Giỏ hàng

Hình ảnh ba kích tím ngâm rượu – Cách phân biệt ba kích tím thật giả

Hình ảnh ba kích tím ngâm rượu chuẩn nhất. Ba kích có mấy loai? Hình ảnh phân biệt ba kích tím tươi, khô, ba kích trồng và ba kích rừng. Cách phân biệt ba kích tím, ba kích trắng và ba kích Trung Quốc. Tác dụng ba kích tím ngâm rượu với sức khỏe. Lưu ý gì sử dụng rượu ngâm ba kích tím.

Hình ảnh ba kích tím rất dễ bị nhầm lẫn khi thị trường ngày một xuất hiện nhiều loại không rõ nguồn gốc. Hiện nay trên thị trường nhiều thương lái đã trà trộn các loại ba kích có nguồn gốc từ Trung Quốc, ba kích trắng và các loại củ gần giống với ba kích để bán cho người dùng. Bởi vậy, việc nhận biết được các loại ba kích giúp chúng ta mua được sản phẩm chuẩn nhất.

Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của cây ba kích được chỉ định như sau:

  • Bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới.
  • Kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm.
  • Cường gân cốt, khử phong thấp…
  • Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém.
  • Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp.
Hình ảnh cây ba kích tím

Hình ảnh cây ba kích tím

Cách phân biệt hình ảnh ba kích các loại

Chính bởi công dụng quý với sức khỏe con người mà ba kích được săn đón và làm giả nhiều. Tuy nhiên trong tự nhiên ba kích chỉ được chia ra làm các loại nhất định. Hình ảnh thảo dược này có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số đặc điểm bên ngoài, bên trong và ngâm rượu. Người tiêu dùng nên chú ý khi lựa chọn để mua được đúng ba kích tím chuẩn nhất.

Cách nhận biết ba kích tươi, khô

Ba kích tím tươi 

Ưu điểm

  • Hàng đẹp chất lượng không có chất bảo quản vì vừa được thu hái tươi mới hấp dẫn
  • Mùi vị vẫn còn nguyên hơi cay nhai kỹ sẽ thấy ngọt
  • Có thể chế biến tùy theo sở thích như ngâm rượu, sử dụng làm thuốc….
  • Khi mua hàng tươi sẽ tránh được rủi do cho khách hàng mua phải hàng trung quốc.

Nhược điểm

  • Vận chuyển cho những nơi xa rất khó khăn dễ bị dập nát hỏng do không được bảo quản.
  • Không bảo quản được lâu vì đặc thù sau khi thu hoạch củ tươi chỉ để được ở ngoài trong khoảng từ 4-5 ngày. Nếu để trong ngăn mát thì có thể kéo dài thời gian thêm 5 ngày.
  • Chưa được tút lõi vì khi sử dụng ba kích chúng ta cần loại bỏ lõi.
  • Không thuận tiện khi sử dụng kèm theo một số vị thuốc Bắc.
Hình ảnh ba kích tím tươi có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe.

Hình ảnh ba kích tím tươi có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe.

Ba kích khô

Ưu điểm

  • Ba kích khô có thể vận chuyển dễ dàng.
  • Bảo quản được trong thời gian dài.
  • Ba kích khô được tút lõi, thuận lợi cho người dùng.
  • Có thể dễ dàng kết hợp cùng các dược liệu khô khác.

Nhược điểm

  • Tỷ lệ bị có chất bảo quản cao.
  • Nguy cơ mua phải hàng Trung Quốc ngâm thuốc chiếm 70 – 80%. Ba kích khô không sạch bằng loại tươi.
    Khi phơi khô thành phần dược chất được cô đọng nhưng cũng bị mất đi phần nào.
  • Dễ mua phải hàng tồn hàng để lâu.
  • Ba kích khô dễ chứa nấm mốc.
Hình ảnh nhận biết ba kích tím khô phân biệt thật giả.

Hình ảnh nhận biết ba kích tím khô phân biệt thật giả.

Cách phân biệt ba kích trắng và ba kích tím

Đặc điểm Ba kích trắng Ba kích tím
Hình dáng Tương đồng nhau Tương đồng nhau
Màu sắc bên ngoài củ Củ màu trắng nhạt Củ màu xám trắng
Thịt củ Thịt củ màu trắng hoặc màu vàng nhạt Thịt củ màu hanh tím. Củ già tím đậm hơn
Lõi Tương đồng nhau Tương đồng nhau
Xuất xứ Chủ yếu là ba kích rừng. Hàng rừng 10% còn lại là hàng trồng.
Màu rượu Không chuyển màu tím, rượu có màu trắng trong. Tím than hoặc tím đậm.

Trên thị trường hiện nay người ta phân ra 2 loại ba kích đặc chủng đó là ba kích tím và ba kích trắng. Hiện nay trên thị trường thì giống ba kích tím chiếm 90% số còn lại 10% là ba kích trắng.

Thông thường, ba kích tím được sử dụng nhiều hơn ba kích trắng vì có tác dụng tốt với sức khỏe. Chúng ta nên biết rằng, cái tên ba kích tím và ba kích trắng là do: Khi ngâm với rượu, loại ba kích nào làm màu rượu chuyển thành màu tím thì gọi là ba kích tím. Đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt ba kích tím và ba kích trắng.

Hình ảnh ba kích tím và ba kích trắng ngâm rượu

Hình ảnh ba kích tím và ba kích trắng ngâm rượu

Nhận biết ba kích trồng và ba kích rừng

Đặc điểm ba kích tím trồng chuẩn

Cách phân biệt củ ba kích tím các bạn chỉ có cách là bẻ một mẩu ba kích ra nếu bên trong có màu hồng – xám đen – tím nhạt – tím thẫm. Khi ngâm với rượu, màu rượu chuyển thành màu tím thì là ba kích tím chuẩn.

  • Sau khi lấy phần thịt của ba kích tím thì phần lõi của ba kích tím đã già thường có gai nếu quan sát kỹ. Củ trắng thường không có gai.
  • Đối với củ ba kích tím non khi bẻ đôi ra phần thịt vẫn có màu trắng do tinh chất chưa được hình thành đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn bẻ đôi và mang đi phơi dưới nắng khoảng 30 phút thì phần thịt chuyển sang màu tím ngay lập tức.

Xem thêm: Ba kích tím ngâm rượu – Cách phân biệt ba kích tím thật giả

Ba kích tím rừng nhận biết ra sao?

Ba kích rừng là loại sinh trưởng và phát triển trên các vùng núi cao. Loại ba kích rừng rất hiếm bởi vậy nên giá khá đắt. Ba kích trồng thì được người dân nuôi trồng đại trà giá rẻ hơn so với ba kích rừng.

  • Đặc điểm của loại ba kích rừng tìm thấy rất hiếm do mọc trong rừng địa hình cũng như khí hậu khắc nghiệt nên thân hình của chúng không được to đều hoặc nếu có to thì chỗ thân to chỗ thân nhỏ. Ba kích rừng thường mọc ở 2 nơi chủ yếu đó là trong các khe núi ở rừng và trong những vùng đất bằng phẳng.
  • Bởi mọc trong khe núi nên chất lượng ba kích mới thơm ngon củ dẻo dai mạnh mẽ chất lượng thịt bên trong thơm ngon đặc biệt. Những tinh túy nhất của củ sẽ dồn vào những bắp thịt to khỏe ở rễ. Chính vì vậy loại này đang là loại ba kích rừng được giới ăn nhậu sành sỏi ưa chuộng và săn tìm.
  • Đặc điểm của loại này là củ thường nhỏ chỗ to chỗ bé có nhiều khấc, có nhiều đốt. 
Hình ảnh ba kích tím và ba kích trắng

Hình ảnh ba kích tím và ba kích trắng

 Phân biệt bằng lõi và thịt bên trong củ
  • Ba kích rừng rất cứng (phần thịt thường cứng hơn so với loại ba kích trồng).
  • Ba kích rừng ít nhựa (không bị cảm giác dính tay khi chúng ta tuốt lõi).
  • Ba kích rừng khi tuốt lõi ra thì phần lõi bên trong ba kích rừng thường to hơn so với ba kích trồng (do vậy nên ba kích rừng rất hao khi tuốt lõi).
  • Do đặc thù thịt cứng, hình dáng củ sần sùi do vậy khi tuốt lõi ra thì vụn hơn so với ba kích trồng.
Phân biệt bằng hình dáng bên ngoài củ ba kích

Điều đơn giản nhất nữa để phân biệt ba kích rừng và ba kích trồng đó là màu sắc bên ngoài của củ sau khi rửa sạch.

  • Đối với ba kích trồng thì màu sắc thường vàng nhạt đều củ to mẩy ít khi có sâu.
  • Đối với ba kích rừng thì màu sắc thường sậm hơn rõ rệt và có những nốt đồi mồi trên thân của củ thường có vài lỗ nhỏ do bị sâu đục.
  • Ba kích trồng có củ to tròn đều. Củ trồng thường mọng nước,không bị sâu hà, vỏ mỏng và nhẵn,không có vết sần sùi của thời gian, trông rất đẹp các đốt tròn xoe. Nó đẹp bởi nó được chăm sóc và kích thích mạnh. Củ trồng không có một đốt xoắn vặn nào các củ hao hao giống nhau do trồng trên đất do được bón kỹ.
  • Hình thức khá đồng đều vì trồng cùng một thời điểm, vỏ màu vàng nâu đặc trưng củ trồng không có những nốt thắt như ở phía trên. Hình ảnh ba kích tím củ đều bằng ngón tay út chiếm đến 90%.
Màu sắc thịt củ ba kích tím và ba kích trắng

Màu sắc thịt củ ba kích tím và ba kích trắng

Phân biệt ba kích Trung Quốc và ba kích Việt Nam

Khi mua hàng các bạn cần lưu ý sản phẩm của Trung Quốc thường là hàng khô không có nguồn gốc xuất xứ. 

Loại ba kích khô Trung quốc có hình thức rất bắt mắt, do có công nghệ rút lõi tinh vi củ ba kích còn nguyên vẹn không bị vỡ hoặc bị nứt. Ba kích khô Trung Quốc do bị hấp nhũn, sau đó rút lõi nên hình thức rất đẹp, củ tròn xoe, nhưng thật ra đã bị rút sạch chất trong quá trình hấp. Họ đã lấy gần hết dược liệu để làm cao lỏng . Phần bã phơi khô bán sang Việt Nam với giá rất rẻ mạt. Bởi vậy, người dùng nên chú ý đặc điểm này.

Cách dùng ba kích tím hiệu quả nhất

Rượu ngâm ba kích là cách sử dụng phổ biến nhất được các quý ông yêu thích. Tứ xa xưa, ba kích đã được sử dụng nhiều để điều trị suy giảm tinh lực ở nam giới. Sách Bản thảo kinh sơ viết: “Ba kích thiên chủ đại phong tà khí và đầu diện du phong. Phong thuộc dương tà, phần lớn bốc lên trên. Tà khí thịnh thì chính khí suy. Ba kích thiên có tác dụng bổ tráng dương khí và đẩy tà khí.”

Tác dụng của rượu ngâm ba kích tím

  • Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới.
  • Bổ sung các loại khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt.
  • Trị bệnh yếu sinh lý.
  • Kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm.
  • Tăng cường khả năng cương dương.

Cách ngâm rượu ba kích tím ra sao?

  • Cách chế biến: Ba kích sau khi được rửa sạch, phơi ráo nước sẽ được tách bỏ phần lõi, phần thị ba kích được giữ lại sử dụng.
  • Cách ngâm: Với 1kg ba kích tươi sau khi tách bỏ lõi có thể ngâm từ 2 – 4 lít rượu trắng. Nên chọn loại rượu ngon để ngâm. Không nên ngâm quá nhiều rượu, như vậy mùi vị rượu ba kích sẽ không được đậm đà. 
  • Sử dụng: Sau khi ngâm được 15 ngày là có thể sử dụng được. Rượu ba kích sẽ chuyển màu tím đen. Khi rót ly rượu ba kích tỏa hương thơm, đó là mùi hương từ tinh dầu của ba kích.
  • Cách dùng: Nên dùng rượu ba kích hàng ngày trong mỗi bữa ăn, mỗi bữa 1 đến 2 ly nhỏ là tốt nhất. Nếu duy trì đều đặn.

Tham khảo thêm: Tác dụng ba kích làm tăng cường sinh lý nam, tránh nguy cơ bệnh tật – BÁO MỚI

Lưu ý khi sử dụng rượu ngâm ba kích

  • Người âm hư hỏa vượng, táo bón không nên dùng rượu ngâm ba kích.
  • Không nên mua rượu ba kích đã được chế biến sẵn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Rượu bá kích có màu tím nên rất dễ bị pha phẩm màu độc hại.
  • Nên mua ba kích tươi về sau đó tự ngâm theo hướng dẫn. Lựa chọn ba kích tươi sẽ giúp bạn đảm bảo về chất lượng,.

Hình ảnh ba kích tím được chúng tôi phân biệt trong bài viết. Người tiêu dùng hãy cẩn thận phân biệt rõ ràng để không mua phải hàng giả, kém chất lượng.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button