Giỏ hàng

Dấu hiệu đường trong máu cao cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Dấu hiệu đường trong máu cao như: khát nước, đói liên tục, giảm cân, tê cứng chân tay… là biểu hiện cho thấy bạn có thể mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.

Dấu hiệu đường trong máu cao cho thấy bạn đang có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thiếu khoa học. Tình trạng này xuất hiện ở cả người thường và người bệnh. Vì thế, khi cơ thể đột nhiên xuất hiện một trong các triệu chứng như, tê cứng chân tay… thì bạn nên đi kiểm tra.

Nguyên nhân tăng đường huyết

Tại sao đường huyết tăng là câu hỏi mà nhiều người mắc bệnh tiểu đường thường đặt ra. Theo BS. Thu Vân (Viện Y học cổ truyền) cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tăng đường huyết. Nhưng chủ yếu là do 8 nguyên nhân sau: vừa trải qua phẫu thuật, bị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, sử dụng một số loại thuốc như steroid hay thuốc lợi tiểu, mắc bệnh béo phì, sử dụng ống truyền dinh dưỡng trong thời gian dài.

Tăng đường huyết là tình trạng thừa đường glucocose trong cơ thể dẫn tới dư thừa đường gluco trong máu. Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi cơ thể đói, lượng đường huyết lớn hơn hoặc bằng 1,26g/l (7mmol/l) là dấu hiệu cho thấy tăng đường huyết.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đưa ra bằng chỉ số đường huyết an toàn:

  • Trước bữa ăn: 90mg/dl máu tương đương với 5,0 – 7,2 mmol/l
  • Sau bữa ăn: >180mg/ml tương đương với 10mmol/l
  • Trước khi đi ngủ: 110 – 115mg/dl tương đương với 6,0 – 8,3mmol/l

Những người hay có lượng đường trong máu cao thường dễ mắc phải những bệnh liên quan tới tim mạch, thần kinh, mắt, tiểu đường…

Dấu hiệu đường trong máu cao là lời cảnh báo của cơ thể về chế độ ăn uống

Dấu hiệu đường trong máu cao là lời cảnh báo của cơ thể về chế độ ăn uống

Dấu hiệu đường trong máu cao

Dấu hiệu đường trong máu cao không được biểu hiện từ sớm và quá rõ ràng. Chính vì vậy, mọi người nên cẩn thận với sự thay đổi bất chợt của cơ thể dù là nhỏ nhất. Chia sẻ trên Sức khỏe đời sống, Dược sỹ Lê Hoa cho biết, những dấu hiệu như luôn khát nước, đột ngột giảm cân… là lời cảnh báo cho thấy cơ thể bị tăng đường huyết. Những dấu hiệu này không chỉ gặp ở người thường mà còn có ở những người đã mắc bệnh tiểu đường.

Luôn cảm thấy khát nước là dấu hiệu tăng đường huyết

Khi bạn ăn nhiều đồ ngọt, khiến lượng đường trong cơ thể đột ngột tăng cao. Điều này gây áp lực đến thận khiến bộ phận này phải hoạt động hết công suất. Lúc này, lượng nước tiểu mà thận sản xuất ra nhiều hơn bình thường. Việc này nhằm giảm bớt lượng glucose dư thừa trong máu. Vì thế, khi bạn luôn có cảm giác khát nước, phải đi tiểu nhiều thì nên đi xét nghiệm bởi đây có thể là lời cảnh báo về tình trạng tăng đường huyết.

Hay đi tiểu là dấu hiệu đường trong máu cao

Dấu hiệu đường trong máu cao mà bạn dễ nhận thấy nhất chính là số lần đi tiểu. Người bình thường chỉ đi tiểu dưới 7 lần/ngày. Với những người tăng đường huyết lại rơi vào khoảng 9 – 13 lần hoặc hơn. Nguyên nhân là do khi lượng đường trong máu cao, cơ thể bài tiết chúng ra khỏi cơ thể và bạn phải đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, việc này khiến bạn liên tục bổ sung nước vào cơ thể.

Thêm vào đó, khi lượng đường huyết tăng, insulin bị thiếu hoặc vô hiệu khiến thận phải “gánh” thay công việc của chúng. Để tạo sự cân bằng cho cơ thể, tất nhiên thận phải thải đường ra kèm theo nước.

Tăng đường huyết gây cảm giác hay đói

Theo Health Sina, những người thích ăn đồ ngọt như bánh quy, bánh ngọt, chocolate thường nhanh thấy đói. Nguyên nhân là do chúng khiến lượng đường trong tăng nhanh, giảm cũng nhanh. Vì thế, bạn luôn cảm thấy đói mặc dù ăn liên tục.

Việc nạp vào nhiều loại thực phẩm không lành mạnh khiến cơ thể bị mất nước. Bởi, cơ thể đang cố gắng bài tiết lượng đường trong cơ thể ra bên ngoài khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần. Việc này cũng khiến cơ thể bị mất calo. Hơn nữa, khi lượng đường huyết cao khiến đường có trong thực phẩm không thể đi đến những tế bào cần thiết. Điều này cũng sẽ khiến bạn liên tục có cảm giác đói.

Hơn nữa, quá trình điều hòa đường glucose cùng acid béo trong cơ thể không ổn định. Khi đó, tuyến tụy sẽ phải hoạt động nhiều gấp đôi thông thường để bù vào sự thiếu hụt ấy. Do đó, lượng insulin trong cơ thể tăng cao dẫn đến lượng đường trong máu cũng cao đột ngột. Và, kết quả là bạn luôn có cảm giác thèm ăn.

Dấu hiệu đường trong máu cao biểu hiện rõ nhất ở những người hay thấy đói

Dấu hiệu đường trong máu cao biểu hiện rõ nhất ở những người hay thấy đói

Giảm cân đột ngột là hệ quả của việc tăng đường huyết

Có nhiều người đột nhiên bị giảm cân nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn đừng nên bỏ qua bởi đây có thể là dấu hiệu đường trong máu cao. Nguyên nhân là do khi tăng đường huyết, glucose không thể đến khắp nơi trong cơ thể. Để bổ sung sự thiếu hụt ấy, cơ bắp trong cơ thể sẽ bị phá vỡ. Ngoài ra, việc giảm cân đột ngột còn “ép” thận phải làm việc quá sức. Thậm chí, thận còn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Thị lực suy giảm là dấu hiệu tăng lượng đường trong máu

Trường hợp đường trong máu tăng cao khiến hình dạng thấu kính của mắt thay đổi. Từ đó, khúc xạ cũng biến đổi khiến tầm nhìn bị giảm sút.  Bên cạnh đó, chúng cũng khiến hình ảnh mắt nhìn thấy bị méo. Ngay khi xuất hiện triệu chứng này, bạn nên đến trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời nhằm đưa lượng đường trong máu trở về mức bình thường. Bởi, nếu tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ có khả năng gây mù lòa do mắt bị tổn thương vĩnh viễn.

Cảm giác tê chân, tay là biểu hiện tăng đường huyết

Khi lượng đường trong máu tăng cao, các dây thần kinh sẽ bị phá hủy. Từ đó, khiến bạn gặp phải tình trạng tê cứng thậm chí là mất cảm giác ở bàn tay, chân. Đây là một tín hiệu cảnh báo của cơ thể. Vì thế nếu gặp phải triệu chứng này, tốt nhất bạn nên đi khám sớm.

Nấm/nhiễm trùng là biểu hiện đường trong máu tăng

Nhiễm trùng Candida là dấu hiệu cho thấy đường huyết tăng cao. Bởi, Candida phải sống dựa vào glucose. Vì thế, nếu lượng glucose trong cơ thể tăng cao khiến vùng da ấm, ẩm ướt bị nhiễm trùng.

Mệt mỏi bất thường là dấu hiệu tăng đường huyết

Trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt insulin cũng khiến cơ thể mệt mỏi. Vì thế, nếu cơ thể không sản xuất đủ chất này để cung cấp sẽ dẫn tới tình trạng vô lực. Xảy ra tình huống này là do lượng đường trong máu cao khiến glucose không được hấp thụ. Bởi vậy, người bệnh sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Xem thêm: 12 dấu hiệu cho thấy đường máu tăng cao

Xử trí tăng đường huyết

Khi bị tăng đường huyết, mọi người cần có chế độ ăn uống, tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Người bị tăng đường huyết cần:

Ngay khi xuất hiện triệu chứng này, mọi người cần đến ngay bệnh viện để được các bác sỹ thăm khám kịp thời. Khi đó, các bác sỹ sẽ làm xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máu.

Người thường làm gì khi bị tăng đường huyết?

+ Trường hợp tăng đường huyết, bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Ngoài sử dụng thuốc, bạn cũng nên thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

+ Thay đổi thói quen ăn uống: Khi xuất hiện những dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, bạn nên thay đổi chế độ ăn hợp lý. Giảm bớt đồ ăn có chứa chất ngọt nhân tạo như bánh, kẹo, chocolate…. Thay vào đó hãy bổ sung đường tự nhiên từ rau, củ quả.

+ Hãy tập thể dục: Đây cũng là cách giúp bạn thải bớt đường ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến đường trong máu tăng cao. Vì thế, trước khi thực hiện phương pháp này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

+ Thay đổi thói quen ăn uống: Khi xuất hiện những dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, bạn nên thay đổi chế độ ăn hợp lý. Giảm bớt đồ ăn có chứa chất ngọt nhân tạo như bánh, kẹo, chocolate…. Thay vào đó hãy bổ sung đường tự nhiên từ rau, củ quả.

+ Sử dụng thực – dược phẩm như: mộc nhĩ, đậu xanh, chanh, tỏi, cần tây… thường được dùng để thải độc, thải đường trong cơ thể. Đây cũng là thứ giúp ngăn chặn tăng đường huyết ở mọi người.

Người bị tiểu đường nên làm gì khi đường trong máu cao?

+ Với những người đã bị tiểu đường, bác sẽ sẽ cho bạn chế độ ăn ít đường để đưa lượng đường về mức an toàn. Từ đó, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

+ Sau khi kiểm tra xeton trong nước tiểu, bạn sẽ lựa chọn được bài tập thể dục hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.

+ Nhanh chóng nhập viện để bác sỹ điều trị cấp cứu. Từ đó, lượng đường trong máu của bạn sẽ trở lại mức bình thường.

+ Thay đổi số lượng, thời gian sử dụng thuốc. Bác sỹ cũng có thể yêu cầu bạn thay đổi các loại thuốc tiểu đường hợp lý. Từ đó, lượng đường trong máu sẽ trở lại mức bình thường.

Điều trị tăng đường huyết bằng nấm lim xanh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nấm lim xanh là nguồn thảo dược phong phú. Nó có tác dụng phục hồi, ngăn ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Chúng cũng giúp nội tiết tố cân bằng, sản sinh ra lượng insulin để bão hòa glucose dưa thừa trong máu.

Uống nấm lim xanh có thể loại trừ dấu hiệu đường trong máu cao

Uống nấm lim xanh có thể loại trừ dấu hiệu đường trong máu cao

Theo chia sẻ của Lương y Nguyễn Quý Thanh (Phòng khám Đông y gia truyền Thái Nguyên), đường bị ứ đọng trong cơ thể sẽ thải ra ngoài khi dùng nấm lim xanh. Thận không còn phải làm việc quá sức mà vẫn có thể bài tiết chúng khỏi cơ thể.

Với người thường, uống nấm lim xanh có tác dụng phòng ngừa, điều trị dấu hiệu đường trong máu cao. Với người bị tiểu đường, ngoài chức năng phục hồi, chúng còn điều trị biến chứng mà bệnh tiểu đường gây ra.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button