rồi vớt ra. Dùng que nhọn nhỏ đâm thủng một lỗ nhỏ trên vỏ trứng và cho bớt lòng trắng ra ngoài.

Thiên ma đem rửa sạch, nghiền nát rồi tán thành bột cho thật mịn rồi cho vào trong quả trứng. Tiếp theo, thêm bột mì trộn với nước để tạo thành hỗn hợp đặc quánh rồi cho quả trứng đã nhồi bột thiên ma. Đem trứng hầm cho thật chín.

Người bệnh ung thư xương nên ăn một quả trứng như vậy vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc Nam từ trứng gà và thiên ma trị K xương cực tốt.

Bài thuốc Nam từ trứng gà và thiên ma trị K xương cực tốt.

Xem thêm: 

Chữa ung thư tại xương bằng thuốc Nam – Vnexpress

Phòng tránh bệnh ung thư xương như thế nào?

Có nhiều cách để phòng bệnh ung thư này, tuy nhiên cách phòng bệnh tốt nhất là thay đổi thói quen. Thói quen đó có thể là thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, thói quen vận động.

Bệnh ung thư xương nên ăn gì?

Boldsky đã liệt kê ra một vài biện pháp khắc phục để điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư xương hiệu quả từ những thực phẩm hàng ngày.

Nha đam tốt cho xương như thế nào?

Hợp chất trong nha đam có đặc tính chống ung thư. Nha đam có chứa các chất:

  • Antiproliferative (Có chứa Anthraquinone v.v);
  • Miễn dịch (Chứa Acemannan, Polysaccharide mannose);
  • Chất chống oxy hóa, kháng sinh, diệt khuẩn, virus và các thành phần khác.

Nghiên cứu đã chỉ ra Acemannan có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở chuột để tạo ra các Cytokine (Một loại protein giết chết ung thư).

Trà xanh hỗ trợ phòng ngừa bệnh về xương

Trà xanh giàu hàm lượng EGCG – một hoạt chất chống oxy hóa. Chất này có tác dụng chống lại sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó phòng bệnh ung thư hiệu quả.

Khả năng chống oxy hóa của hoạt chất EGCG cao gấp 100 lần so với vitamin C và gấp 25 lần so với vitamin E.

Trà xanh giúp diệt trừ vi khuẩn, virus, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư xương.

Cỏ ba lá đỏ tiêu diệt tế bào K xương hiệu quả

Với ung thư xương, cỏ ba lá đỏ phòng bệnh nhờ chứa chất chống oxy hóa Tocopherol có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

Vitamin A – Chất tốt cho hệ xương và đẩy lùi bệnh ung thư

Vitamin A là nguyên liệu quan trọng chống lại ung thư xương. Bạn nên tăng cường các loại trái cây và rau quả để cung cấp, bổ sung vitamin A cho cơ thể.

Hoa quả tươi ngăn ngừa ung thư xương

Các loại hoa quả như cam, bưởi, dâu tây, quả lựu, đu đủ, xoài, việt quất… rất giàu chất chống oxy hóa, có hàm lượng cao chất xơ. Vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại các tế bào ung thư. Ngoài ra, beta-carotene có trong mơ, xoài, quả anh đào… có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư xương.

Hoa quả tươi tốt cho bệnh nhân ung thư xương.

Hoa quả tươi tốt cho bệnh nhân ung thư xương.

Ánh nắng mặt trời

Các tia UV của ánh nắng mặt trời giúp sản xuất vitamin D. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Thảo mộc

Các loại thảo mộc như:

  • Gừng;
  • Bupleurum;
  • Đậu ván dại;
  • Nấm maitake;
  • Các thảo mộc này có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư xương cực tốt.
Thực đơn cho bệnh nhân ung thư xương

Mỗi ngày bạn phải bổ sung cho cơ thể bệnh nhân khoảng 1.885 – 2.175 đơn vị calo.

– Bổ sung chất đạm:

Đối với bệnh nhân, khẩu phần đạm cần tăng so với bình thường để cung cấp đầy đủ các loại acid amin. Nên cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.

Thịt giàu đạm nhưng nếu khẩu phần ăn quá nhiều thịt sẽ là điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển. Bạn chỉ nên sử dụng thịt trắng như thịt gia cầm, bổ sung thêm sắt, kẽm từ thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc…

– Thực phẩm giàu chất xơ:

Các loại thực phẩm như:

  • Sữa bò;
  • Lòng đỏ trứng gà;
  • Rau ngót, rau đay, bắp cải, rau dền…
  • Khoai lang, cà chua, dưa leo…

Các dạng thực phẩm này sẽ bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…

Bữa sáng Bữa trưa Bữa chiều Bữa tối
– 1 tô phở bò.

– 1 ly sữa đậu nành nguyên chất.

– 3 lát cam tươi

– 2 bát cơm trắng vừa.

– Thịt ức gà xé nhỏ rang nhạt.

– Canh rau dền.

– Tôm hấp bia sả.

– 1 hộp sữa chua nha đam ít đường.

– 1 củ khoai lang luộc.

– 1 ly nước trà xanh tươi mát.

– 1 quả dưa leo.

– 2 bát cơm trắng nhỏ.

– Bắp cải luộc.

– Thịt lợn nạc rang nhạt.

– Cá hồi sốt tiêu đen.

– 1 ly sữa bò không đường.

Bệnh ung thư xương kiêng gì?

Ngoài những thực phẩm, trái cây cần thiết cho người bệnh ung thư xương, bạn cần tránh những thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Bệnh ung thư xương không nên dùng rượu, café

Các chất kích thích như bia, rượu, cafe gây cản trở cho quá trình liền và tái tạo xương. Rượu bia làm rối loạn hoạt động của những tế bào xương và làm chúng nhanh chóng phát triển, di căn, thoái hóa xương. Café thì lại làm giảm lượng canxi mà cơ thể hấp thụ được khiến xương yếu đi và dễ bị tổn thương.

Trà đặc, nước ngọt có ga, thực phẩm nhiều dầu mỡ

Những chất béo có trong thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kết hợp với canxi để tạo thành một chất bọt mà cơ thể không hấp thụ được. Vì vậy, bệnh nhân ung thư xương không nên ăn quá 20% chất béo trong thực đơn mỗi ngày. Nếu muốn thì nên bổ sung từ các loại thực phẩm lành mạnh: Cá, bơ thực vật, các loại hạt và dầu thực vật.

Thịt chế biến sẵn không tốt cho bệnh nhân ung thư xương

Khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ cao hoặc được xử lý bằng các chất như nitrat ảnh hưởng tới xương. Vậy nên, bạn cần ăn dưới 200g thịt đỏ mỗi ngày, hạn chế đến mức thấp nhất xúc xích, đồ hộp, thịt muối, cà muối, cá muối…

Đường và đồ ngọt tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh K xương 

Đường là loại thực phẩm mà tế bào ung thư rất ưa thích. Đây là món ăn chính của chúng. Đường giúp các tế bào ung thư liên tục phân chia, phát triển và di căn. Do đó, bạn cần hạn chế đường, đồ ngọt, bánh mứt kẹo, chocolate, nước ngọt…

Thực phẩm chế biến bằng cách nướng

Nem nướng, xúc xích nướng… là những thực phẩm nên hạn chế vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và thúc đẩy tế bào ung thư phát triển. Trong quá trình nướng thức ăn sẽ sản sinh ra formol – một hóa chất gây ung thư.

Những người từng phẫu thuật ung thư xương

Không nên ăn những thực phẩm có thể gây kích thích vết mổ:

  • Thực phẩm chua, cay, nóng (chanh, cam, quýt, giấm, me, tiêu, ớt, bộ cari).
  • Những thức ăn nhiều dầu mỡ: Món xào, chiên, rán…
Mắc bệnh ung thư xương nên kiêng những thực phẩm này.

Mắc bệnh ung thư xương nên kiêng những thực phẩm này.

Chăm sóc bệnh nhân mắc K xương như thế nào?

– Bệnh nhân K xương cần có tâm lý vững vàng và lạc quan.

Người nhà bệnh nhân cần làm công tác tâm lý thật tốt để bệnh nhân không rơi vào tuyệt vọng. Có thể mở những bản nhạc hay những bộ phim hay nhằm tác động tâm thức.

Các thành viên trong gia đình cần tránh mẫu thuẫn, bất hòa. Vì điều này sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán nản và chấn động tâm lý.

Người thân, bạn bè cần tránh thái độ buồng xuôi, buồn bã hay kỳ thị người bệnh.

– Nấu những thực phẩm bổ dưỡng và đúng sở thích người bệnh.

Bệnh ung thư xương thường gây ra hiện tượng giảm chức năng tạo máu. Cho nên người thân nên dùng các thực phẩm giàu đạm, kích thích sinh tủy khi nấu thức ăn cho người bệnh.

Không nên nấu món ăn quá nhiều dầu mỡ, mặn, cay nóng. Người nhà bệnh nhân nên chế biến món ăn thanh đạm, bổ sung canxi, vitamin và tốt cho máu.

– Rèn luyện thể chất, hòa nhập cuộc sống.

Hầu hết các bệnh nhân ung thư đều bi quan và tìm đến cái chết. Một là để kết thúc sự đau đớn hiện tại. Hai là để không biến mình thành gánh nặng cho gia đình và có cảm giác vô dụng. Do đó, người nhà bệnh nhân cần gần gũi, an ủi và thực hiện nhiều hoạt động ngoại khóa cho cả gia đình.

Hãy sắm ngay chiếc xe lăn hoặc đôi lạng cho bệnh nhân. Nhờ đó, họ có thể tự đi lại, thấy bản thân có ích hơn, không gây phiền đến ai. Tổ chức trò chơi đơn giản, vận động ít nhưng giúp cơ thể bệnh nhân bớt thụ động hơn.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button