Giỏ hàng

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối có chữa được không? K lưỡi nên ăn gì?

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biểu hiện của bệnh ở thời kỳ này đã rõ ràng hơn. Người bệnh K lưỡi và người nhà của họ đang có chung câu hỏi có cách nào điều trị? Bệnh có thể chữa khỏi không? Những điều cần làm khi điều trị bệnh ung thư lưỡi sẽ được đề cập dưới đây.

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối và những biểu hiện

Những dấu hiệu của ung thư lưỡi giai đoạn cuối khá rõ ràng. Những cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Khi bệnh tình ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau:

  • Người bệnh thường xuyên mệt mỏi không có lý do. Mật độ thường xuyên và kéo dài vì ung thư đang ở giai đoạn cuối
  • Sút cân nhanh chóng, cơ thể suy kiệt dần. Lưỡi bị lở loét gây đau nhức, không ăn uống được là nguyên nhân khiến cân nặng giảm. Chứng tỏ ung thư lưỡi đang bước vào giai đoạn trở nặng, khó trị liệu.
  • Sốt có biểu hiện nhẹ, có thể kéo dài vài tháng. Người bệnh lúc này sẽ rất mệt mỏi và khó chịu
  • Chứng rối loạn tiêu hóa: người bị bệnh K lưỡi thường ăn nhanh no. Tiêu hóa kém khiến tức bụng, đầy hơi, thậm chí buồn nôn. Bụng trở nên căng dần, đại tiện nhiều lần trong ngày, có lẫn chất nhày.
  • Các triệu chứng khác như: đau tức vùng gan, da đổi màu bất thường.

Khi xuất hiện những biểu hiện ung thư lưỡi giai đoạn cuối người bệnh cần tiến hành trị liệu ngay để tránh trường hợp tế bào ung thư di căn sang các khu vực khác, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Biểu hiện bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Biểu hiện bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Bệnh K lưỡi giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối phát triển theo 3 tiến trình. Với những biểu hiện khác nhau:

  • Giai đoạn IVA: khối u đã di căn đến một số bộ phận khác như thanh quản, xương hàm dưới, vòm miệng và bắt đầu đã lan rộng tới hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IVB: khối u ác tính đã di căn đến sọ, mũi họng tuy nhiên chưa di căn xa
  • Giai đoạn IVC: khối u phát triển nhanh chóng với kích thước bất kì, lan rộng đến hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa trong cơ thể như gan, phổi…

Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, các bác sĩ cần theo dõi cụ thể để biết chính xác thời gian sống của bệnh nhân là bao lâu. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như thể trạng người bệnh, độ tuổi và mức độ chấp nhận các phương pháp điều trị bệnh.

Bệnh nhân mắc bệnh K lưỡi ở giai đoạn cuối không thể chữa khỏi. Chỉ có khoảng 36% người bệnh nếu điều trị với theo đúng phác đồ có thể sống được 5 năm. Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối chữa trị rất khó khăn. Và thường thì tác dụng không được như những giai đoạn trước đó. Chủ yếu hóa trị và xạ trị nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Ngăn không cho khối u phát triển và lan rộng, di căn sang các phần khác của cơ thể.

Các loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh K lưỡi

Các loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh K lưỡi

Người mắc bệnh K lưỡi nên ăn gì?

Người bệnh cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với tác dụng phụ trong quá trình xạ trị, hoa trị ung thư. Cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bệnh nhân khoa học. Điều này vô cùng quan trọng giúp hồi phục sức khỏe sau điều trị.

Người mắc ung thư lưỡi giai đoạn cuối việc ăn uống không hề dễ dàng. Lúc này các vết lở loét đã ăn sau, gây đau đớn dữ dội. Vậy thì những thực phẩm phù hợp với người bệnh trong lúc này là gì?

Tham khảo thêm: Dấu hiệu ung thư lưỡi – Trang tin Sức khỏe đời sống

Các loại thực phẩm nên sử dụng

  • Cho bệnh nhân uống sữa và ăn cháo nấu loãng. Đây là phương án tối ưu nhất trong quá trình điều trị xạ trị. Thực phẩm này dễ dàng và tạo cảm giác đói, người bệnh có thể ăn nhiều bữa hơn trong ngày. Vì không ăn được những thức ăn cứng nên uống sữa và cháo loãng được khuyên dùng.
  • Bổ sung thêm các loại rau xanh tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Có thể chế biến các món ăn được nấu mềm từ rau cải ngọt, đậu, súp lơ,… Nếu ăn uống quá khó khăn bạn có thể luộc lấy nước cho người bệnh dễ ăn hơn.
  • Nên bổ sung ngũ cốc vào các bữa ăn cho bệnh nhân. Tốt nhất là dạng bột có thành phần từ các loại củ quả như đậu nành, lúa mì, khoai lang,… Chế biến theo dạng súp cho các bữa ăn sáng hoặc bữa trưa. Tránh cho người bệnh ăn vào buổi tối vì thời điểm này dạ dày thường khó hấp thụ.
  • Uống nước nhiều, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm bằng các loại nước ép hay sinh tố hoa quả cũng là một cách để bổ sung vitamin. Làm mát cơ thể và góp phần làm dịu những cơn đau đớn trong quá trình điều trị bệnh.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Có thành phẩn được chiết xuất từ những loại thực vật rau củ quả có lợi. Giúp hỗ trợ tối đa khả năng điều trị và phục hồi của người bệnh.

Các loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh ung thư máu

Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối không nên ăn những đồ ăn cay nóng hoặc đồ quá chua hay quá ngọt. Chúng không tốt cho sức khỏe và lưỡi của người bệnh. Quá trình phục hồi lâu hơn nếu như ăn nhiều thực phẩm loại này. Đó là một số chia sẻ về bệnh K lưỡi. Tốt nhất nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh. Thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button