Giỏ hàng

Ung thư tử cung có chết không? Cách phòng bệnh ung thư tử cung

Ung thư tử cung có chết không? Ung thư tử cung là bệnh gì? Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào? Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi không? Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả. Ăn gì, uống gì để phòng tránh bệnh K cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?

Ung thư tử cung có chết không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi của bệnh nhân mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Điều này càng khiến nhiều bạn nữ lo lắng, muốn phòng tránh căn bệnh này.

Ung thư  tử cung có chết không?

Ung thư tử cung một khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe phụ nữ. Đặc biệt nó đe dọa đến chức năng sinh sản. Đã có khoảng 95% số phụ nữ có nguy cơ vô sinh hiếm muộn do ung thư cổ tử cung gây nên. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp phát hiện bệnh sớm kịp thời điều trị, có thể còn khả năng làm mẹ. Theo thống kê ở nước ta có tới 7 người phụ nữ chết vì mắc ung thư cổ tử cung trong một ngày. Vì thế, ung thư cổ tử cung có thể cướp đi mạng sống của người phụ nữ bất kỳ lúc nào.

Ung thư tử cung có chết không tùy thuộc từng giai đoạn của bệnh

Ung thư tử cung có chết không tùy thuộc từng giai đoạn của bệnh

Ung thư cổ tử cung giai đoạn nào nguy hiểm nhất?

Ung thư cổ tử cung nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung đều diễn tiến một cách âm thầm. Bị ung thư tử cung có chết không còn phụ thuộc vào dấu hiệu và giai đoạn bệnh.

Với những bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, có lẫn với máu trong âm đạo, ra huyết trắng có mùi hôi, kèm theo đau lưng, đau bụng, đau ở vùng chậu, vùng chân thì hi vọng chữa khỏi chiếm 70% đến 80%.

Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau nhức ở vùng chậu, bị hạ chi và phù nề thì khả năng chữa khỏi bệnh khoảng 40-60%.

Còn với các bệnh nhân mà khối u đã bắt đầu lan khắp bộ phận sinh dục và cơ quan khác của cơ thể thì khả năng điều trị rất khó, chỉ có thể dùng thuốc để kéo dài sự sống.

Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi không?

Nếu được điều trị sớm, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm tỉ lệ khỏi hoàn toàn là có thể. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm, và điều trị tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Tỷ lệ sống của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm nhất là 92%.
  • Ung thư giai đoạn 1, tỉ lệ sống sót từ 80 đến 90%.
  • Ung thư giai đoạn 2 là 50 đến 65%.
  • Ung thư giai đoạn 3 chỉ có 25 đến 35%.
  • Ung thư giai đoạn 4, giai đoạn cuối tỉ lệ sống còn ít hơn 15%

Muốn thoát khỏi căn bệnh này, bạn phải kiểm tra và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Khi còn ở giai đoạn sớm, nhiễm virus HPV bệnh nhân có thể điều trị. Chỉ cần can thiệp các phương pháp nhẹ nhàng, dễ bình phục, và virus không ăn sâu vào trong các tế bào. Việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Phòng tránh bệnh ung thư tử cung

Ung thư tử cung có chết không phụ thuộc vào đời sống sinh hoạt của mỗi người. Có rất nhiều cách phòng tránh bệnh ung thư tử cung. Hầu hết các phương pháp đều dễ dàng thực hiện để chống lại vi rút gây bệnh HPV.

Không quan hệ tình dục sớm

Quan hệ sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HPV. Cơ thể của các bé gái trong giai đoạn này tự bảo vệ rất kém. Dễ dàng bị khuất phục trước sự tấn công của các vi rút gây bệnh. Các bệnh lây lan qua đường tình dục ở lứa tuổi này cũng nhanh hơn. Lý do là bởi các màng nhầy đang ở giai đoạn vô cùng nhạy cảm.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc-xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc-xin trước lần quan hệ đầu tiên

Ung thư tử cung là một loại ung thư có thể phòng ngừa được. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin để phòng nhiễm các týp HPV. Đây là loại vi rút thường gây ung thư cổ tử cung .

Hiện nay tại Việt Nam đã có vắc xin ngừa những týp HPV gây ung thư phổ biến nhất. Loại vắc-xin này được tiêm cho phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi. Những người chưa và đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm. Tiêm vắc-xin phòng bệnh trước lần quan hệ đầu tiên sẽ phòng bệnh được tới trên 90% nguy cơ. Bên cạnh đó những phụ nữ đã có gia đình cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát định kỳ ít nhất 1 năm/1 lần. Phương pháp khám phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) sẽ phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh. Từ đó, người bệnh sẽ có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Xem thêm:

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung – Sức khỏe & Đời sống

Thăm khám phụ khoa định kỳ

Đối với những bạn gái đã có quan hệ tình dục, ngoài tiêm vắc xin phòng bệnh cần thực hiện khám phụ khoa định kỳ và tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/ 1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh. Đối với bạn gái đã quan hệ tình dục, việc phòng ngừa đạt kết quả cao nhất khi kết hợp 2 phương pháp này.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button