Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang ở từng giai đoạn

Ở từng giai đoạn của bệnh sẽ có các phương pháp điều trị ung thư bàng quang khác nhau. Ung thư bàng quang có thể sớm được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời.

Trước khi điều trị ung thư bàng quang, các bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ phát triển của bệnh cũng như giai đoạn của bệnh để đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp nhất, ít để lại di chứng nhất. Đối với ung thư bàng quang ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể tiến hành cắt u nội soi qua niệu đạo, kết hợp với hóa trị liệu hay miễn dịch trị liệu. Còn với các trường hợp ung thư bàng quang xâm lấn, phương pháp cắt bàng quang kết hợp với hóa chất toàn thân hay xạ trị là cần thiết hơn cả.

Hình ảnh tế bào ung thư bàng quang

Hình ảnh tế bào ung thư bàng quang

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn bệnh mới được hình thành nên có thể được điều trị thành công bằng các phương pháp: BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang; cắt, đốt u qua nội soi và điều trị bổ trợ bằng BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang.

Cách điều trị u giai đoạn I: Áp dụng phương pháp cắt u qua nội soi kết hợp với BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang. Khi u G3- 4 lan rộng, các bác sĩ sẽ cắt bàng quang bán phần kết hợp với BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang.

Điều trị u giai đoạn II, III (T2, T3a, u nhỏ): Đối với ung thư bàng quang giai đoạn 2, phẫu thuật cắt bàng quang bán phần đảm bảo diện cắt 2cm hoặc toàn bộ bàng quang tùy theo vị trí u, kết hợp vét hạch chậu bịt hai bên là phương pháp thích hợp nhất.

Tất cả các giai đoạn của ung thư bàng quang trên đều cần kết hợp với phương pháp hoá trị liệu bổ trợ sau mổ. Một số ca chọn lọc, có khối u lớn lan rộng có thể cân nhắc hoá trị liệu tân bổ trợ trước mổ.

Điều trị ung thư bàng quang bằng hóa trị

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn IV: Khi chưa xảy ra hiện tượng ứ nước thận, các bác sĩ cần tiến hành xạ trị đơn thuần, tổng liều 55 – 65 Gy trải liều 5 ngày trong 1 tuần, mỗi ngày 200-250 Rad. Đối với một số trường hợp được chọn lọc có thể cân nhắc hoá xạ trị đồng thời. Còn đối với trường hợp đã ứ nước thận, phẫu thuật đưa niệu quản ra da hoặc dẫn lưu thận, kết hợp chăm sóc và điều trị triệu chứng là cần thiết nhất để giúp điều trị ung thư bàng quang hiệu quả.

Ung thư bàng quang có thể được điều trị dứt điểm nhưng rất dễ tái phát lại nếu như chúng ta không biết cách phòng chống bệnh. Tỷ lệ tái phát bệnh từ 52% – 73% từ 3 – 15 năm sau. Do đó cần có chế độ theo dõi bệnh nhân suốt đời, các bệnh nhân cần phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần, tiến hành kiểm tra bằng lâm sàng, thử nước tiểu và siêu âm hoặc soi bàng quang. Nếu thấy bắt đầu tái phát thì điều trị tiếp ngay.

Để ngăn ngừa ung thư bàng quang tái phát, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với các yếu tố được cho là nguy cơ hàng đầu gây ra ung thư bàng quang: không hút thuốc lá, hạn chế hít phải khói thuốc lá; sử dụng các đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong các ngành công nghiệp mà phải tiếp xúc với hóa chất; uống nhiều nước; chế độ ăn nhiều rau quả có thể phòng chống ung thư bàng quang.

 

Theo Sức khỏe & đời sống

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version