Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ – do đâu và phòng ngừa bằng cách nào

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, một số vấn đề rất đơn giản nhưng nếu chủ quan sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Vậy bệnh trĩ ở trẻ nhỏ – nguyên nhân do đâu và phòng ngừa như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

– Ngồi bô hơn 30 phút

Trẻ trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn tương đối yếu, sự liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo. Mặt khác, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng nên trực tràng dễ dàng bị di động lên trên. Khi trẻ ngồi bô quá lâu sẽ phải dùng lực và nín thở khiến áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống. Điều này khiến trực tràng dễ dàng lòi ra ngoài khoang ruột.

Ngồi bô lâu là một trong các nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Ngồi bô lâu là một trong các nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Do ở độ tuổi này hậu môn của trẻ không tự động co lại nhiều sau đi vệ sinh nên khi trực tràng đã “rơi xuống” thì khó có thể co lại vị trí ban đầu ngay lập tức. Đây chính là bệnh trĩ. Khi bệnh ở mức độ nhẹ, trực tràng sẽ tự động co trở lại sau khi đi đại tiện nhưng thường xuyên diễn ra điều này sẽ khiến bệnh nặng hơn và đây chính là nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ nhỏ thường xuyên tái phát.

– Táo bón

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị trĩ. Do căng thẳng quá mức trong việc cố gắng đẩy phân cứng ra ngoài nên tạo ra áp lực khiến các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị kích thích, phát triển thành trĩ.
Ngoài ra, hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ cũng là điều kiện góp phần hình thành bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Muốn phòng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ, tốt nhất cha mẹ nên:

– Rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn nhỏ, tốt nhất không nên để trẻ ngồi bô quá lâu, nhất là lúc trẻ mới biết ngồi.

– Tập cho trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, một ngày đại tiện một lần đồng thời kiên trì cho trẻ ngồi bô khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện khoảng vài tuần, trẻ sẽ có phản xạ và tránh được hiện tượng táo bón.

Tăng cường bổ sung rau xanh để phòng ngừa trĩ

– Điều chỉnh chế độ ăn tăng cường rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước đun sôi để ấm, tránh chỉ dùng một loại thức ăn. Mỗi sáng cho trẻ uống một chút nước mật ong pha nước ấm vào sáng sớm cũng là việc làm rất tốt để phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.

– Xoa bụng cho trẻ nhuận tràng nếu như trẻ bị táo bón. Cha mẹ có thể thực hiện điều này bằng cách đặt trẻ nằm ngửa rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, xoa từ bụng trên bên phải sang bụng trên bên trái và xuống đến bụng dưới bên phải. Thực hiện xong lại tiến hành tuần tự theo chiều ngược lại, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Lưu ý không làm mạnh tay.

– Giữ gìn vệ sinh cửa hậu môn cho bé hoặc cũng có thể dùng nước chè, nước lá trầu để rửa hậu môn sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ. Việc làm này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh. Những trẻ trên 3 tuổi nếu bị trĩ có thể dùng thuốc tiêu trĩ với liều phù hợp do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, sa khối đỏ tươi ở hậu môn, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

 

Theo VnExpress

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version