Giỏ hàng

Tác dụng của nấm đối với sức khỏe? Các loại nấm phòng trị bệnh?

Tác dụng của nấm đối với sức khỏe đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Nấm chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ ung thư….

Ăn nấm chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật

Ăn nấm chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật

Công dụng của nấm đối với sức khỏe con người

Tác dụng của nấm đối với sức khỏe con người đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, nấm còn có tác dụng chống lão hóa, tăng miễn dịch….

Nấm giúp “eo thon dáng đẹp”

Nấm không phải là một loại rau nhưng rất giàu chất xơ. Chất xơ trong nấm khiến bạn cảm giác no lâu, giảm thiểu cảm giác thèm ăn. Trong thành tế bào của nấm gồm 2 loại chất xơ: Chitin và Beta-glucan. Đặc biệt, Beta-glucan có tác dụng giảm thiểu hấp thụ đường và ức chế sản xuất insulin. Từ đó làm nồng độ cholesterol trong máu giảm, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Ngoài ra, trong nấm còn chứa vitamin D giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Vitamin B6 có vai trò nâng cao khả năng hấp thụ kẽm giúp giảm cơn đói. Các vitamin khác thuộc nhóm B kiểm soát hoạt động của tuyến giáp, đảm bảo hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Với công dụng tuyệt vời của nấm, chị em nên bổ sung nấm vào thực đơn dinh dưỡng để sở hữu một vóc dáng chuẩn.

Nấm có tác dụng cải thiện trí nhớ

Nấm có hàm lượng lớn Choline. Chất này đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của hệ thần kinh: Quá trình ghi nhớ, căng cơ, điều hòa giấc ngủ…. Choline không chỉ duy trì cấu trúc màng tế bào mà còn hỗ trợ truyền xung điện thần kinh, điều hòa hấp thụ chất béo và làm dịu trạng thái viêm mạn tính. Vì vậy, ăn nấm có tác dụng cải thiện trí nhớ hiệu quả.

Giảm thiểu nguy cơ ung thư là công dụng tuyệt vời của nấm

Nấm rất giàu chất chống oxy hóa, tiêu biểu là Selenium. Selenium trong nấm kìm hãm sự phát triển các khối u, tiêu viêm và kích hoạt chức năng các enzym của gan. Đặc biệt, chúng còn hỗ trợ đắc lực trong việc vô hiệu hóa nguyên tố gây ung thư. Tác dụng này thể hiện thông qua việc điều chỉnh chu kì tăng trưởng của tế bào. Thêm vào đó, Axit folic trong nấm có vai trò tổng hợp DNA, sửa chữa và ngăn cản sự xuất hiện các biến thể gen.

Một số công dụng khác của nấm

Nấm ngừa nguy cơ mắc bệnh tim

Nấm là thực phẩm giàu Kali, giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong nấm còn chứa thành phần Beta-glucan. Chỉ cần nạp 3 g beta-glucan/ngày (khoảng 1/2 bát  nấm rơm thái mỏng) sẽ hạ được 5% nồng độ cholesterol.

Nấm tăng sức đề kháng cơ thể

Chất xơ, Beta-glucan trong nấm giúp nâng cao hệ miễn dịch, thúc đẩy sản sinh bạch cầu trong tủy. Đặc biệt, selenium trong nấm giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh đồng thời kích thích tế bào bạch huyết typ T.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Western Sydney kết luận rằng, tác dụng của nấm giúp hóa giải trạng thái viêm nhiễm. Các hợp chất giúp loại bỏ cytokine và các gốc tự do, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nấm làm giảm stress

Nếu cơ thể thiếu vitamin thuộc nhóm B sẽ dẫn đến rối loạn hệ thần kinh. Biểu hiện của chứng bệnh này là luôn cảm thấy bất an, nóng này, mất tự tin và cáu, giận vô cơ. Bởi vậy, nấm chính là “liều thuốc” xoa dịu tress thông qua việc bổ sung lượng lớn vitamin B2, B3, B5….

 

Các loại nấm có tác dụng phòng chữa bệnh hiệu quả

Với những tác dụng của nấm, bạn nên bổ sung thực phẩm bổ dưỡng này vào thực đơn hàng ngày. Vậy, nên sử dụng những loại nấm nào để phòng trị bệnh?

Nấm tai mèo giải độc hiệu quả

Nấm tai mèo hay còn gọi là mộc nhĩ đen. Loại nấm này có giá trị dinh dưỡng cao, gồm nhiều hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải độc và chống lão hóa. Đặc biệt, với công dụng hoạt huyết, nấm tai mèo còn có tác dụng giảm cholesterol và tăng tuần hoàn máu.

Nấm hương tăng hệ miễn dịch cho cơ thể

Nấm hương còn có tên gọi khác là nấm tẩm, hương cô, hương tín, nấm đông cô…. Loại nấm này có giá trị dinh dưỡng cao. Trung bình, trong 100g nấm hương khô chứa 12-14g protein. Hàm lượng này cao hơn nhiều so với các loại rau khác. Tác dụng của nấm hương là:

  • Điều tiết chuyển hóa.
  • Cải thiện hệ miễn dịch.
  • Ngăn ngừa các tế bào ung thư.
  • Giảm cholesterol trong máu.
  • Ngừa sỏi tiết niệu, sỏi mật, hỗ trợ tiêu hóa.

Bởi vậy, nên bổ sung nấm hương vào thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường, cao huyết áp, thiếu sắt, trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng.

 

Tác dụng của nấm mỡ: Bổ tỳ, nhuận phế

Trong Đông y, nấm mỡ dùng để bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, tiêu thực. Đây là nguồn thực phẩm phù hợp cho người chán ăn, mệt mỏi, viêm phế quản, viêm gan mạn và hội chứng suy bạch cầu.

Thêm vào đó, nấm mỡ có hàm lượng đạm cao cùng nhiều axit amin thiết yếu. Các chất này có tác dụng ngăn cản tụ cầu vàng, trực khuẩn ecoli và trực khuẩn thương hàn.

 

 

Nấm lim xanh – Thảo dược phòng trị nhiều bệnh nguy hiểm

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, nấm lim xanh chứa nhiều dược chất quý hiếm: Triterpenes, Adenosine, Ling zhi-8 protein,Germanium cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Uống nấm lim xanh mỗi ngày giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh:

Tác dụng của nấm lim xanh trong hỗ trợ điều trị bệnh:

  • Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư.
  • Xơ gan, gan nhiễm mỡ.
  • Phì đại tiền liệt tuyến.
  • Phục hồi tai biến mạch máu não sau đột quỵ
  • Chữa bệnh gout (bệnh gút).
  • Chữa tiểu đường (đái tháo đường)

Tác dụng phục hồi và tăng cường sức khỏe:

  • Giải độc gan, thanh lọc cơ thể.
  • Tăng cường sinh lực.
  • Giảm cao huyết áp.
  • Giảm cân.
Tác dụng của nấm lim xanh trong giảm cân

Tác dụng của nấm lim xanh trong giảm cân

Tham khảo thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/nam-an-vua-bo-duong-vua-chua-duoc-nhieu-benh-2258831.html

 

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button