Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cách nhận biết và ngăn chặn loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là Aedes, chúng thường đốt người vào ban ngày, đặc biệt là từ 8 đến 10 giờ sáng. Việc nhận biết đặc điểm của chúng và phòng tránh là rất cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Theo tài liệu từ Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên Aedes aegypti có đặc điểm nhận dạng là màu đen; chân, bụng và thân có khoang đen rất rõ rệt, chúng thường được gọi là muỗi vằn. Vùng ngực của muối Aedes có các vảy màu trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng. Loài muỗi này có khả năng chứa virus sốt xuất huyết Dengue được truyền từ người nhiễm virus, người bị muỗi chứa virus này đốt sẽ bị lây bệnh.

Đặc tính của loài muỗi này là thường sống trong nhà, ở gần người và thích trú đậu ở nơi có ánh sáng yếu, chúng thường trú ẩn ở các góc hoặc xó tối trong nhà hoặc trên quần áo, dây phơi, chăn màn và các vật dụng khác.

Thời điểm muỗi vằn cái hay đốt người nhất là ban ngày, đặc biệt là sáng sớm và chiều tối. Chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi sẽ lao vào đốt và hút máu nhanh chóng; đặc biệt chúng bám mồi rất dai, chỉ khi hút no máu mới chịu bay đi.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Nhiệt độ môi trường có thể tác động đến khả năng hút máu của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Tuy nhiên, khả năng hút máu của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lại phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, nếu nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 23­ độ C thì chúng gần như không thể hút máu. Do vậy, loài muỗi này sinh trưởng mạnh nhất vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình tháng trên 20 độ C và thời tiết nóng ẩm.

Chu kỳ phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Thời gian muỗi vằn đẻ trứng cho đến khi thành bọ gậy mất khoảng 7 ngày nhưng thời gian bọ gậy phát triển thành muỗi trưởng thành chỉ mất 2 đến 3 ngày. Thời gian sống của loài muỗi cái chuyên hút máu người lên đến 20 – 40 ngày.

Chu kỳ sống của loài muỗi hút máu người

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết này thường đẻ trứng và sinh sản tại các ao, vũng nước hoặc vật dụng chứa nước sạch trong và xung quanh nhà như bể nước, vại, lu, chum, khạp, giếng nước,…

Chúng ta có thể ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của loài muỗi này bằng cách ngăn chặn quá trình đẻ trứng và phát triển thành bọ gậy của chúng. Cụ thể, cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, với các dụng cụ đựng nước sạch nên thả cá ăn bọ gậy, nên thay nước thường xuyên trong 7 – 10 ngày; nên phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh môi trường sạch sẽ để chúng không có chỗ sinh trưởng.

Nếu muỗi hoạt động mạnh với mật độ cao hoặc đang xảy ra dịch bệnh thì bạn nên dùng hoá chất diệt muỗi như malathion, permethrin…, phun ULV (ultra – low volume) dưới dạng sương mù để tiêu diệt muỗi trưởng thành.

 

Theo Dân trí

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version