Giỏ hàng

Tỏi đen với các tác dụng của tỏi đen và cách dùng trị bệnh chuẩn nhất

Tỏi đen là gì? Tác dụng của tỏi đen chữa bệnh gì: chống ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol. Cách dùng tỏi đen hiệu quả tránh tác dụng phụ tác hại của tỏi đen. Sử dụng tỏi đen ăn uống ngâm rượu hàng ngày có tốt. Hướng dẫn cách làm tỏi đen chế biến tỏi đen dễ nhất. Giá tỏi đen bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh tỏi đen và cách nhận biết tỏi đen thật giả.

Tỏi đen có nguồn gốc ở đâu và tác dụng của tỏi đen với sức khỏe

Tỏi đen có nguồn gốc ở đâu và tác dụng của tỏi đen với sức khỏe

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen là tỏi khô được chuyển màu đen từ tỏi trắng thông thường bằng phản ứng Maillard. Quá trình này được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ củ tỏi với nhiệt độ khác nhau trong suốt vài tuần. Một quá trình tạo ra nhân (tép tỏi) màu đen. Hương vị của tỏi sau xử lý trở nên ngọt như sirô với vị dấm balsamic hoặc vị quả me.

Tỏi đen (Black garlic) được biết đến rất lâu ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Riêng tại Việt Nam, vài năm gần đây, tỏi đen mới bắt đầu được sử dụng làm thực phẩm. Đây là dạng tỏi được lên men từ tỏi tươi trong một thời gian dài. Sản phẩm thu được sẽ có màu đen, vị ngọt, không còn mùi cay hăng của tỏi thường và có tác dụng tốt hơn tỏi tươi. Vì sau khi lên men hàm lượng các nhóm hoạt chất tăng rất cao trong tỏi đen, đặc biệt hàm lượng S-allyl-L-cystein (SAC).

Qua quá trình lên men nên tỏi giảm mùi hăng cay của tỏi tươi. Tỏi lúc này có vị ngọt, dễ ăn hơn, đồng thời mất mùi hôi ở miệng sau khi ăn tỏi. Tỏi có hương vị như trái cây sấy khô, ngọt và hơi dai. Vì thế, nó thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn ở các nhà hàng lớn.

Tỏi đen là gì và tác dụng cũng như cách dùng tỏi đen hiệu quả

Tỏi đen là gì và tác dụng cũng như cách dùng tỏi đen hiệu quả

Nguồn gốc của tỏi đen

Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà nó còn là một vị thuốc quý. Nhờ sự cải tiến của khoa học, tỏi đen đã ra đời với nhiều công dụng tuyệt vời.

Nguồn gốc xa xưa

Từ ngàn năm trước những người xây Kim tự tháp đã biết ăn tỏi để tăng cường sức khỏe. Các chiến binh La Mã cũng ăn tỏi để chữa bệnh cúm. Các vận động viên Olympic Hy Lạp cổ đại cũng dùng tỏi để cải thiện sức bền. Còn trong Thế chiến thứ nhất, nhiều người lính đã sử dụng tỏi như một loại thuốc kháng sinh.

Khoa học ghi nhận tỏi đen được tạo ra lần đầu tiên bởi các nhà khoa học Nhật Bản vào năm 2005. Mục đích ban đầu của tỏi là khắc phục các nhược điểm của tỏi tươi:

  • Gây ra mùi khó chịu khi ăn
  • Gây kích ứng dạ dày và làm mờ mắt
  • Đặc biệt các hoạt chất của tỏi thường bị phá hủy trong quá trình chế biến hoặc bào chế các sản phẩm bổ sung, làm thuốc

Kết quả cải tiến tỏi đen

Kết quả là sản phẩm mới sau quá trình lên men tự nhiên đã vượt ngoài mong đợi. Không những làm mất đi mùi khó chịu và vị hăng cay của tỏi tươi, tỏi lên men còn được chứng minh có chứa 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Nồng độ các chất chống oxy hóa trong tỏi cao gấp nhiều lần so với tỏi trắng. Với những tính chất đặc biệt tỏi ngày càng được biết nhiều ở khắp các nước trên thế giới.

Qua gần 10 năm nghiên cứu, hàng trăm công trình khoa học đã nghiên cứu chứng minh nhiều tác dụng đặc biệt của tỏi trong việc bảo vệ sức khỏe. Các tác dụng chính của tỏi đen:

  • Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch
  • Giảm đường huyết
  • Hạ men gan
  • Bảo vệ tế bào thần kinh, tăng cường trí nhớ
  • Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng
  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
  • Kích thích tiêu hóa, giảm đầy chướng bụng…
Tỏi đen được cải tiến từ những công dụng chữa bệnh của tỏi thường

Tỏi đen được cải tiến từ những công dụng chữa bệnh của tỏi thường

Tác dụng của tỏi đen

Tỏi đen được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Có được những tác dụng ấy là do trong tỏi có nhiều dược chất quý.

Thành phần dược chất trong tỏi

Theo tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở việt nam tập II – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật có nói đến thành phần dược chất của tỏi đen. Ngoài protein, carbonhydrat, các nguyên tố khoáng thì tỏi trắng có các hợp chất khác quyết định tác dụng sinh học của tỏi.

Tinh dầu

Chiếm 0,06 – 0,1% chủ yếu là các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và cho mùi tỏi đặc trưng. Khi các tế bào tỏi bị phá vỡ, mùi tỏi sẽ bốc lên. Mùi này là do sự có mặt của các hợp chất sulfua như:

  • S-alkyl –L. cystein sulphoxid (alkyl; methyl propyl, vinyl, allyl.. )
  • gama glutamin-S-akyl cystein
Alliin

Thành phần chính trong tỏi chưa bị phá hủy là alliin (S-allyl-L-cystein sulphoxid). Chất này bị phân giải bởi men alliinase cho allicin. Và bị oxy hóa thành diallyl disulphid. Chất này là thành phần chính trong tinh dầu tỏi. Các sản phẩm ngưng tụ khác của allicin như ajoen, vinyldithiin.

Thành phần chính quyết định hoạt tính của tỏi trắng là allicin. Nhưng hợp chất này gây mùi hôi khó chịu và vị cay nồng. Chất này cũng tương đối không ổn định và khi bị biến đổi tạo ra hợp chất mới có tính độc nhẹ và có thể gây kích ứng.

Theo tài liệu nghiên cứu mới đây 2014, Sang Eun Bae và cộng sự Trường đại học Korea, Seoul đã nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng của S-allyl cystein (SAC) trong tỏi trắng. Sau khi xử lý nhiệt (chất này được chứng minh có rất nhiều tác dụng dược học). Nhóm tác giả đã đưa ra kết quả nghiên cứu định lượng 19,61 µg/g nguyên liệu khô. Và 124,67 µg/g nguyên liệu khô khi đã xử lý nhiệt. Tác giả cho biết SAC cũng thể hiện nhiều tác dụng sinh dược. Nó tương đối bền nhiệt, môi trường pH… nhưng không độc, không gây kích ứng..

Hàm lượng polyphenol trong tỏi trắng không đáng kể.

Tỏi đen có nhiều dược chất tốt cho sức khỏe

Tỏi đen có nhiều dược chất tốt cho sức khỏe

Quá trình lên men và tăng tác dụng sinh học khi lên men

Trong quá trình lên men, protein trong tỏi tươi bị cắt thành các amino acid, carbohydrate. Đặc biệt allicin thành chất không mùi. Alliin giảm tính kích thích và bị khử oxy vì thế tỏi trắng biến thành màu đen.

Tỏi thay đổi vị, mùi, ăn được, dễ hấp thu và duy trì được giá trị trong y học. Hoạt tính của men SOD (Superoxide dismutase) mạnh gấp 8,7 lần tỏi tươi. Nồng độ polyphenol có tác dụng chống gốc tự do mạnh hơn tỏi tươi 10 lần.

Thành phần khác nhau giữa 2 dạng tỏi tươi và đen:

Thành phần trong tỏi đen khác với tỏi tươi

Thành phần trong tỏi đen khác với tỏi tươi

Khi lên men, tỏi sẽ có chứa một số hợp chất có hoạt tính mà tỏi tươi không có hoặc có rất ít như:

  • Chất polyphenol
  • Flavonoid
  • Carboline
  • Thiosulfate

Ngoài các tác dụng giống như tỏi tươi, tỏi đen còn có thêm những tác dụng rất quý. Trong tỏi có hợp chất SAC với hàm lượng cao. Chất này được chứng minh có nhiều tác dụng sinh học như:

  • Chống oxy hoá
  • Điều biến hệ miễn dịch
  • Ức chế tế bào ung thư cao hơn từ 6 – 12 lần so với tỏi tươi. Khi thử nghiệm trên chuột, chất này có tác dụng chống phân bào trên một số loại ung thư như: Phổi, gan, đại tràng…

Tác dụng của tỏi đen trong điều trị bệnh

Tác dụng của tỏi đen trong việc chống oxy hóa, chống bệnh tật

Tỏi có tính oxy hóa rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại. Chống khỏi bệnh tật, làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể. Chính vì thế tỏi được biết đến là “thần dược” hỗ trợ điều trị các bệnh do các gốc tự do gây ra như:

  • Bệnh tim
  • Viêm khớp
  • Bệnh Alzheimer
Công dụng của tỏi đen trong việc bảo vệ tế bào gan

Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đại học dược Chungbuk (Hàn Quốc) cho thấy: Tỏi có tác dụng rất tốt trong việc ức chế gây tăng cao men gan (AST và ALT). Đặc biệt hiệu quả khi dùng cho các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ hay gặp phải những vấn đề tổn thương về gan.

Tỏi đen hỗ trợ điều trị huyết áp cao và các bệnh về tim mạch

Các hợp chất Polyphenol, Ajoene và S-allyl-L-cysteine trong tỏi đen có khả năng loại trừ gốc tự do trong huyết tương. Từ đó, nó đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị tăng huyết áp. Cụ thể, theo nghiên cứu của Đại học Akita (Nhật Bản), nếu sử dụng tỏi đều đặn sau 14 ngày, những người có tiền sử bệnh cao huyết áp sẽ có chỉ số huyết áp giảm đáng kể (trung bình giảm khoảng gần 35 %).

Tác dụng của tỏi đen trong việc phòng ngừa, hỗ trợ bệnh tiểu đường

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, sử dụng tỏi trong 7 ngày, nồng độ cholesterol tổng và lượng triglyceride trong huyết thanh sẽ giảm rõ rệt. Đồng thời nó cũng làm tăng hàm lượng HDL-cholesterol.

Không chỉ có tác dụng hạ đường huyết và cholesterrol máu, tỏi đen còn cải thiện tính nhạy với insulin và rối loạn lipid máu. Với tính năng chống oxy hóa mạnh, tỏi được biết đến là nguyên liệu ngăn chặn hiệu quả các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Tỏi đen là “thần dược” trong phòng chống và điều trị ung thư

Trong tỏi có hợp chất sulfur hữu cơ. Nó là dẫn chất của tetrahydro carboline có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình lipid hóa cao. Dịch chiết từ tỏi đen còn có tác dụng:

  • Kháng lại các tế bào khối u,
  • Giúp phòng chống và kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư hiệu quả.

Cơ chế tác dụng của tỏi là thông qua con đường kích thích miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.

Đặc biệt, tỏi giàu hàm lượng hoạt chất SAC. SAC làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường. Đây là những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết.

Các tác dụng khác

• Bảo vệ gan: Ổn định men SGOT, SGPT, chống gan nhiễm mỡ,

• Điều biến hệ miễn dịch (immune modulation), giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.

Như vậy, tỏi vừa có tác dụng tốt với sức khỏe, vừa tăng cảm giác ngon miệng. Vì thế, tỏi đen ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong các nhà hàng cao cấp và phối hợp trong nhiều món ăn trên thế giới.

Tỏi đen có rất nhiều tác dụng

Tỏi đen có rất nhiều tác dụng

Tác dụng phụ của tỏi đen

Ngoài những tác dụng tuyệt vời thì tỏi cũng có tác dụng phụ không mong muốn. Để tránh gặp phải tác dụng phụ, người dùng nên lưu ý:

– Không nên dùng quá 20g (tương đương 3 củ tỏi Lý Sơn) đối với người bình thường trong 1 ngày. Không dùng quá 10g tỏi đen đối với người vừa khỏi bệnh và trẻ em dưới 6 tuổi. Khi dùng nhiều sẽ bị nóng trong người, dẫn đến táo bón.

– Khi dùng tỏi ngâm với rượu thì không nên dùng quá nhiều khoảng 10 – 30ml mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều thì cơ thể hấp thụ không hết gây lãng phí.
– Người bình thường có thể ăn tỏi lên men lúc nào cũng được. Nhưng tốt nhất là ăn lúc sáng sớm khi bụng đói.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Tỏi đen không phải là thuốc nên không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Cách chế biến tỏi đen

Cách làm tỏi đúng chuẩn Nhật Bản không hề khó. Với những nguyên liệu đơn giản, các bạn có thể tự làm tỏi lên men ngay tại nhà.

Nguyên liệu làm tỏi đen

  • Nồi cơm điện
  • Bia tươi
  • Tỏi

Cách làm tỏi đen

Bước 1: Chọn tỏi tươi với tép tỏi to, đều và đẹp để lên men tỏi đen. Đây là một bước quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cách làm tỏi đen tại nhà. Sau đó, phơi cho tỏi Khô se lại. Tiếp theo bóc đi lớp vỏ mỏng nhất bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn và cắt đi những cuống tỏi dài.

Bước 2: Cho tỏi tươi vào thau sạch và rưới bia lên để ngâm trong vòng 30 phút. Cứ 1 kg tỏi tươi sẽ ngâm cùng 1 lon bia. Có thể dùng các loại bia tươi hiện nay như Heniken, Sài Gòn, Laru …

Bước 3: Nhanh chóng dùng một tờ giấy bạc và cho tỏi tươi đã được ngâm bia vào và gói lại thật kĩ. Nếu để tiếp xúc với không khí quá lâu thì tỏi sẽ hỏng.

Bước 4: Cho gói tỏi vào nồi cơm điện và bật ở chế độ warm trong vòng 2 tuần. Trong suốt quá trình lên men, chị em có thể mở ra và kiểm tra nhưng không được để tỏi tiếp xúc với không khí quá 5 phút khiến cách làm tỏi đen thất bại. Trong suốt 14 ngày lên men tỏi tươi sẽ chuyển dần từ màu trắng thành màu đen tuyền và có mùi thơm dịu, vị ngọt. Đặc biệt vỏ tỏi đen sẽ khô lại và có màu nâu sẫm.

Cách làm tỏi đen không cần ủ men

Ngoài ra, cách làm tỏi của người Nhật Bản còn cực kì đơn giản không cần ủ men với bia mà vẫn có được thành phẩm chất lượng. Chỉ cần chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu ban đầu thật sạch để đảm bảo cách làm tỏi đen thành công. Sau đó đặt giá làm bánh vào trước để tránh tỏi tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi rồi cho tỏi vào phù hợp với dung tích nồi. Xếp thành từng hàng ngay ngắn, sau đó chỉ cần bật nút warm khoảng 55 – 65 độ C trong vòng 10 – 12 ngày liền.

Bia là thành phần không thể thiếu để lên men tỏi đen

Bia là thành phần không thể thiếu để lên men tỏi đen

Cách sử dụng tỏi đen

Khác với tỏi tươi mùi nồng khó chịu, thì tỏi lên rất sử dụng. Tỏi có thể ăn trực tiếp, ngâm rượu hoặc ép lấy nước

Ăn trực tiếp: Sau khi lên men, tỏi có thể bóc vỏ bên ngoài ăn ngay. Để tốt nhất cho sức khỏe, người lớn ăn 3 – 5 tép/ngày. Đối với người cao tuổi thì chỉ nên ăn 1 – 2 tép/ngày

Ngâm rượu: Cách ngâm tỏi với rượu tốt nhất là nên sử dụng rượu quê hoặc rượu nếp để ngâm. Sau khi ngâm khoảng 2 – 3 ngày nên lắc một lần để rượu ngấm đều và sau 1 tuần có thể lấy rượu ra uống. Rượu tỏi nên nên uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 ml. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tác dụng và cách ngâm rượu tỏi.

Ép lấy nước: Mỗi lần ép cho 3 – 5 nhánh tỏi thêm một chút nước ấm vào ép cùng. Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Uống nước tỏi đen hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe đấy.

Liều dùng và khuyến cáo

Tùy theo mục đích sử dụng trong phòng bệnh hay chữa bệnh và tùy thể trạng của người dùng, liều lượng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, có thể sử dụng trong hay sau bữa ăn:

– Phòng bệnh: Từ 2 đến 3 tép tỏi/ngày,

– Chữa bệnh: Trung bình 1 củ (nhiều tép)/ngày.

Hiện nay, có một số công ty bào chế tỏi đen dạng viên (có kết hợp với dược liệu khác hoặc không), liều dùng sẽ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cách bảo quản tỏi đen

Để bảo quản tỏi lâu hơn trước hết bạn chọn những sản phẩm tỏi có thời gian sản xuất mới nhất. Thời gian sản xuất càng mới thì sẽ càng bảo quản được lâu hơn. Đặc biệt, nên bảo quản tỏi lên men ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất thì các bạn nên để những củ tỏi đen trong ngăn mát tủ lạnh. Điều này giúp tỏi đen giữ được vẹn nguyên dưỡng chất của tỏi đen sau thời gian sử dụng. Sự lưu thông không khí rất quan trọng để vi khuẩn không tấn công tỏi đen và làm hỏng củ tỏi.

Chỉ với cách làm đơn giản này bạn có thể bảo quản tỏi được lâu hơn. Tỏi lên men càng chất lượng sẽ bảo quản được càng lâu. Đừng để tỏi ở những nơi ẩm ướt hay quá nóng. Độ ẩm và ánh sáng trực tiếp là “kẻ thù” của tỏi đen. Bạn cũng không nên để tỏi lên men chung với các thực phẩm khác.

Lưu ý khi sử dụng tỏi lên men:

  • Chỉ mua tỏi đen tại các địa chỉ uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Sản phẩm phải được kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sử dụng tỏi đen theo số lượng cho phép. Không sử dụng quá nhiều tỏi đen tránh lãng phí và có thể cho tác dụng ngược.
  • Bảo quản tỏi đen đúng cách: Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Giá bán tỏi đen trên thị trường

Thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng tỏi để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, hỗ trợ điều trị bệnh ngày càng cao. Tỏi đen dần trở thành một loại thảo dược quen thuộc của người Việt. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến công dụng, đặc điểm của tỏi lên men, đặc biệt là mức giá tỏi hiện nay. Sau một thời gian xuất hiện trên thị trường, giá tỏi đen cũng đã ổn định, không quá đắt như thời kỳ đầu. Mọi người có thể mua tỏi đen chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình với giá cả khá hợp lý.

Giá tỏi đen phụ thuộc vào từng loại tỏi khác nhau và nguồn gốc của loại tỏi đó. Ví dụ tỏi Lý Sơn sẽ có giá cao hơn tỏi đến từ các vùng miền khác như Hải Dương, Phan Rang hay tỏi Trung Quốc. Nhìn chung, giá tỏi đen vẫn phân theo 2 loại cơ bản là tỏi đen nhiều nhánh và tỏi đen cô đơn hay còn gọi là tỏi đen mồ côi.

Giá tỏi đen nhiều nhánh

Loại tỏi đen thông dụng nhất là tỏi đen nhiều nhánh. Trung bình, giá bán tỏi nhiều nhánh giao động khoảng từ 1,2  – 1,5 triệu đồng/kg. Nhiều cơ sở có bán lẻ gói 200gram với giá khoảng 200.000 – 300.000 đồng, rất tiện mua về sử dụng.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, tỏi có công dụng rất đa dạng, tốt cho sức khỏe toàn diện của con người, từ tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, hô hấp, da liễu… Đặc biệt là việc ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp chống trọi lại với bệnh ung thư.

Giá tỏi đen cô đơn

Giá tỏi đen cô đơn cao hơn nhiều so với tỏi đen nhiều nhánh. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do tỏi cô đơn có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp 5 – 7 lần so với tỏi thông thường.  Do kết cấu khác nhau nên loại tỏi cô đơn có cách ủ và lên men khá kỳ công, thời gian làm tỏi đen cũng lâu hơn, đòi hỏi người thợ làm tỏi đen phải có kỹ thuật và kinh nghiệm cao.

Hiện nay trung bình 1kg tỏi đen cô đơn có giá từ 1,5 triệu đồng – 3 triệu đồng. Tùy từng nguồn gốc tỏi đen cô đơn sẽ có giá khác nhau. Nổi tiếng nhất vẫn là tỏi cô đơn Lý Sơn. Khi có nhu cầu mua tỏi đen thì ngoài giá của tỏi thì bạn cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của tỏi để mua được loại tỏi tương xứng với giá tiền.

Giá tỏi đen cô đơn và nhiều nhánh khác nhau

Giá tỏi đen cô đơn và nhiều nhánh khác nhau

Phân biệt tỏi đen thật giả

Để phân biệt tỏi cô đơn Lý Sơn và tỏi cô đơn Trung Quốc chúng ta sẽ có ba cách thức để nhận biết: một là đặc điểm hình thái (tức đặc điểm mắt người quan sát được), hai là đặc điểm cảm giác (như ăn thử, nếm thử hay ngửi mùi thử) và giá cả.

Tỏi cô đơn Lý Sơn

+ Tỏi cô đơn Lý Sơn có màu trắng, củ tỏi nhỏ hơn đầu ngón tay út, tỏi có đầu nhọn và dẹp dài khoảng 2 cm và rộng 1 cm, có lớp vỏ ngoài với nhiều lớp vỏ.

+ Tỏi cô đơn Lý Sơn chứa nhiều tinh dầu nên khi ăn vào có vị cay và thơm nồng riêng biệt.

+ Tỏi cô đơn Lý Sơn có giá từ 700.000 – 900.000 đồng/1kg

Tỏi cô đơn Trung Quốc

+ Tỏi cô đơn Trung Quốc có vỏ bề ngoài không phải màu trắng mà màu hồng nhạt hoặc tím, củ tỏi to hơn đầu ngón tay cái (gần bằng củ hành tím), củ tỏi tròn dài và rộng khoảng 2 cm, lớp vỏ ngoài chỉ có một vỏ tỏi bên ngoài.

+ Tỏi cô đơn Trung Quốc không có mùi thơm nồng

+ Tỏi cô đơn Trung Quốc có giá khoảng 70.000 – 120.000đ/1kg

Các lưu ý khi mua tỏi đen đảm bảo chất lượng

Để có thể lựa chọn đúng loại tỏi đảm bảo chất lượng, nhằm tránh mua phải các loại tỏi đen không đúng chuẩn, thậm chí hàng giả nhái tràn lan trên thị trường hiện nay, bạn nên chú ý:

Nguồn gốc tỏi đen

Bạn nên chọn mua tỏi đen từ nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có bao bì nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông tin nhà sản xuất để mua đúng sản phẩm tỏi đen chất lượng tránh hàng trôi nổi trên thị trường. Quy trình công nghệ làm tỏi đen cần đạt chuẩn phù hợp để đạt giá trị dinh dưỡng tốt nhất. Bạn nên mua tỏi đen tại những đơn vị có thời gian lên men đủ 60 ngày trở lên.

Bạn có thể chọn mua tỏi cô đơn hoặc tỏi đen nhiều nhánh đều được. Tuy nhiên, tỏi cô đơn sẽ là lựa chọn tốt nhất do chỉ có duy nhất một nhánh nên tất cả chất dinh dưỡng của tỏi đều tập trung ở nhánh đó. Bạn nên mua tỏi đen từ những đơn vị lên men từ tỏi cô đơn tươi chọn lọc, tốt nhất là tỏi cô đơn (1 nhánh) ở vùng Lý Sơn, Phan Rang, Quảng Ngãi để có chất lượng tỏi đen tốt nhất. Tuyệt đối không mua tỏi đen được làm từ tỏi Trung Quốc.

Tỏi đen phải đảm bảo được chứng nhận bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Phẩm Dinh Dưỡng, Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Bộ Y tế.

Chất lượng tỏi đen
  • Chọn loại tỏi đen được lên men tự nhiên, có màu đen tuyền, mềm, dẻo, có vị thơm và ngọt.nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Chọn loại tỏi không chất phụ gia, không chất bảo quản.
  • Tỏi đen được loại bỏ hoàn toàn mùi cay hăng ban đầu cực kì dễ dùng và có độ dẻo.
  • Tỏi đen không còn ướt, bóc vỏ không bị dính tay.
  • Tỏi đen có củ tỏi nhỏ chỉ bằng từ ngón cái trở xuống, khá đều nhau.
  • Hạn sử dụng cao.

Xem thêm:

Cách làm tỏi nâu đen – Giadinh.net

Kinh nghiệm mua tỏi đen

Dựa vào những phân tích ở trên, giống như mua bất cứ mặt hàng gì thôi, bạn nên cân nhắc:

  • Hãy tham khảo các thông tin đa chiều từ trên mạng, đánh giá. Hoặc tham khảo ý kiến người thân hoặc bạn bè đã sử dụng sản phẩm.
  • Bạn nên so sánh mức giá tỏi đen mà các nhà cung cấp đưa ra dựa trên nhu cầu sử dụng. Nhiều khi bạn mua được sản phẩm tốt nhưng chưa chắc đã có giá tốt. Hãy cân nhắc các ưu đãi chính sách mà nhà cung cấp đem lại.
  • Khi đã lựa chọn được nơi mua tỏi, bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trên sản phẩm.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button