Giỏ hàng

Máu nhiễm mỡ nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Máu nhiễm mỡ nguy hiểm không? Người bị bệnh mỡ máu cao phải đối diện với nguy cơ biến chứng gì? Cách điều trị máu nhiễm mỡ đơn giản, hiệu quả tại nhà.

Bệnh máu nhiễm mỡ nguy hiểm không ?

Máu nhiễm mỡ nguy hiểm không là điều nhiều người bận tâm khi mắc căn bệnh này. Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị kịp thời.

Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?

Máu nhiễm mỡ, hay còn gọi mỡ máu cao hoặc rối loạn lipid máu, là bệnh lý nhiều người mắc phải. Mỡ máu cao khi các chỉ số sau cao hơn so với ngưỡng an toàn:

  • Cholesterol toàn phần cao
  • Cholesterol xấu tăng, cholesterol tốt giảm.
  • Triglyceride cao.

Thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao hỗ trợ chữa bệnh mỡ máu hiệu quả

Vì sao máu nhiễm mỡ là bệnh nguy hiểm?

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Đây hoàn toàn là mối lo của nhiều người khi chỉ số mỡ trong máu cao. Bởi máu nhiễm mỡ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, khó điều trị khác.

Máu nhiễm mỡ tăng nguy cơ bị tim mạch

Khi mỡ trong máu cao gây rối loạn mỡ máu là nguy cơ dẫn đến những bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ. Bởi cholesterol toàn phần và cholesterol xấu tăng gây xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa tích tụ lâu ngày dẫn đến:

  • Tắc nghẽn mạch vành tim nguy hiểm đến tính mạng (đột tử).
  • Tắc động mạch não khiến tai biến mạch máu não.
Mắc bệnh về gan khi bị máu nhiễm mỡ

Tình trạng rối loạn chuyển hóa chất lipid gây ra mỡ trong máu cao. Triglyceride là một trong số yếu tố gây bệnh mỡ máu. Loại mỡ xấu này được cơ thể hấp thụ chủ yếu từ thức ăn hàng ngày.

Khi triglyceride trong cơ thể cao, gan không thể chuyển hóa hết sẽ tích tụ tại gan, từ đó làm giảm chức năng gan trong việc đào thải, lọc bỏ chất độc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh về gan như: ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.

Máu nhiễm mỡ dẫn đến các bệnh về gan, tim mạch...

Máu nhiễm mỡ dẫn đến các bệnh về gan, tim mạch…

Mỡ trong máu cao dẫn đến tiểu đường

Người bị mắc mỡ máu cao thường do chế độ ăn uống không khoa học như:

  • Ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ; mỡ, nội tạng động vật.
  • Uống sữa chưa tách béo, bơ.
  • Ăn đồ ngọt, chứa nhiều đường.

Đây cũng chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tiểu đường. Người bị máu nhiễm mỡ là người có khả năng hoặc đã mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường.

Giảm trí nhớ khi bị bệnh mỡ máu

Khi triglycerides tăng cao gây hại cho các mạch máu nằm sâu trong não. Sự tích tụ ấy tạo ra một loại protein độc hại tên là amyloid. Amyloid gây tổn thương các dây thần kinh não, khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ trầm trọng.

Tìm hiểu thêm về mỡ máu cao: http://suckhoedoisong.vn/tac-hai-cua-mo-mau-cao-n115096.html

Điều trị máu nhiễm mỡ như thế nào?

Máu nhiễm mỡ nguy hiểm không, chắc chắn sẽ nguy hiểm khi người bệnh không kịp thời điều trị. Chữa bệnh và phòng ngừa bệnh là một trong những việc quan trọng để chăm sóc sức khỏe chính mình và những người thân xung quanh.

Bị mỡ máu cao nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nhiều người khi bị mỡ máu cao lại thường chủ quan, vì những dấu hiệu ban đầu của bệnh khá mơ hồ, khó nhận biết. Đến khi chỉ số mỡ trong máu tăng cao đột ngột và được phát hiện qua xét nghiệm thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các nguy cơ khác (tiểu đường, tim mạch, bệnh gan…).

Bởi vậy, người bị máu nhiễm mỡ nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc theo đơn thay vì tự ý mua thuốc theo triệu chứng của bệnh.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp ổn định chỉ số mỡ trong máu, ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng nguy hiểm khác.

Ảnh hưởng của mỡ máu cao: Nguy hiểm nếu không chữa trị kip thời!

Chế độ ăn uống, luyện tập khoa học giúp giảm mỡ máu

Bác sĩ Chu Hòa Sơn (Hiện đang công tác tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur) khuyến cáo về chế độ ăn uống cho người máu nhiễm mỡ:

  • Kiêng các thực phẩm chứa chất béo bởi chúng góp phần tăng cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Bổ sung nhiều chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày: hoa quả tươi, rau xanh…
  • Không tự ý sử dụng thực phẩm chức năng giàu Phytosterol.
  • Kiêng uống rượu, bia, chất kích thích, nước ngọt có ga.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tiêu hao cholesterol dư thừa trong cơ thể, giúp bạn trở nên khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.

Máu nhiễm mỡ nguy hiểm không một phần nhờ vào chế độ ăn uống, tập luyện. Nếu người bệnh không chú ý đến thực đơn cho người bị mỡ máu thì dù có điều trị bằng thuốc, chỉ số mỡ trong máu vẫn tăng cao.

Thực phẩm người máu nhiễm mỡ nên kiêng.

Thực phẩm người máu nhiễm mỡ nên kiêng.

Chữa máu nhiễm mỡ bằng nấm lim xanh

Bên cạnh uống thuốc theo chỉ định, nấm lim xanh chính là phương pháp giải quyết triệt để căn bệnh mỡ máu này và được nhiều người áp dụng, đạt kết quả tốt.

Công dụng chữa mỡ máu cao của nấm lim xanh

Nấm lim xanh có công dụng:

  • Tiêu diệt cholesterol xấu, triglycerides dư thừa trong cơ thể.
  • Ngăn ngừa sự hình thành máu đông, giúp phòng chống xơ vữa động mạch.
  • Thanh lọc, giải độc gan giúp tiêu trừ mỡ tích tụ trong gan.
  • Hỗ trợ chuyển hóa cholesterol trong máu.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng nấm lim xanh chữa mỡ trong máu cao

Máu nhiễm mỡ nguy hiểm không sẽ không còn là nỗi lo nếu người bệnh biết cách điều trị và cân bằng mỡ trong máu. Để điều trị mỡ trong máu cao bằng nấm lim xanh, người bệnh nên sử dụng loại đã qua chế biến. Nấm lim xanh qua chế biến giúp quá trình chữa máu nhiễm mỡ đạt kết quả nhanh hơn và tốt hơn.

Cách sử dụng:

  • Đối với người mới uống: Sử dụng 10g nấm lim xanh đã qua chế biến sắc với 2 lít nước. Khi còn 1,5 lít nước thì chắt ra bát, chia nhỏ uống trong ngày.
  • Đối với người đang điều trị mỡ máu cao bằng nấm lim xanh: Nên tăng lượng nấm lên khoảng 30g giúp nước sắc đặc và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý uông thuốc Tây và nấm lim xanh cách nhau khoảng 30 phút. Không nên uống cùng lúc, tránh triệt tiêu công dụng lẫn nhau.

Kiên trì uống nước sắc của nấm lim xanh mỗi ngày trong khoảng 2 – 5 tháng, chỉ số mỡ trong máu sẽ ổn định và giúp người bệnh tránh được nguy cơ tim mạch, xơ gan, tiểu đường, cao huyết áp…

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button