Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối thường bị di căn, gây ra những triệu chứng nặng nề. Theo bệnh viện Ung bướu Tp.HCM những năm gần đây số ca mắc ung thư lưỡi ngày một gia tăng. Khi bệnh nhân phát hiện thì hầu như đã ở giai đoạn cuối, tiên lượng sống không cao. Vậy bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối có biểu hiện gì? Cách chữa ra sao?
Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối có biểu hiện gì?
Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối thường có những biểu hiện rõ ràng như: Lưỡi lở loét, hoạt tử, người mệt mỏi, sút cân… Những triệu chứng đồng bộ toàn thân này buộc người bệnh phải lưu ý đến tình trạng sức khỏe và đi thăm khám.
Biểu hiện ở lưỡi
Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối biểu hiện đầu tiên là ở lưỡi. Lưỡi người bệnh sẽ có những dấu hiệu bất thường như: xuất hiện nhiều vết loét ăn sâu vào lưỡi, lưỡi thay đổi màu sắc, hình dạng… Cùng với đó người bệnh sẽ khó nuốt, khó nhai vì những vết thương trên lưỡi.
Vết loét khó lành, lan rộng và có thể hoại tử khiến hơi thở bốc mùi hôi thối. Nếu vết thương ăn sâu vào động mạch sẽ gây chảy máu ồ ạt. Không cầm máu kịp thời có thể dẫn đến tử vong vì mất máu.
Biểu hiện toàn thân
Mệt mỏi, sốt
Đây là biểu hiện thường thấy ở các bệnh ung thư nói chung. Ung thư lưỡi lại ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của người bệnh. Thiếu chất, cơ thể càng thêm mệt mỏi. Nếu vết loét ở lưỡi bị bội nhiễm, hoại tử, người bệnh còn có biểu hiện sốt nhẹ.
Rối loạn tiêu hóa
Lưỡi là một bộ phận của hệ tiêu hóa. Lưỡi có tác dụng nhào trộn thức ăn, cảm nhận vị giác đồng thời tham gia quá trình nhai, nuốt thức ăn. Vì thế khi bị bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối, hệ tiêu hóa ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.
Ung thư lưỡi khiến người bệnh ăn nhanh no, hay buồn nôn, chướng bụng… Thói quen đi cầu cũng thay đổi: đi đại tiện nhiều lần, phân dính chất nhày… Đó là những biểu hiện đáng ngờ của bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối.
Biến chứng bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối
Ung thư lưỡi phát triển nhanh, độ xâm lấn mạnh. Khối u dễ ăn sâu vào động mạch lưỡi gây chảy máu không kiểm soát. Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối có thể di căn đến quai hàm, khiến lưỡi bất động. Bệnh có thể di căn gây ung thư phổi, ung thư gan dẫn đến tử vong.
Cách chữa bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối
Đến giai đoạn cuối, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư lưỡi chỉ còn hơn 30%. Nếu bị di căn sang gan, phổi, thì tiên lượng sống càng thấp. Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối cần được điều trị bằng cách phối hợp nhiều phương pháp.
Phẫu thuật triệt căn kết hợp với xạ trị, hóa trị
Bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối thì khối u ung thư đã phát triển mạnh, khó kiểm soát. Vì vậy cần phải kết hợp cả 3 phương pháp để hiệu quả điều trị tốt nhất.
Hóa trị
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được truyền hóa chất. Việc này giúp giảm kích thước khối u, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Từ đó quá trình phẫu thuật sẽ đem lại kết quả tốt hơn, mức độ tổn thương giảm thiểu.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp chính trong điều trị bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Tùy thuộc vào kích thước, mức độ xâm lấn của khối u, các bác sĩ sẽ cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ lưỡi. Phẫu thuật triệt căn có thể loại bỏ phần lớn khối u ra khỏi cơ thể, ngăn chặn ung thư di căn, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Xạ trị
Xạ trị thường được áp dụng sau khi tiến hành phẫu thuật. Xạ trị giúp loại bỏ, tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Có thể áp dụng xạ trị ngoài hoặc xạ trị áp sát trực tiếp vào lưỡi.
Như vậy, xạ trị, hóa trị sẽ bổ trợ, hỗ trợ phẫu thuật đem lại hiệu quả. Hiện nay, Y học phát triển, sau khi phẫu thuật cắt bỏ, lưỡi có thể được tái tạo. Tuy cảm giác không chân thật nhưng chức năng nhai, nói vẫn được đảm bảo.
Cách chữa khác
Ung thư lưỡi không phải là căn bệnh hiếm gặp. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ung thư lưỡi vẫn điều trị khỏi. Vì thế, người bệnh cần có tinh thần lạc quan và chế độ dinh dưỡng phù hợp để chiến thắng bệnh tật.
Liều thuốc tinh thần
Với bệnh nhân ung thư nói chung, tinh thần lạc quan vui vẻ quyết định rất lớn đến kết quả điều trị. Nếu bệnh nhân chán nản, không muốn sống thì mọi cách chữa trị đều vô hiệu. Vì vậy, khi mắc bệnh, bệnh nhân hãy cố gắng giữ tâm trạng lạc quan, vui vẻ để chống chọi với bệnh tật.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Song song với việc giữ tâm trạng lạc quan, người bệnh cần có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Khi lưỡi đau có thể dùng thức ăn dạng loãng, súp và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng…
Thực hiện được như vậy thì bệnh nhân cũng góp phần tạo kết quả điều trị tốt hơn. Dù bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối tiên lượng sống thấp nhưng vẫn còn cơ hội. Hãy hi vọng, suy nghĩ tích cực khi còn có thể!
Xem thêm:
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang