Giỏ hàng

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường bằng cách đơn giản, hiệu quả, không tốn kém

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường đơn giản, hiệu quả, không tốn kém bằng lối sống khoa học, bằng các bài thuốc dân gian, chăm sóc cơ thể đúng cách…

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường như thế nào là vấn đề được mọi bệnh nhân quan tâm. Bởi bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe người bệnh như hôn mê, suy thận, đột quỵ…

Một số biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Một số biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì?

Bệnh tiểu đường có 2 loại biến chứng, đó là: biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính.

Theo BS. Hồ Văn Cưng (Sức khỏe đời sống), biến chứng cấp tính có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được xử trí và cấp cứu kịp thời. Còn biến chứng mạn tính sẽ làm cho sức khỏe người bệnh suy yếu, giảm tuổi thọ.

Biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường

Biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường gồm có:

  • Hôn mê do nhiễm toan ceton
  • Hôn mê do tăng đường huyết
  • Hôn mê do hạ đường huyết

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường mạn tính tất yếu xảy ra trong quá trình tiến triển của bệnh. Đặc biệt là ở bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết. Nó bao gồm những loại sau đây.

Bệnh thần kinh tiểu đường

Đường huyết quá cao gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Khi đó, các dây thần kinh sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy. Điều này sẽ dẫn tới yếu cơ, thay đổi cảm giác, kim châm hoặc tê bì chủ yếu ở các ngón tay ở người bệnh.

Biến chứng tim mạch do đái tháo đường

Người bị tiểu đường dễ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ gây di chứng liệt hoặc tử vong.

Biến chứng tiểu đường ở mắt

Bệnh nhân đái tháo đường có thể bị bệnh võng mạc tiểu đường, lâu dần sẽ bị suy giảm thị lực và có thể dẫn đến hỏng mắt. Nguyên nhân là do đường trong máu tăng cao sẽ làm tổn thương các mao mạch ở đáy mắt.

Biến chứng nhiễm trùng do đái tháo đường

Khi đường trong máu cao, vi khuẩn phát triển thuận lợi và làm yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Thường thấy nhất là vết loét ở bàn chân. Ngoài ra, răng lợi, tiết niệu, sinh dục… cũng là những bộ phận dễ bị ảnh hưởng của biến chứng này.

Biến chứng tiểu đường ở thận

Đường huyết cao làm hàng triệu vi mạch tại thận bị tổn thương. Từ đó, thận bị suy giảm chức năng lọc, bài tiết và có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường đơn giản, hiệu quả

Theo BS nội tiết Laurie R. Roust (bệnh viện Mayo, Mỹ), dù chưa có phương pháp chữa trị tiểu đường hoàn toàn song người bệnh có thể phòng ngừa biến chứng tiểu đường theo một số cách đơn giản dưới đây.

Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Thường xuyên tập thể dục có tác dụng:

  • Giúp người bệnh đạt được cân nặng lý tưởng.
  • Giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn trong việc chuyển đường (glucose) thành năng lượng cho tế bào.
  • Giúp bệnh nhân giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi – nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu.

Theo các chuyên gia, các bài tập aerobic hàng ngày hoặc đi bộ là những hoạt động đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt với bệnh nhân.

Tập thể dục thường xuyên là cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên là cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Ngăn chặn biến chứng đái tháo đường bằng chế độ ăn uống 

Theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm (Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia), người bệnh có thể phòng ngừa biến chứng tiểu đường bằng chế độ ăn uống tuân thủ những quy tắc sau:

  • Hạn chế ăn, uống các thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo, trái cây khô, các loại quả chín…
  • Tránh dùng thức ăn chứa mỡ động vật, phủ tạng động vật…
  • Sử dụng muối, gia vị ít nhất có thể vì người bệnh tiểu đường thường kèm theo tăng huyết áp.
  • Nên ăn thực phẩm chứa chất béo tốt như: đậu phụ, vừng, lạc, cá…
  • Ưu tiên các món luộc, hấp, hạn chế món chiên xào.
  • Hạn chế đồ uống có cồn, rượu bia.
  • Không ăn một lúc quá nhiều mà chia thành các bữa nhỏ để không làm tăng đường huyết sau ăn.
  • Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
  • Không hút thuốc lá.

Chăm sóc cơ thể để phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng do đó người bệnh cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh để bị thương. Đặc biệt ở một số vùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục.

Bài thuốc dân gian chữa đái tháo đường

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường bằng bài thuốc dân gian từ lá xoài non, nấm lim xanh… là phương pháp an toàn, hiệu quả được nhiều thầy thuốc, bác sĩ khuyên dùng.

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường bằng các bài thuốc dân gian mang lại kết quả tốt.

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường bằng các bài thuốc dân gian mang lại kết quả tốt.

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non
Tác dụng trị bệnh tiểu đường của lá xoài non

Theo các chuyên gia đến từ Đại học Queensland (Úc), chất anthxyanhdin trong lá xoài non có tác dụng tương đương với các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol. Chất này có thể làm hạ đường huyết cũng như phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở mắt vô cùng hiệu quả.

Bài thuốc dân gian trị đái tháo đường từ lá xoài non

Nguyên liệu: 5 lá xoài non

Cách thực hiện:

  • Lá xoài đem rửa sạch, cắt sợi rồi cho vào cốc.
  • Đổ 300ml nước sôi lên lá xoài, đậy kín và để qua đêm.

Cách dùng: Uống hết nước lá xoài trong buổi sáng. Nên dùng thường xuyên, liên tục để đạt kết quả tốt nhất.

Lưu ý:

  • Mỗi ngày chỉ uống 1 cốc nước lá xoài non. Thuốc này làm hạ đường huyết rất tốt. Do đó, nó có thể khiến lượng đường trong máu giảm quá thấp, gây nguy hiểm nếu dùng nhiều.
  • Không dùng nước lá xoài cùng lúc với các loại thuốc khác. Nên uống cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.
Điều trị đái tháo đường bằng nấm lim xanh
Tác dụng của nấm lim xanh trong điều trị tiểu đường

Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy nấm lim xanh chứa hàm lượng cao proteoglycan, polysaccharides (ganoderans A, B, C) và hetero-beta-glucans. Các dược chất này có tác dụng cân bằng đường huyết thông qua cơ chế phục hồi tổn thương cho tế bào beta của tuyến tụy – tế bào sản xuất insulin. Do đó, nấm lim xanh sẽ giúp kiểm soát, điều tiết và đảm bảo lượng đường trong máu không vượt mức bình thường.

Bài thuốc dân gian chữa đái tháo đường từ nấm lim xanh

Nguyên liệu: 20g nấm lim xanh Thanh-Thiết-Bảo-Sinh.

Cách thực hiện: Sắc 20g nấm lim xanh với 2 lít nước để lấy 1,5 lít.

Cách dùng: Chia thuốc làm 5 lần, uống liên tục trong 24 giờ. Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc Tây để điều trị tiểu đường thì chú ý dùng 2 loại thuốc cách nhau 30 phút.

Lưu ý: Khi chữa bệnh tiểu đường bằng bài thuốc dân gian, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý bỏ các liệu pháp Tây y điều trị tiểu đường vì điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Xem thêm: https://thanhnien.vn/suc-khoe/5-cach-ngan-ngua-benh-tieu-duong-59699.html

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button