Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu bệnh nhân phát hiện những khối u bất thường không rõ nguyên nhân trong một thời gian dài cần phải đi khám ngay vì đây có thể là triệu chứng bệnh ung thư hạch.
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện K, thông thường bệnh ung thư hạch sẽ được chẩn đoán bằng cách tiến hành khám lâm sàng những dấu hiệu bất thường của sức khỏe và các khối u, hạch xuất hiện trên cơ thể bệnh nhân.
Xét nghiệm máu là phương pháp đầu tiên mà các bác sĩ có thể làm để có thể xác định ung thư hạch. Cần chú ý tới kết quả Lactate Dehydrogenase bởi vì đây là một chất sẽ tăng cao nếu như bệnh chuyển biến nặng.
Khám lâm sàng cũng là một phương pháp điều trị ung thư phổ biến được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán ung thư hạch. Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra những vùng trên cơ thể như nách, bẹn, cổ để đánh giá số lượng khối u, kích thước cũng như vị trí của các khối u trên cơ thể bệnh nhân. Nếu tiền sử gia đình người bệnh có người mắc ung thư hạch thì nguy cơ bị ung thư hạch của bệnh nhân sẽ cao hơn.
Một phương pháp nữa mà các bác sĩ của bệnh viện K thường xuyên sử dụng trong quá trình chẩn đoán ung thư hạch đó là kiểm tra hình ảnh. Những phương pháp kiểm tra hình ảnh gồm: chụp X-Quang, CT, MRI, siêu âm, đồng vị phóng xạ.
Phương pháp chụp X-Quang sẽ cho phép các bác sĩ quan sát hạch ở cuống phổi, hạch trung thất, hạch vú… để phát hiện khối u có xâm lấn sang các cơ quan khác hay không.
Chụp CT có thể phát hiện ra những tổ chức hạch. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sẽ được sử dụng phương pháp siêu âm có khả năng phát hiện ra các hạch bạch huyết có đường kính lớn hơn 2cm. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sử dụng các phương pháp: chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp đồng vị phóng xạ… để xác định ung thư hạch.
Theo Bệnh viện K
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang