Trong cuộc sống ngày nay, ung thư vú nói riêng và các loại ung thư nói chung đang có xu hướng phát triển rất mạnh và trở thành gánh nặng cho gia đình bệnh nhân cũng như toàn xã hội.
Từ ngày 26- 28/4 Hội thảo Ung thư vú Việt – Pháp sẽ được diễn ra tại tại bệnh viện K, với sự có mặt của các chuyên gia đầu ngành về ung thư vú đến từ Việt Nam và Pháp. PGS.TS Trần Văn Thuấn – giám đốc bệnh viện K cho biết, ung thư đang có xu hướng phát triển và trở thành gánh nặng cho toàn xã hội cũng như cho gia đình người bệnh.
Có những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư vú ở tuổi 20-25
Theo số liệu năm 2012 trên thế giới có khoảng 32,6 triệu người đang sống cùng bệnh ung thư (trong vòng 5 năm sau chẩn đoán), 8,2 triệu ca tử vong do ung thư và 14,1 triệu trường hợp mắc mới. Trong đó có 1,7 triệu ca mắc mới ung thư vú, chiếm khoảng 12% tổng số ca mắc mới và 25% trong tổng số ung thư ở phụ nữ -Theo GLOBOCAN 2012.
Bệnh ung thư tại Việt Nam đang ngày một gia tăng và có xu hướng trở thành gánh nặng cho toàn xã hội. Hiện nay, trong các loại ung thư thì ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới với tỷ lệ mắc mới chẩn đoán theo tuổi năm 2010 ước tính là 28,1/100.000 phụ nữ. Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, độ tuổi mắc ung thư vú ở các nước thường là 60-65. Tuy nhiên, ở Việt Nam, độ tuổi mắc ung thư vú chỉ từ 40-50, trẻ hơn nhiều so với các nước khác. Thậm chí, các bác sỹ cũng đã gặp những trường hợp mắc ung thư vú khi mới 20-25 tuổi.
Nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú đã được triển khai thành công tại Việt Nam
Theo PGS, TS Trần Văn Thuấn, kỹ thuật sinh thiết sẽ giúp bệnh nhân ung thư chẩn đoán sớm những khối u chưa thấy được trên lâm sàng bằng định vị kim dây, phương pháp này đang được thực hiện tại bệnh viện K. Bệnh viện K đã áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất không chỉ chẩn đoán bệnh chính xác mà còn phân loại chi tiết các thể bệnh học giúp cho từng bệnh nhân có phương pháp điều trị thích hợp nhất, về mô bệnh học và sinh học phân tử.
Các kỹ thuật chụp cộng hưởng từ với từ lực cao, chụp xạ hình, chụp cắt lớp đa dãy, PET-CT đã giúp đánh giá giai đoạn bệnh, phương pháp này giúp bác sĩ có thể đánh giá kết quả điều trị bệnh tốt hơn thay vì chỉ có X-quang thường và siêu âm ổ bụng như trước kia. Việc sinh thiết các vị trí di căn ở sâu cũng có thể được thực hiện nhờ các phương pháp hiện đại hỗ trợ.
Theo Giám đốc bệnh viện K: “Trong phẫu thuật, với các bệnh nhân ở giai đoạn sớm, khối u nhỏ đã được phẫu thuật bảo tồn chỉ lấy rộng u thay vì cắt toàn bộ vú như trước đây. Đối với bệnh nhân có khối u lớn, không thể giữ được tuyến vú thì phẫu thuật tái tạo vú sẽ giúp bệnh nhân có được tâm lý tự tin sau điều trị. Kỹ thuật phát hiện và sinh thiết hạch gác (hạch cửa) giúp tránh được vét hạch nách ở các trường hợp chưa di căn hạch, hạn chế được các biến chứng tay to, đau, tê bì mà bệnh nhân phải chịu đựng trong nhiều năm”.
Sau các ca mổ, khi phải xạ trị để làm giảm thiểu tác dụng có hại của xạ trị đối với các cơ quan lân cận như phổi, tim, xương sườn… thì các kỹ thuật điều biến liều (IMRT) và các máy xạ trị gia tốc với năng lượng cao chính là sự lựa chọn tối ưu giúp giảm thời gian xạ trị, hạn chế các tác dụng phụ của xạ trị cho người bệnh.
Theo PGS. TS Trần Văn Thuấn, ngày nay bệnh nhân ung thư vú sẽ có cơ hội sống lâu hơn bởi các thuốc điều trị bệnh hiện nay vô cùng phong phú. Các thuốc nội tiết, chống di căn xương mới nhất, hóa chất và hoạt tính chống u cao, tác dụng phụ thấp đều đã có mặt và được áp dụng tại bệnh viện K.
Đặc biệt, bệnh viện đã sử dụng các thuốc điều trị đích trong đó có kháng thể đơn dòng trastuzumab (Herceptin) với khả năng tự tìm tế bào ung thư để tiêu diệt và hạn chế ảnh hưởng đến tế bào lành. Các thuốc chống nôn, thuốc kích thích bạch cầu thế hệ mới đã hỗ trợ tích cực cho các phương pháp điều trị chính, giúp bệnh nhân vượt qua được các tác dụng phụ của điều trị, vào quá trình điều trị bệnh.
Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn: “Nhờ áp dụng những thành tựu mới trong chẩn đoán và điều trị, hiện nay nhiều bệnh nhân ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn sớm với tỷ lệ sống trên 5 năm tới 85,6% so với tỷ lệ 67,7% ở những năm 1990 tại bệnh viện K”.
Nhiều bệnh nhân ung thư vú có thể bảo tồn bầu vú nhưng vẫn xin cắt bỏ
ThS. BS Nguyễn Minh Khánh- Khoa Ngoại vú, BV K khi trò chuyện với phóng viên bên ngoài hội nghị cho biết, với các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú được áp dụng hiện nay, nếu người bệnh phát hiện ung thư sớm trước giai đoạn 1, thậm chí kể cả có u với kích thước 3cm, chưa di căn hạch vẫn có thể truyền hóa chất để khối u không phát triển, nhỏ lại rồi phẫu thuật thì khả năng di căn sẽ rất ít, thậm chí có thể điều trị khỏi. Nhưng, trong thực tế ngày nay, vì vấn đề tâm lý sợ tái phát hay di căn nên một số chị em phụ nữ ở khi đến khám và điều trị ung thư tại bệnh viện K chưa đồng ý về phẫu thuật giữ bảo tồn bầu vú, kể cả bác sĩ tư vấn, có chỉ định giữ vú nhưng vẫn… xin cắt.
“Hơn thế kể cả phụ nữ có con hay chưa có con đều xin cắt vú. Trong khi nếu bảo tồn vẫn nuôi con bình thường, tuyến sữa hoạt động bình thường”- BS Khánh nói.
Theo BS.Khánh đối với các u vú nhỏ, chưa di căn, những bác sĩ đã phẫu thuật bảo toàn và cắt rộng tuyến u và 1/3 tuyến vú. Sau đó, bác sỹ có thể đưa vạt mỡ bụng lên, da mỡ cơ bụng đưa lên hoặc cắt toàn bộ và đặt túi ngực luôn.
Việc này được làm hoàn toàn miễn phí cho người bệnh có nhu cầu tạo hình thẩm mỹ, (bệnh nhân mua túi, còn chi phí tạo hình không mất tiền), thế nhưng có rất ít bệnh nhân muốn tạo hình. Ngày nay chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ người bị ung thư vú có cuộc sống cao thì mới có nhu cầu tạo hình còn hầu hết là cắt.
Theo Sức khỏe & đời sống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang