Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Các lưu ý về sử dụng thuốc khi bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường diễn ra quanh năm tại Việt Nam. Tuy nhiên đỉnh điểm của những đợt bùng phát là vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm khi mà khí hậu ẩm ướt, sinh ra nhiều muỗi.

Một số triệu chứng của người bị sốt xuất huyết gặp phải là cảm cúm, sốt phát ban, viêm họng. Chính vì những biểu hiện như vậy nên người bệnh thường chủ quan, tự mua thuốc về uống, dẫn đến những hậu quả không thể lường trước, thậm chí đã có những trường hợp tử vong. Vậy, bạn cần lưu ý gì về sử dụng thuốc khi bị sốt xuất huyết, đâu là loại thuốc được dùng, đâu là loại thuốc không được dùng.

Chú ý khi chọn thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau

Thuốc hạ sốt, giảm đau là loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này. Paracetamol đơn chất có tác dụng giảm đau nhanh chóng, hạ sốt, thích hợp để hỗ trợ trong điểu trị sốt xuất huyết. Trong mỗi hợp thuốc cũng có hướng dẫn sử dụng, ghi rõ cách dùng, liều dùng, khi sử dụng bạn nên đọc thật kỹ, tránh uống sai cách. Thời gian được khuyến cáo là cách 4 – 6 giờ thì được uống 1 lần. Nếu khoảng cách thời gian ngắn hơn, hoặc số thuốc mỗi lần uống nhiều hơn quy định sẽ gây quá liều, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như ngộ độc, suy giảm chức năng gan, tổn thương đến gan… Bên cạnh đó, suy giảm chức năng gan sẽ gây nên tình trạng rối loạn đông máu vô cùng nguy hiểm, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng, khó chữa hơn. Một lưu ý nữa là không được uống rượu bia trong khi đang sử dụng thuốc bởi điều đó làm gia tăng tác hại trên gan của paracetamol.

sốt xuất huyết

Thời gian được khuyến cáo uống thuốc là cách 4 – 6 giờ thì được uống 1 lần.

 

Tuyệt đối tránh aspirin

Đặc biệt cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng aspirin trong khi bị sốt xuất huyết. Đây tuy là thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Chính vì thế nên nó có khả năng chống đông máu nên không thích hợp cho người có bệnh ưa chảy máu hay những người có nguy cơ chảy máu khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Việc dùng aspirin khiến cho nguy cơ chảy máu tăng cao, không thể cầm được xuất huyết, khiến cho tình trạng rối loạn đông máu trở nên trầm trọng, diễn biến khó lường hơn, có thể gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày, nội tạng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Bên cạnh đó là nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày… Khi trẻ em sử dụng thuốc có thể gặp phải hội chứng Reye, một hội chứng liên quan đến não và gan, gây nên hiện tượng suy gan, phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não… Dấu hiệu để nhận biết là người bệnh có triệu chứng thở nhanh, gấp, lượng đường trong máu thấp, có thể co giật, hôn mê. Chủ yếu hội chứng Reye xuất hiện ở những trẻ dưới 5 tuổi, tuy nhiên vẫn có trường hợp gặp ở các bé có độ tuổi lớn hơn. Đây là một căn bệnh nguy hiểm chưa có cách điều trị, dẫn đến tử vong chỉ sau vài ngày, may mắn hơn thì cũng trở thành người tàn phế suốt đời.

Hiện nay trên thị trường thuốc có một số sản phẩm có tác dụng phối hợp chữa cảm cúm, giảm đau có chứa kháng viêm không steroid như diclofenac hay ibuprofen… không có lợi cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Người bệnh cần phải lưu ý kỹ, tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng thuốc để điều trị sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết ở trẻ em gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp bù dịch sớm bằng đường uống

Với trường hợp mắc sốt xuất huyết, người bệnh nên uống nhiều nước đã được đun sôi để nguội hay nước oresol, nước ép hoa quả, nước cháo loãng có muối. Riêng với nước oresol thì phải pha đúng quy định về tỉ lệ được in trên bao bì, sử dụng nước đun sôi để nguội để.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng khi gặp phải bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết do virus gây nên, trong khi đó kháng sinh lại không có tác dụng diệt virus. Kháng sinh chỉ được dùng khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng. Việc có nhiễm trùng hay không người bệnh không thể tự nhận biết được mà cần sự thăm khám của bác sỹ, và khi dùng kháng sinh còn phải tránh các loại kháng sinh gây ảnh hưởng gan, thận, suy giảm tiểu cầu.

Chính vì thế, người bệnh không được tự ý mua thuốc, vừa gây lãng phí lại có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân phải mang trong mình bệnh sốt xuất huyết cũng như dị ứng thuốc, rất khó điều trị đồng thời.

 

Theo Sức khoẻ & Đời sống

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version