Giỏ hàng

Ung thư thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chữa bệnh

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Ung thư thực quản là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ung thư thực quản. Chữa ung thư thực quản với phương pháp hóa trị xạ trị phẫu thuật, thuốc chữa ung thư thực quản mới. Chi phí khám xét nghiệm điều trị ung thư thực quản ở đâu? Các giai đoạn ung thư thực quản cuối di căn chữa được không, sống được bao lâu?

Ung thư thực quản ở Việt Nam rất hiếm gặp, đa số các bệnh nhân đều được phát hiện ở giai đoạn muộn và việc điều trị khá khó khăn. Bệnh ung thư thực quản hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi và thường gặp ở người trên 50 tuổi ở cả nam và nữ.

Ung thư thực quản là gì?

Thực quản là nơi dẫn thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Thực quản nằm ngay sau khí quản. Ở người trưởng thành thực quản dài khoảng 25cm. 

Ung thư thực quản là một loại ung thư xảy ra trong đường ống tiêu hóa chạy từ cổ họng đến dạ dày. Loại ung thư này thường bắt đầu từ các tế bào lót bên trong thực quản. Sau đó, chúng có thể xảy ra (lây lan) ở bất cứ nơi nào trong ống thực quản.

Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản có mấy loại?

Ung thư thực quản thường có 3 loại. Bệnh được phân loại theo loại tế bào có liên quan.

  • Ung thư tế bào tuyến: Loại này bắt đầu trong tế bào của các tuyến tiết chất nhầy của thực quản, chúng xảy ra thường xuyên nhất ở phần dưới của thực quản. Loại ung thư thực quản này xảy ra phổ biến ở Mỹ.
  • Ung thư tế bào vảy: Các tế bào vảy là các tế bào mỏng trên bề mặt của thực quản. Ung thư tế bào vảy thường xảy ra ở giữa thực quản. Đây là loại ung thư thực quản gặp nhiều nhất trên toàn thế giới.
  • Loại hiếm khác: Bao gồm ung thư tế bào mầm, ung thư tế bào nhỏ, ung thư hạch, u ác tính và sarcoma.

Có thể chia bệnh ung thư thực quản thành 2 loại như sau:

  • Ung thư biểu mô tế bào vẩy: Xuất phát từ tế bào vẩy lót niêm mạc thực quản.
  • Ung thư biểu mô tế bào tuyến: Phát triển trong mô tuyến ở phần dưới thực quản.

Ung thư thực quản có chữa được không, sống được bao lâu?

Đây là một căn bệnh nguy hiểm, căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong. Theo các bác sỹ chuyên khoa, ung thư thực quản có thể chữa được khi bệnh được phát hiện giai đoạn đầu. Tỷ lệ chữa khỏi thành công là 72%. Bệnh sẽ khó chữa, thậm chí không chữa được khi đã ở cuối giai đoạn 3, đầu giai đoạn 4.

Bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn (giai đoạn 4) có thể sống nhiều nhất là 4 đến 6 tháng, có thể kéo dài đến 1 năm.

Những ai dễ mắc ung thư thực quản?

– Những người có người thân từng mắc bệnh ung thư thực quản.

– Những người nghiện thuốc lá, rượu bia lâu năm.

– Những người nghiện ăn đồ cay nóng, mặn.

– Những người làm việc trong nhà máy hóa chất:

Các hóa chất độc hại như amiang, photpho, magie, benzen… nếu đi vào cơ thể sẽ có khả năng làm biến đổi cấu trúc gen. Từ đó phát sinh bệnh ung thư nhanh chóng. Khi các công nhân nhà máy tiếp xúc với hóa chất độc hại, các chất này sẽ đi vào cơ thể họ qua đường khí quản. Hóa chất tồn đọng lại nơi thực quản và các bộ phận khác, gặp tác nhân gây bệnh phù hợp sẽ phát triển thành các khối u ác tính.

– Những người thích ăn thịt:

Các chuyên gia của trường đại học Harvard phát hiện, những người coi thịt lợn, thịt gia súc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản và ung thư đại trực tràng cao hơn 2,5 lần so với những người chỉ ăn thịt vài lần trong một tháng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư thực quản

Ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường không có biểu hiện triệu chứng.

Ở giai đoạn muộn, ung thư thực quản xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Nuốt đau, nuốt khó;
  • Gầy sút cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân;
  • Đau họng hoặc đau lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai;
  • Rát họng, khàn tiếng hoặc ho kéo dài;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Ho ra máu;
  • Nuốt nghẹn;
  • Trớ;
  • Tăng tiết nước bọt;
  • Da sạm và khô;
  • Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ dễ nhận thấy;

Các triệu chứng trên có thể do ung thư thực quản hoặc một căn bệnh nào khác gây ra. Do đó, khi có những biểu hiện khác thường, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.

Triệu chứng ung thư thực quản

Triệu chứng ung thư thực quản

Nguyên nhân ung thư thực quản

Nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư này chưa làm rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có một số những thói quen xấu và tác động từ môi trường sống có thể làm tiền đề hình thành bệnh.

Tiền sử bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng các chất HCl, pepsin, dịch mật… trong dịch dạ dày trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản. Nguyên nhân do dạ dày tiết acid mạnh và các enzym giúp tiêu hóa thức ăn.

Một số trường hợp, acid có thể thoát ra từ dạ dày đi vào phần dưới của thực quản, gây nên hiện tượng trào ngược. Ở một số khác, trào ngược gây ra các triệu chứng như ợ nóng hoặc hoặc đau nhức từ giữa ngực. 

Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản. Khi bệnh nặng có thể kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản có thể gây chảy máu. Bệnh diễn ra trong một thời gian dài làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ưng thư, có thể chuyển thành ung thư.

Thói quen uống rượu, hút thuốc lá

Rượu, thuốc lá là tác nhân của rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư thực quản.  Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, thói quen sống hàng ngày với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… có thể trực tiếp gây bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày …

Từng mắc bệnh ung thư khác

Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra, những người có tiền sử mắc một số bệnh ung thư đầu, cổ cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Theo đó, các bệnh nhân đã từng mắc ung thư đầu và cổ khác có nguy cơ gia tăng phát triển ung thư thứ hai trong khu vực đầu và cổ, bao gồm ung thư thực quản.

Các bệnh lý khác gây hoại tử niêm mạc thực quản như nuốt phải chất acid hoặc các chất phụ gia khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Ngoài ra, các bệnh nhân bị các bệnh ung thư vùng đầu, mặt, cổ có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thứ hai ở vùng này, trong đó có ung thư thực quản.

Nguyên nhân gây bệnh k thực quản là gì? – Soha

Các giai đoạn của bệnh ung thư thực quản

Bệnh ung thư thực quản được chia làm 4 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư chỉ làm ảnh hưởng đến các niêm mạc thực quản. Nếu phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn, các tế bào ung thư phát triển và nhân rộng trong ống thực quản rồi lây lan đến các bộ phận lân cận (họng, dạ dày…).

Giai đoạn 1: Ung thư chỉ nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.

Giai đoạn 2: Ung thư lan đến lớp sâu hơn của thành thực quản hoặc xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận nhưng chưa xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn 3: Ung thư xâm lấn sâu hơn của thành thực quản hoặc xâm lấn tổ chức hạch bạch huyết trong vùng cạnh thực quản.

Giai đoạn 4: Ung thư xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư có thể lan đến mọi vị trí bao gồm: Gan, phổi, não, xương.

Ung thư thực quản có 4 giai đoạn

Ung thư thực quản có 4 giai đoạn

Ung thư thực quản giai đoạn 0

Trong giai đoạn 0, bệnh chỉ mới bắt đầu phát triển và chưa lan rộng ra khỏi niêm mạc của thực quản. Ở giai đoạn này sẽ không tìm thấy hoặc có rất ít triệu chứng bệnh được tìm thấy. Từ 80 đến 90 phần trăm bệnh nhân ung thư thực quản sống thêm được 5 năm khi được chẩn đoán ở giai đoạn 0.

Ung thư thực quản giai đoạn I

Ở giai đoạn này, bệnh đã lây lan sâu hơn vào các mô của thực quản. Tuy nhiên, bệnh chưa ảnh hưởng tới các hạch bạch huyết và các cơ quan gần đó. Bệnh nhân ung thư thực quản được chẩn đoán ở giai đoạn này có tỷ lệ sống là 72% sau 5 năm điều trị.

Ung thư thực quản giai đoạn II

Các tế bào ung thư đã di chuyển vào các mô sâu hơn của thành thực quản và có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống của bệnh nhân sau 5 năm điều trị là 64% phần trăm.

Ung thư thực quản giai đoạn III

Trong giai đoạn III, các tế bào ung thư đã tiến triển qua các thành thực quản và các hạch bạch huyết gần đó. Chúng di chuyển tới các mô xung quanh, nhưng các cơ quan khác chưa bị ảnh hưởng.

Khoảng 30 – 50% phần trăm bệnh nhân ở giai đoạn III được điều trị kết hợp hóa trị và xạ trị có khả năng sống từ 3 – 5 năm.

Ung thư thực quản giai đoạn IV

Trong giai đoạn IV, ung thư đã di căn và lan rộng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Khoảng 20 – 34% bệnh nhân giai đoạn này được điều trị có thể sống được thêm 5 năm.

Ung thư thực quản di căn

Ung thư thực quản di căn ở giai đoạn cuối, khi bệnh đã nặng và khả năng cứu sống bằng 0. Các tế bào khối u tăng sinh nhanh chóng và di căn đến các khu vực lân cận cũng như các bộ phận khác trên cơ thể.

Có những loại ung thư thực quản di căn sau:

  • Ung thư thực quản di căn phổi;
  • Ung thư thực quản di căn gan;
  • K thực quản di căn hạch trung thất.

Khi ung thư đã di căn, thời gian sống của bệnh nhân chỉ còn tính bằng số tháng, cao nhất là là 1 – 2 năm (tinh thần tốt, ăn uống sinh hoạt khoa học, điều trị bệnh không ngắt quãng).

Điều trị ung thư thực quản như thế nào?

Ung thư thực quản được điều trị theo phương pháp Tây y hoặc Đông y. Hiện nay, các biện pháp chữa ung thư thực quản phổ biến nhất vẫn là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp chữa bệnh từ dân gian cổ truyền.

Điều trị ung thư thực quản bằng phương pháp Tây y

Tây y với lợi thế về trang thiết bị y tế tân tiến, các loại bệnh ung thư điều trị theo những phương pháp chung phổ biến. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại cho hiệu quả và tác hại riêng, chi phí không hề rẻ.

Phương pháp điều trị K thực quản bằng phẫu thuật

– Phẫu thuật cắt bỏ khối u nhỏ:

  • Tế bào ung thư rất nhỏ, chỉ giới hạn ở các lớp bề mặt của thực quản và đã không lây lan.
  • Thực hiện bằng cách sử dụng nội soi thông vào thực quản để truy cập vào tế bào ung thư.

– Phẫu thuật cắt bỏ một phần thực quản:

  • Loại bỏ các phần của thực quản có khối u, cùng với hạch bạch huyết gần đó.
  • Thực quản còn lại được nối lại vào dạ dày.
  • Thực hiện bằng cách kéo dạ dày lên để ứng với phần thực quản còn lại.
  • Trong một số trường hợp, một phần ruột già được sử dụng để thay thế những phần bị mất của thực quản.

– Phẫu thuật cắt bỏ một phần của thực quản và phần trên của dạ dày:

  • Loại bỏ một phần thực quản, các hạch bạch huyết gần đó và phần trên của dạ dày.
  • Phần còn lại của dạ dày được kéo lên và nối đến thực quản. Nếu cần thiết, một phần của ruột già sẽ được sử dụng để thay thế.

– Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật:

  • Loại bỏ tận gốc tế bào ung thư thực quản.
  • Không gây đau đớn nhiều.

– Hạn chế của phương pháp phẫu thuật:

  • Gây ra những tổn thương nghiêm trọng: Chảy máu, nhiễm trùng, rò rỉ từ khu vực phẫu thuật.
Phẫu thuật là phương pháp Tây y phổ biến trong điều trị ung thư thực quản

Phẫu thuật là phương pháp Tây y phổ biến trong điều trị ung thư thực quản

Phương pháp hóa trị liệu

Là dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Hóa chất có thể kết hợp xạ trị như biện pháp điều trị nhằm làm giảm kích thước u trước phẫu thuật.

– Ưu điểm của phương pháp hóa trị:

  • Tiêu diệt nhanh, hiệu quả.
  • Tránh sự di căn của tế bào ung thư.

– Hạn chế của phương pháp hóa trị:

  • Gây nôn, ói thường xuyên.
  • Cơ thể yếu, mệt mỏi sau điều trị.
  • Gây rụng tóc.
Phương pháp điều trị laser

Điều trị bằng laser chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong vùng điều trị. Phương pháp này nhằm phá hủy tổ chức ung thư và giải phóng các vùng tắc nghẽn. 

Cơ chế tương tác nhiệt của laser tác động tới các loại tế bào ung thư, các khối u ung thư dưới da như ung thư vú, ung thư da, tuyến mồ hôi, vòm miệng…

– Ưu điểm của phương pháp:

  • Tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ nhưng không ảnh hưởng đến các tế bào sống xung quanh.
  • Giảm bớt rủi ro do phản ứng phụ của các phương pháp khác gây ra.
Phương pháp điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Xạ trị được sử dụng thay cho phẫu thuật khi khối u quá lớn hoặc nằm ở những vị trí khó khăn. Thậm chí, khi khối u không thể loại bỏ được bằng phẫu thuật hoặc xạ trị thì điều trị tia xạ có thể giúp giảm đau và giúp bệnh nhân nuốt dễ hơn. 

Các bác sĩ sẽ sử dụng máy năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ có thể đến từ một máy bên ngoài cơ thể hoặc được đặt bên trong cơ thể, gần mô bệnh ung thư.

Biện pháp xạ trị giúp: Giảm biến chứng bệnh ung thư thực quản giai đoạn muộn. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là:

  • Da có phản ứng như bị cháy nắng, sạm.
  • Đau đớn vùng thực quản, nuốt khó khăn.
  • Tim và phổi bị ảnh hưởng (yếu, hoạt động kém).
Xạ trị giúp điều trị ung thư thực quản

Xạ trị giúp điều trị ung thư thực quản

Phương pháp điều trị quang động học

Đây là phương pháp điều trị ung thư kết hợp giữa một loại thuốc với một loại ánh sáng cụ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư.

– Ưu điểm của phương pháp:

  • Tỷ lệ chữa khỏi cao đến 90% cho một số bệnh ung thư thực quản sớm.
  • Thời gian điều trị ngắn và hiệu quả trong vòng 48 – 72 giờ.
  • Không độc tính, không gây suy giảm miễn dịch hay ức chế tủy xương.

– Hạn chế của phương pháp:

  • Làm cho da và mắt nhạy cảm với ánh sáng trong khoảng 4 tuần sau khi điều trị.
  • Ho, khó nuốt, đau dạ dày, bị đau khi thở.

Tham khảo thêm tại đây:

Nhiều phương pháp điều trị K thực quản mới đột phá – Tuổi Trẻ Online

Phẫu thuật K thực quản bằng nội soi – Tuổi Trẻ Online

Thuốc Fucoidan chữa ung thư thực quản

Fucoidan là một hợp chất siêu nhờn có chứa trong một số loại rong nâu. Chất này được giáo sư Kyllin (Đại học Upsalla – Thụy Điển) tìm ra vào năm 1913.

Fucoidan có 2 dạng: Nước và viên phù hợp với từng giai đoạn bệnh.

– Fucoidan dạng viên:

  • Có 16 công dụng khác nhau, được bổ sung nấm Agaricus thích hợp cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn đầu.

– Fucoidan dạng nước:

  • Có 17 tác dụng, được bổ sung nấm Agaricus, nấm linh chi và một số vitamin lại thích hợp cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối.
  • Fucoidan dạng nước dễ dàng thẩm thấu vào thành ruột, tăng khả năng hấp thu và tối ưu hiệu quả hoạt động của thuốc.

– Thành phần của Fucoidan:

  • D – xylose: Một loại đường đơn giản;
  • D – mannose: Một hợp chất muối;
  • Acid glucuronic;
  • Acid uronic (chiếm hàm lượng nhỏ);
  • D – galactose;
  • Nhóm ester sulfate;
  • Fucose (chiếm hàm lượng lớn).

– Công dụng:

  • Fucoidan khiến tế bào ung thư tự diệt mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh khác.
  • Fucoidan ngăn các mạch máu mới hình thành quanh tế bào ung thư nhằm cắt đứt nguồn dinh dưỡng nuôi tế bào ung thư và sự lây lan của chúng.
  • Đối với riêng những bệnh nhân đang hóa xạ trị, Fucoidan giảm thiểu tác dụng phụ đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

– Liều dùng thuốc Fucoidan chữa bệnh ung thư thực quản:

  • Liều dùng 1: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên.
  • Liều dùng 2: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên.
  • Nên sử dụng sau bữa ăn, không nên ăn quá no.
Thuốc chữa ung thư thực quản hiệu quả - Fucoidan

Thuốc chữa ung thư thực quản hiệu quả – Fucoidan

Thuốc Nam chữa bệnh ung thư thực quản

Có nhiều cách chữa ung thư thực quản, ngoài phương pháp Tây y, người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc Nam dưới đây.

Bài thuốc Nam từ bán liên chi, đương quy, hạ khô thảo

– Nguyên liệu:

  • Bán chi liên;
  • Sinh địa;
  • Bắc sa sâm;
  • Nam sa sâm đều;
  • Huyền sâm;
  • Mạch môn;
  • Đương quy;
  • Bồ công anh;
  • Tỳ bà diệp tươi;
  • Lô căn tươi đều;
  • Chi tử;
  • Bạch anh;
  • Hạ khô thảo: 12g;
  • Bạch hoa xà thiệt thảo: 10g;
  • Hoàng liên: 8 – 10g.

– Cách thực hiện:

Đem tất cả nguyên liệu sao vàng hạ thổ rồi lấy lượng vừa đủ sắc với 2 lít nước sôi. Uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong vòng 2 tháng sau đó khám lại.

Bài thuốc Đông y đàm khí uất kết chữa ung thư thực quản

– Nguyên liệu:

  • Toàn phúc hoa: 12g;
  • Đại giả thạch: 20g;
  • Bán hạ: 8g;
  • Hương phụ: 8g;
  • Mộc hương: 8g;
  • Uất kim: 10g;
  • Đan sâm: 16;
  • Phục linh: 12g;
  • Cát cánh: 12g;
  • Qua lâu: 12g;
  • Phỉ bạch: 12g;
  • Uy linh tiên: 12g;
  • Nam tinh: 8g;
  • Bạch anh: 12g;
  • Hạ khô thảo: 16g;
  • Trúc nhự: 12g;
  • Ngõa lăng tử: 16g.

– Cách làm:

Đem tất cả nguyên liệu sao vàng, hạ thổ rồi lấy lượng vừa đủ sắc với 2 lít nước uống mỗi ngày. Ngày uống 2 – 3 lần, uống sau khi ăn.

Bài thuốc Nam từ trúc nhự, bạch anh, uy linh tiên... chữa K thực quản hiệu quả.

Bài thuốc Nam từ trúc nhự, bạch anh, uy linh tiên… chữa K thực quản hiệu quả.

Bài thuốc Đông y từ hồng hoa, đào nhân, quy đầu

– Nguyên liệu:

  • Sinh địa: 16g;
  • Qui đầu: 20g;
  • Bạch thược: 12g;
  • Xuyên khung: 8g;
  • Đào nhân: 12g;
  • Hồng hoa: 10g.

– Cách làm:

Dùng các nguyên liệu trên thái lát nhỏ, phơi khô rồi sao vàng để dùng dần. Mỗi lần dùng từ 30 – 50g sắc với 2 lít nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa ung thư thực quản giai đoạn đầu từ cá diếc

– Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Con cá diếc sống nặng 300g: 1 con;
  • Tỏi: 2 – 3 củ to;

– Cách làm:

  • Làm sạch cá, bỏ ruột, giữ lại vẩy.
  • Lột vỏ tỏi rồi thái thành miếng nhỏ, nhét vào bụng cá.
  • Gói giấy trắng sạch bên ngoài, đắp đất kín cá, đem phơi khô rồi đốt thành than.
  • Sau đó lấy cá ra nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần, có thể cho vào cháo để ăn.
  • Loại thuốc này giúp giải độc, tiêu thũng, bổ hư tốt cho người mắc ung thư thực quản giai đoạn đầu.
Bài thuốc chữa ung thư thực quản từ tiết ngỗng

Người bệnh ung thư thực quản nên sử dụng tiết ngỗng tươi để uống (Khi tiết còn nóng). Lưu ý nên dùng ống kim tiêm hút máu dưới cánh của con ngỗng. Lượng máu khoảng 5 – 10ml. Máu này có tác dụng hòa vị, giáng nghịch, giải độc.

Bài thuốc chữa ung thư thực quản từ mật ong, uy linh tiên

– Nguyên liệu:

  • Mật ong: 30g;
  • Cây uy linh tiên: 30g.

– Cách làm:

Sắc nguyên liệu trên với nước để lấy nước uống. Người bệnh nên uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Uống kéo dài và thường xuyên trong 1 tuần.

Nấm lim xanh chữa ung thư thực quản

Nấm lim xanh có chứa nhiều các thành phần dược chất quý từ thiên nhiên như: Triterpenes, Polysaccharides, Germanium, Adenosine… Các dược chất này được chứng minh có khả năng chữa các loại bệnh ung thư hiệu quả trong đó có bệnh ung thư thực quản.

Dùng 5 – 30g nấm lim xanh tùy vào thể trạng bệnh sắc với 2 lít nước. Chia nhỏ phần nước nấm lim xanh uống đều trong 24h. Kiên trì uống từ 2 – 5 tháng không ngắt quãng để thấy hiệu quả rõ rệt.

Nấm lim xanh là thảo dược từ rừng tự nhiên hỗ trợ điều trị k thực quản hiệu quả

Nấm lim xanh là thảo dược từ rừng tự nhiên hỗ trợ điều trị k thực quản hiệu quả

Cách phòng tránh ung thư thực quản như thế nào?

Bệnh ung thư thực quản có nhiều cách phòng tránh bệnh khác nhau. Những cách phòng tránh bệnh đơn giản nhất đến từ thói quen sinh hoạt và rèn luyện thể chất của người bệnh. Sau đó là thói quen về ăn uống và cuối cùng là chăm sóc người bệnh đúng cách để cải thiện bệnh và phòng bệnh.

Phòng ngừa bệnh ung thư thực quản bằng lối sống lành mạnh

Để các tế bào ung thư không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, mỗi người cần tạo cho bản thân thói quen tốt và lành mạnh.

Không hút thuốc lá

Khói thuốc lá và các chất kích thích độc hại trong điếu thuốc lá là một nhân tố thuận lợi cho các tế bào ung thư thực quản sinh sôi, phát triển.

Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất, trong đó có 70 chất gây ung thư được chia ra làm 4 nhóm chính:
– Nicotine:
  • Chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí.
  • Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi.
  • Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 – 2 mg Nicotine mỗi điếu thuốc lá. Nicotine nhanh chóng được đưa lên não chỉ trong 10 giây khi hít phải khói thuốc.

– Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá:

Trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ.

– Monoxit carbon (khí CO):

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá đi vào máu và chiếm chỗ của oxy trên hồng cầu. CO gây áp lực lên hồng cầu khiến hồng cầu tạm thời mất chức năng vận chuyển O2. Điều này khiến bạn khó thở.
Hạn chế uống bia rượu

Trong bia, rượu có chứa cồn, chất hóa học chống đông, tạo màu, chất kích thích… Các chất này sẽ làm bong lớp niêm mạc thực quản, dẫn tới sự xâm lấn của các yếu tố gây bệnh. Đồng thời làm gia tăng sự phát triển của các khối u dẫn tới nguy cơ ung thư thực quản.

Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá để phòng bệnh ung thư thực quản

Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá để phòng bệnh ung thư thực quản

Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống nhiều rau quả, trái cây sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư thực quản. Người bệnh và người lành bệnh cần bổ sung nhiều chất xơ, nhiều đạm, protein cho cơ thể để tăng sức đề kháng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm không tốt, nhiều chất tạo màu, hóa chất, đường hóa học…

Bệnh nhân ung thư thực quản ăn gì tốt?

Ăn uống lành mạnh và khoa học góp phần đẩy lùi và ngăn ngừa bệnh tật cực tốt. Do đó, đây là bước chăm sóc và bảo vệ bản thân cần được xem trọng.

Trứng gà – Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Cứ khoảng 100gr trứng gà có thể mang lại 10,8gr protein, 680gr cholesterol. Đây không chỉ là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hệ thần kinh trong nào mà còn là chất cấu tạo nên vitamin D.

Người bệnh ung thư thực quản nên ăn trứng gà theo cách rán hoặc nấu súp, không nên ăn ở dạng luộc vì dễ bị nghẹn.

Các loại bánh mềm, sữa và sữa chua

Những loại bánh mềm có thể tan ngay khi ngậm vào miệng tốt với người ung thư thực quản hơn là những loại bánh vỏ cứng như bánh mỳ. Một số loại bánh mềm như bánh bông lan, bánh gato… Người bệnh nên bổ sung ăn sữa chua và uống sữa tươi ít đường.

Các loại tinh bột tốt cho bệnh ung thư thực quản

Nhiều loại ngũ cốc được xay thành bột như gạo, lúa mì, bột yến mạch là những loại không thể thiếu trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư. Chất tinh bột có nhiều trong khoai tây, khoai lang, củ từ, sắn dây. Người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc luộc, xay nhuyễn nấu thành các món súp, món cháo dễ nuốt.

Rau xanh và trái cây cần thiết cho người bệnh ung thư

Các loại rau củ quả giàu vitamin A, C, E như cà rốt, bí đỏ, cam, đu đủ… Và các loại rau xanh như rau họ cải, súp lơ… Rau xanh và trái cây sẽ cung cấp lượng lớn các vitamin và chất xơ rất tốt cho cơ thể người bệnh.

Tuy nhiên cần tránh các loại nước ép quá chua như nước ép dứa, dâu tây, xoài… Bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, rát.

Bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn nhiều rau xanh

Bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn nhiều rau xanh

Bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn gì trước và sau phẫu thuật

– Trước phẫu thuật:

  • Đối với người gầy yếu: Bổ sung nhóm thức ăn giàu vitamin, protein.
  • Đối với người bị thừa cân: Kiêng thức ăn giàu chất béo.
  • Trước phẫu thuật khoảng 12 giờ không nên ăn và khoảng 8 tiếng trước phẫu thuật không nên uống. Việc này để tránh bị trào ngược dịch hoặc hôn mê khi đang phẫu thuật.

– Sau phẫu thuật:

  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, protein như: Thịt lợn, thịt bò, cá, tôm… và nước ép hoa quả.
  • Nếu bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày: Nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa và ăn thường xuyên vì dạ dày bị thu nhỏ, họ sẽ có cảm giác nhanh no.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, có thể vừa ăn vừa uống nước khi ăn để tránh bị nghẹt.
  • Nếu điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị: Nên ăn uống nhẹ nhàng hơn. Tránh các loại thực phẩm có thể gây cảm giác khó nuốt hoặc nghẹn như thịt dai, bánh mì giòn.

Xem thêm: 

Ăn gì tốt cho bệnh nhân k thực quản – Vietnamnet

Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh ung thư thực quản

– Ăn chế độ dinh dưỡng nhẹ nhàng:

  • Hạn chế ăn đồ cay, nóng, nhiều muối.
  • Ăn nhạt, ít đồ chiên xào.
  • Ưu tiên thực phẩm nhừ, nhuyễn.

– Chế độ ăn thanh nhiệt:

  • Ăn nhiều món luộc mềm.
  • Ăn các món tráng miệng ít ngọt, mềm: dưa hấu, quả mâm xôi…

– Ăn chậm, uống chậm: Giảm bớt đau đớn cho người bệnh khi nhai và nuốt.

– Hãy chia nhỏ bữa ăn:

Thay vì ăn 3 bữa như người thường, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn từ 5 – 6 bữa trong ngày. Tuy nhiên, cần giảm lượng thức ăn và cho bệnh nhân ăn khi đói.

Bệnh nhân ung thư thực quản nên kiêng gì?

– Kiêng thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

– Kiêng thực phẩm chế biến sẵn: Thịt xông khói, xúc xích, thịt đông lạnh, đóng hộp…

– Không ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao.

– Không sử dụng thức uống có ga, chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe… hoặc sử dụng chất lỏng súc miệng có chứa cồn.

– Không nên ăn thức ăn rắn, gây khó khăn cho việc nhai nuốt.

– Một số người có thể bị dị ứng với sữa hoặc đường, có thể gây tiêu chảy, buồn nôn. Nên hạn chế dùng sữa và các chế phẩm của nó kể cả sữa đậu nành trong thời gian đầu.

– Thực phẩm nhiều chất béo như thịt nướng, bánh mỳ kẹp… sẽ khiến người bị ung thư thực quản  khó khăn trong việc nuốt.

– Sữa rất tốt cho cơ thể nhưng cũng cần hạn chế. Vì một số bệnh nhân ung thư thực quản có thể bị dị ứng với sữa, gây buồn nôn hay tiêu chảy. Vì thế, nên bổ sung chất xơ từ rau xanh hay trái cây nhiều hơn.

– Kiêng ăn những món mặn như kho, xào vì sẽ làm viêm, loét lớp niêm mạc thực quản.

Bệnh nhân K thực quản nên kiêng gì trong quá trình điều trị bệnh?

Bệnh nhân K thực quản nên kiêng gì trong quá trình điều trị bệnh?

Chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản như thế nào?

– Lấy lại tinh thần cho bệnh nhân ung thư thực quản:

  • An ủi và gần gũi người bệnh để giảm bớt lo lắng, cảm giác tuyệt vọng. Nên kể những câu chuyện vui, câu chuyện nghị lực chiến thắng bệnh tật (có thật).
  • Đáp ứng mong muốn của người bệnh, làm những điều họ mong muốn.

– Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân:

  • Nấu những thực phẩm mềm, dễ nuốt, nhạt, không cay nhưng phải thơm ngon để kích thích vị giác. Vì người bệnh thường chán ăn, sau phẫu thuật, xạ trị… thường đau và mệt mỏi.
  • Bổ sung thực phẩm giàu: Selenium: Có nhiều trong mè, mạch nha, thịt các loại hải sản, rau cải, măng tây… I-ốt: Có nhiều trong hải sản, tảo đỏ, rong biển… Kẽm: Có nhiều trong hải sản, các loại sò… Molybdanium: Các loại đậu, rau cải, gan động vật…
  • Tập luyện với người bệnh nuốt thức ăn. Trong khi họ ăn, mỗi lần nuốt bạn nên dùng tay ấn vào phần da ở hàm dưới một cách nhẹ nhàng để họ có cảm giác nuốt được dễ.

– Rèn luyện thể chất cho người ung thư thực quản:

  • Đi dạo với bệnh nhân hàng ngày. Việc này để bệnh nhân lạc quan, gần gũi với thiên nhiên, sự sống.
  • Chơi trò chơi ít vận động đến trí óc. Có thể chơi cầu lông, bóng chuyền, chạy bộ để tăng sức đề kháng cho người bệnh, tạo niềm vui trong cuộc sống.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button