Ung thư thực quản đứng thứ tư trong danh sách các bệnh lý ác tính. Đa số bệnh xảy ra ở đàn ông trên 50 tuổi. Chẩn đoán ung thư thực quản sớm có thể giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Triệu chứng bệnh ung thư thực quản
Triệu chứng ung thư thực quản ban đầu là nuốt khó khi ăn thức ăn rắn và không đau, về sau người bệnh sẽ có biểu hiện nuốt khó cả với thức ăn lỏng, thậm chí là nước bọt kèm theo đau.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác khi khối u phát triển như cảm giác vướng, tức nặng, đau âm ỉ sau xương ức,… Tuỳ vào sức ảnh hưởng của khối u đối với các cơ quan lân cận, bệnh nhân có thể bị khó thở, khàn giọng, ho khan, khạc đờm hoặc đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, nấc cục,… Khối u cũng có thể làm cho người bệnh sốt, mệt mỏi, khó ăn uống, sút cân rõ rệt. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh muộn đã có biến chứng như viêm thủng thực quản vào trung thất dẫn tới khó thở bất ngờ, tràn khí dưới da, rò thực quản vào khí phế quản làm thức ăn vào đường hô hấp gây viêm phổi, áp-xe phổi…
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, hầu hết người bệnh ung thư thực quản sẽ suy kiệt rất nhanh và thậm chí là tử vong do không thể ăn uống được.
Có thể chẩn đoán ung thư thực quản sớm được không?
Đối với những người có nguy cơ ung thư thực quản cao như người cao tuổi, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, người béo phì, đã bị các bệnh về thực quản từ trước như trào ngược dạ dày thực quản, dị sản, loạn sản niêm mạc thực quản,… nên khám sức khoẻ định kỳ sàng lọc để có thể chẩn đoán ung thư thực quản sớm.
Nếu có dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán ung thư thực quản dựa trên các triệu chứng của bệnh và kết quả chụp X-quang cùng các xét nghiệm liên quan khác. Người bệnh thường được chỉ định nội soi kết hợp với sinh thiết, siêu âm là một biện pháp tốt để chẩn đoán sớm và chính xác ung thư thực quản.
Nguyên nhân gây ung thư thực quản
Bệnh ung thư thực quản thường gặp ở đối tượng cao tuổi. Theo thống kê, có tới 80% người mắc bệnh này ở độ tuổi 55 đến 85. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3 lần so với nữ giới căn nguyên của nguy cơ này là do lạm dụng rượu và hút thuốc. Hút thuốc làm tăng hẳn nguy cơ ung thư, đặc biệt là khi kết hợp với uống rượu.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây bệnh khác thường gặp là béo phì, từng mắc các bệnh về thực quản như viêm thực quản trào ngược, bệnh tâm vị không giãn, lười ăn rau quả và thức ăn chứa chất xơ, thiếu vitamin A, B2 và C, có thói quen ăn thức ăn chứa nhiều nitrosamin như thịt hun khói, rau ngâm giấm,…
Điều trị ung thư thực quản
Căn cứ vào từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay ung thư thực quản được điều trị chủ yếu bằng ba phương pháp: phẫu thuật, hoá trị và xạ trị. Trong đó biện pháp chính là phẫu thuật hoặc kết hợp phẫu thuật với hoá trị hoặc xạ trị. Ngoài ra cần điều trị nâng đỡ cơ thể bằng các biện pháp nuôi dưỡng phù hợp, điều trị triệu chứng, làm giảm các phản ứng phụ do điều trị hóa chất và tia xạ.
Để phòng tránh ung thư thực quản, chúng ta cần hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh đồng thời tăng cường các yếu tố ngăn ngừa bệnh. Bạn có thể tránh được rất nhiều tác nhân gây ung thư thực quản như thuốc lá, uống rượu bia, các bệnh lý thực quản bằng cách hạn chế và kiểm soát chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau quả và thực phẩm chứa chất xơ, bổ sung các vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết đặc biệt là vitamin A, B2, C, E, selen. Một điều cần nhấn mạnh là triệu chứng của ung thư thực quản thường không xuất hiện cho tới khi khối u đã phát triển rõ vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm, chỉ có như vậy việc điều trị mới cho kết quả tốt nhằm mục tiêu kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bác sĩ Lê Quang Thuận
Theo Sức khoẻ và đời sống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang