Cây thảo sống hằng năm hay sống dai. Thân cứng cao tới 1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng; không cuống. Cụm hoa hình đầu, ở nách lá hay ở đỉnh cành, đường kính 1-1,5cm, cuống dài 2-5cm. Lá bắc xếp 3-4 hàng. Các hoa vòng ngoài hình lưỡi xếp hai vòng, các hoa ở trong hình ống, màu vàng. Quả bế, có mào lông. Mùa hoa quả tháng 10-12 cho đến tháng 5 năm sau. Cúc hoa được trồng trong nước ta để làm thuốc. Vùng Nghĩa Trai (Hưng Yên) có truyền thống trồng cúc hoa.
Thu hái, sơ chế: Cuối thu đầu đông là khi hoa nở. Cắt cả cây, phơi khô trong chỗ râm mát rồi ngắt lấy hoa hoặc chỉ hái lấy hoa, phơi hoặc sấy khô là được.
Mô tả dược liệu: Cụm hoa đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa. Loại hoa đóa nguyên vẹn, mầu tươi sáng, thơm, không có cành, cuống, lá, là loại tốt. Bên ngoài có mấy lớp cánh hoa như hình lưỡi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại. Bên dưới có tổng bao do 3 – 4 lớp phiến bao chắp lại. Mùi thơm mát, vị ngọt, hơi đắng.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh Phế, Can, Thận
Thành phần hoá học: Tinh dầu, flavonoid, vitamin A, Adenin, Cholin, Stachydrin, Vitamin A, Sắc tố của hoa là Chrysantemin khi thủy phân sẽ được glucose và Xyanidin.
Dược năng: Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc.
Liều dùng: 4 – 15g.
Chủ trị:
– Trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt do phong nhiệt ở can gây nên, nặng một bên đầu; điều trị huyết áp cao.
– Uống lâu làm đẹp da, chống lão hóa.
Kiêng kỵ: Khí hư, tỳ vị hàn, tiêu chảy. Dương hư hoặc đầu đau mà sợ lạnh.
Bảo quản: Dễ bị sâu, mọt, mốc. Không nên phơi nắng nhiều vì làm mất hương vị và nát cánh hoa, biến màu. Để nơi cao ráo, khô, đậy kín.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang