Giỏ hàng

Nấm bào ngư và tác dụng giảm cân, phòng bệnh tim, ung thư hiệu quả

Nấm bào ngư xám, trắng có nhiều tác dụng với sức khoẻ nên được trồng phổ biến ở Việt Nam. Chế biến, sử dụng nấm bào ngư đúng cách giúp tim mạch khoẻ mạnh.

Nấm bào ngư là gì với tác dụng và cách dùng nấm bào ngư với sức khỏe

Nấm bào ngư là gì với tác dụng và cách dùng nấm bào ngư với sức khỏe

Nấm bào ngư là gì?

Nấm bào ngư còn được gọi là nấm sò, có tên khoa học là Pleurotus ostreatus. Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra nấm có nhiều công dụng như giảm cân, chống ung thư…

Nấm sò có nguồn gốc từ châu Âu, có vị ngọt, mùi thơm như mùi quả hạnh, giòn và độ ẩm cao. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nấm được trồng để cung cấp thức ăn cho quân đội Đức. Bắt đầu từ năm 1970, nấm được nuôi trồng phổ biến trên toàn thế giới.

Đặc điểm nấm bào ngư

Đặc điểm hình thái nấm sò
Nấm bào ngư có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giảm cân, phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Nấm bào ngư có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giảm cân, phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Nấm bào ngư thường mọc thành cụm khoảng 3 – 6 cây. Tai nấm có hình gần giống chiếc phễu nằm nghiêng. Bào tử nấm nằm giữa phiến nấm kéo dài đến chân, gốc nấm. Mỗi loại nấm sò có một màu sắc khác nhau.

Nấm có 3 phần:

  • Mũ nấm
  • Cánh nấm
  • Phiến nấm

Khi còn non, tai nấm thường có màu tối. Đến khi trưởng thành, tai nấm có màu sắc tươi sáng hơn.

Đường kính trung bình: từ 2 – 6cm.

Đặc điểm sinh học nấm bào ngư
  • Sinh trưởng tốt trong nhiệt độ 10 – 20ºC hoặc 25 – 30ºC, tuỳ theo loại nấm.
  • Ưa ánh sáng cao, độ ẩm vừa phải.
  • Sống trong môi trường thông thoáng, có nhiều oxy.

Các loại nấm bào ngư

Nấm bào ngư có khoảng hơn 50 loại khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số loại như nấm sò xám, nấm sò trắng, nấm sò vàng… được trồng rộng rãi.

Nấm bào ngư xám

Nấm bào ngư xám rất giàu dinh dưỡng: protein, đường, tinh bột, khoáng chất… Là loại nấm phổ biến nhất trên thị trường.

Đặc điểm: màu xám nâu, chân nấm có màu trắng, thịt chắc và dày. Vị ngọt, hơi dai, có mùi thơm nồng.

Có 2 loại nấm sò xám hiện nay:

  • Nấm sò xám đậm loại chân ngắn và chân dài;
  • Nấm sò xám nhạt loại chân ngắn và chân dài;

Nấm sò xám nhạt loại chân dài ở nước ta có tên khác là nấm bào ngư Nhật. Còn nấm sò xám đậm có tên khác là nấm bào ngư xám Long Khánh.

Nấm bào ngư trắng

Nấm sò trắng có mũ mỏng hơn, chân dày hơn so với nấm sò xám. Nấm sò trắng ăn mềm hơn, ít dai, thơm và có giá trị dinh dưỡng thấp hơn nấm sò xám.

  • Đặc điểm: Toàn thân đều có màu trắng, thịt dày.
Nấm sò vàng

Nấm sò vàng được người Nhật gọi là Tamogi, được dùng để bào chế ra nước cốt nấm với công dụng kìm hãm tế bào ung thư phát triển. Ở nước ta, loại nấm này không được trồng phổ biến như hai loại nói trên.

  • Đặc điểm: Phần trên tai nấm có màu vàng, phần dưới và chân nấm có màu trắng muốt. Nấm có vị ngọt, mùi thơm thanh, ăn rất mềm.

Tác dụng của nấm bào ngư

Nấm bào ngư được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Trung Hoa, Nhật Bản và cả xứ sở kim chi Hàn Quốc. Bởi loại nấm này có dinh dưỡng cao tương đương với thịt cá nhưng lại dễ hấp thụ, tiêu hoá. Hiện nay nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên sử dụng nấm sò thay cho thức ăn có nguồn gốc động vật.

Thành phần dinh dưỡng trong nấm bào ngư

  • Hàm lượng protein hữu cơ: 4% trong nấm tươi, 34 – 40% trong nấm khô.
  • Gluxit
  • Axit amin hữu cơ dễ hấp thụ, tiêu hoá.
  • Lovastatin giúp giảm cholesterol, phòng chống ung thư.
  • Axit folic
  • Glutamic
  • Isoleucin
  • Các vitamin và khoáng chất khác.
  • Pleutorin kháng khuẩn.
Tác dụng của nấm bào ngư và thành phần dinh dưỡng trong nấm bào ngư

Tác dụng của nấm bào ngư và thành phần dinh dưỡng trong nấm bào ngư

Lợi ích của nấm bào ngư xám

Nấm bào ngư xám, trắng và các loại khác đều giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất oxi hoá, giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nấm sò xám giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích hơn cả.

Công dụng của nấm bào ngư xám với sức khoẻ
Tác dụng của nấm sò với gan

Nấm bào ngư chứa nhiều chất chống oxy hoá, khoáng chất giúp đào thải các độc tố trong gan, Người ăn nấm sò thường xuyên sẽ luôn có lá gan khoẻ mạnh và ổn định.

Nấm sò xám giúp bạn có một trái tim khoẻ mạnh

Lovastatin trong nấm sò xám giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nhờ đó, hoạt động tuần hoàn máu luôn ổn định, giảm hẳn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa mạch máu, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến…

Công dụng của nấm sò xám với hệ tiêu hoá

Nấm sò chứa hàm lượng lớn pleutorin giúp kháng khuẩn hiệu quả. Do vậy, ăn nấm sò thường xuyên giúp cân bằng hệ tiêu hoá và phòng chống một số bệnh như:

  • Giun sán trong đường ruột;
  • Các bệnh về đường ruột khác;
Nấm bào ngư giúp phái đẹp luôn cân bằng vóc dáng và có trái tim khoẻ mạnh.

Nấm bào ngư giúp phái đẹp luôn cân bằng vóc dáng và có trái tim khoẻ mạnh.

Giảm cân hiệu quả nhờ nấm bào ngư

Nấm bào ngư được ăn đúng cách sẽ làm giảm lượng mỡ trong cơ thể, giúp phụ nữ luôn giữ được một vóc dáng thon gọn.

Phòng ngừa ung thư hiệu quả với nấm sò

Với hàm lượng Pleutorin, Isoleuin cao, nấm sò giúp hệ miễn dịch luôn khoẻ mạnh và chống lại bệnh ung thư hiệu quả.

Xem thêm: Lợi ích của nấm sò – Báo VnExpress

Công dụng của nấm bào ngư xám trong điều trị bệnh
Nấm sò xám và công dụng trị tiểu đường, mỡ máu

Nấm sò xám nấu thành nước để uống hàng ngày có tác dụng cân bằng lượng đường, cholesterol trong máu rất hiệu quả. Nhờ đó, người bị tiểu đường, mỡ máu thường được bác sĩ khuyên uống khoảng 200g nấm sò xám nấu thành nước hàng ngày.

Tác dụng của nấm sò xám với bệnh ung thư

Ở Nhật Bản, nấm sò xám được sử dụng để chiết xuất thành thực phẩm chức năng hỗ trợ kìm hãm tế bào ung thư rất hiệu quả. Khoa học đã phát hiện ra công dụng đặc hiệu của nấm sò xám với bệnh ung thư.

Công dụng của nấm sò xám trong Tây y

Hiện nay, nấm sò xám thường được bào chế thành thuốc làm giảm cholesterol bởi hàm lượng lovastatin rất cao.

Công dụng của nấm sò trắng

Nấm sò trắng cũng có công dụng điều hoà cholesterol, phòng ngừa bệnh gout, tiểu đường, tim mạch… Tuy nhiên, do hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn nên có tác dụng không tốt bằng nấm sò xám.

Giá nấm bào ngư hiện nay?

Giá nấm bào ngư chất lượng không quá cao, bạn có thể dễ dàng mua và sử dụng thường xuyên.

Giá nấm bào ngư xám

  • Giá nấm bào ngư xám tươi Việt Nam: 25.000 – 40.000đ/ kg.
  • Giá nấm bào ngư xám tươi Nhật Bản: 90.000 – 110.000đ/ kg.
  • Giá nấm bào ngư xám sấy khô: 250.000 – 300.000đ/ kg.

Giá nấm bào ngư trắng

Giá nấm sò trắng tươi: 20.000 – 30.000đ/ kg.

Cách trồng nấm bào ngư tại nhà

Nấm bào ngư có giá trị kinh tế cao. Dưới đây là mô hình trồng nấm sò bạn có thể tham khảo để trồng nấm cho gia đình hoặc kinh doanh.

Chọn và xử lý nguyên liệu trồng nấm sò

Nếu không muốn mất thời gian ở giai đoạn này, bạn có thể mua phôi nấm bào ngư, nguyên liệu làm sẵn.

Nguyên liệu trồng nấm
  • Rơm rạ
  • Mùn cưa
  • Tro trấu
  • Nước vôi loãng
Ủ nguyên liệu trồng nấm sò

Cho rơm rạ, tro trấu và mùn cưa vào nước vôi loãng ngâm khoảng 20 phút, sau đó lấy ra và để ráo nước.

Ủ nguyên liệu trồng nấm sò đợt 1

Thời gian: 3 – 4 ngày

Nơi ủ nấm không được có ánh sáng và gió, nhưng cần thông thoáng. Bạn cần tưới nước và xới rơm hàng ngày.

  • Độ ẩm của nguyên liệu khoảng 60 – 65%.
  • Độ ẩm không khí khoảng 80 – 85%.
Ủ nguyên liệu trồng nấm sò đợt 2

Lấy dao cắt rơm thành các đoạn khoảng 7 – 10cm để ủ tiếp trong 2 – 3 ngày.

Sau khi kết thúc 2 đợt ủ, bạn đem nguyên liệu khử trùng ở nhiệt độ 100°C trong khoảng 3 – 4 tiếng để loại bỏ mầm bệnh.

Trồng nấm bào ngư tại nhà

  • Xúc nguyên liệu trồng nấm bào ngư vào các túi nilon chuyên dụng.
  • Rải một lớp rơm rạ khoảng 5cm lên túi và nén thật chặt.
  • Rải phôi nấm vào thành túi nilon.
  • Rải lớp rơm rạ và lớp phôi tiếp theo tương tự.
  • Đến lớp cuối cùng, cần rải đều phôi nấm sò lên khắp bề mặt lớp rơm rạ.
  • Nhét miếng bông vào trên miệng túi.
  • Lấy dây nịt buộc chặt miệng túi.

Mỗi túi nilon có thể chứa được 4 tầng rơm rạ, và cấy được khoảng 50gr giống nấm.

Cách chăm sóc nấm bào ngư

Phòng ươm nấm

Để nấm bào ngư sinh trưởng tốt, tích luỹ nhiều dinh dưỡng, phòng ươm nấm cần đảm bảo các điều kiện:

  • Môi trường thoáng mát
  • Không có ánh sáng
  • Khoảng cách giữa các bịch nấm là 2 – 3cm.
Kiểm tra sau khi ươm

Sau khoảng 25 ngày trồng nấm sò, nếu đáy bịch có màu trắng xuất hiện thì nấm đã bắt đầu sinh trưởng. Bạn cần bỏ nút bông ở miệng túi ra và lấy tay đẩy không khí trong túi ra ngoài và lấy dây buộc chặt như ban đầu.

  • Rạch 6 – 8 vết khoảng 3 – 4 cm xung quanh bịch để nấm mọc.
  • Mỗi ngày phun nước dạng sương từ 4 – 6 lần.
Nấm bào ngư trắng trong giai đoạn thu hoạch.

Nấm bào ngư trắng trong giai đoạn thu hoạch.

Thu hoạch nấm bào ngư

Nấm bào ngư có thể thu hoạch khi đạt kích thước đường kính khoảng 3 – 5cm. Cách thu hoạch:

  • Lấy dao cắt sát vào gốc của cả cụm nấm.
  • Đợi 3 – 4 tiếng sau tới nước cho các phần rạch.

Sau khoảng 5 – 7 ngày, nấm bào ngư bắt đầu mọc lại. Trong thời gian này, bạn không cần phải tưới nước. Đến khi túi nấm hết đợt mọc, bạn tưới nước lên tường phòng ươm để tạo ẩm. Sau 3 – 4 ngày lại tiếp tục phun sương để kích thích nấm sinh trưởng tiếp.

Cách chế biến nấm bào ngư

Lưu ý khi sử dụng nấm sò

Nấm bào ngư rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách có thể sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ. Bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây trước khi nấu nấm:

  • Chỉ dùng khăn ướt lau nấm. Nếu nấm bị bẩn, bạn dùng vòi xịt phun sương để rửa nấm rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Chỉ nấu nấm khoảng 5 – 10 phút.
  • Với các món xào, có thể trần qua nấm bằng nước sôi để giúp nấm không bị co lại.
  • Nấm bào ngư có tính hàn, nên sau khi ăn nấm không nên ăn thêm đồ lạnh để tránh bị đau bụng.
  • Hạn chế uống rượu khi ăn nấm để tránh ngộ độc.
  • Người huyết áp thấp nên hạn chế ăn nấm bào ngư.

Cách chế biến nấm bào ngư và lưu ý khi sử dụng nấm sò hiệu quả

Nấm bào ngư nấu gì ngon?

Cháo nấm bào ngư

Cháo nấm bào ngư có tác dụng lấy lại sức cho người mệt mỏi, ốm dậy; giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hoá hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 300gr thịt lợn xay nhỏ.
  • 500gr nấm bào ngư xay nhỏ.
  • Nửa bát gạo tẻ
  • 1 củ hành tím
  • Hành lá, rau mùi
  • Gia vị: mắm, muối, đường, hạt tiêu, dầu ăn.

Cách làm:

  • Cho nửa bát gạo ninh với 1.5 lít nước.
  • Đến khi gạo nhừ thì cho thịt lợn xay vào và để lửa nhỏ khoảng 15 phút.
  • Cho nấm sò, hành tím vào ninh khoảng 5 – 10 phút.
  • Nêm gia vị, hành lá và rau mùi cho vừa ăn.
Cháo bào ngư là món ăn dễ làm, dễ ăn và mang lại dinh dưỡng cao.

Cháo bào ngư là món ăn dễ làm, dễ ăn và mang lại dinh dưỡng cao.

Nấm bào ngư xào tỏi

Món ăn này có thể giúp bữa tối nhà bạn thật nhẹ nhàng sau những ngày liên tiếp ăn thịt, cá mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Chuẩn bị:

  • 300gr nấm bào ngư đã làm sạch.
  • 1 củ tỏi khô băm nhỏ
  • 2 thìa rượu
  • Dầu ăn, nước mắm, muối, mý chính.
  • Hành tươi, rau mùi

Cách làm:

Cho tỏi đã băm vào phi với một chút dầu ăn, bỏ nấm sò vào đảo đều trong khoảng 5 phút rồi nêm với gia vị, hành, rau mùi cho vừa ăn. Bạn nên thưởng thức nấm sò xào tỏi ngay khi còn nóng.

Nấm bào ngư xào chay

Với những người ăn chay, đây là món ăn hấp dẫn lại rất giàu dinh dưỡng và dễ làm.

Chuẩn bị:

  • 300g nấm sò
  • 2 thìa sả băm nhỏ
  • 2 thìa dầu ăn
  • 1 thìa bột ớt
  • 2 thìa nước tương
  • 2 thìa hạt nêm chay

Cách làm:

Cho nấm vào chảo dầu ăn đã sôi, đảo đều trong 5 phút sau đó nêm nước tương, hạt nêm và sả ớt cho vừa ăn.

Bảo quản nấm bào ngư

Bảo quản nấm bào ngư tươi

Nấm sò tươi cần được bọc kín bằng túi nilon và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nên được sử dụng ngay trong 2 – 3 ngày.

Bảo quản nấm sò khô

Bạn chỉ cần bọc kín và cho vào hộp nhựa. Nấm khô có thể để được 2 – 3 tháng.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button