Để giúp người bị ung thư thanh quản tăng cường sức đề kháng hoặc cảm thấy ngon miệng sau khi điều trị thì thực đơn dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý là một điều không thể thiếu.
Các bạn đã biết làm thế nào để xây dựng một chế độ dinh dưỡng và thực đơn phù hợp với người mắc căn bệnh này chưa? Sau đây sẽ là những lưu ý giúp cho việc chăm sóc người bệnh ung thư thanh quản trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc cho người bị ung thư thanh quản
Nhiều trường hợp bệnh nhân sau điều trị ung thư thanh quản sẽ không còn cảm giác ngon miệng mỗi khi ăn bởi sự thay đổi của vị giác và khứu giác. Do đó, việc lựa chọn thức ăn hợp lý cho những bệnh nhân này là rất quan trọng.
Đảm bảo thức ăn có chứa nguồn dinh dưỡng tốt để cung cấp đủ năng lượng và protein giúp bệnh nhân không bị gầy, sút cân cũng như giúp bệnh nhân phục hồi sức khoẻ và vết thương.
Việc ăn uống của người bệnh ung thư thanh quản sẽ trở nên khó khăn bởi vì miệng bị khô do hệ quả của các tia xạ, vì vậy nên cho bệnh nhân ăn đồ lỏng, ẩm với nước sốt, cháo, súp và sữa sẽ dễ nuốt hơn.
Đa số, hậu phẫu thuật hoặc xạ trị, các bệnh nhân ung thư thanh quản sẽ được đặt ống thông dạ dày. Do đó, hầu hết các bệnh nhân đều có thể quay trở lại chế độ ăn bình thường.
Một số bệnh nhân thấy nuốt chất lỏng dễ hơn, tuy nhiên, cũng có trường hợp khác thì ngược lại, do đó, đôi khi nên để bản thân người bệnh tự tìm ra cách ăn phù hợp cho chính họ.
Bệnh nhân ung thư thanh quản nên ăn gì?
Cháo loãng: Bất kỳ món cháo loãng nào đều rất phù hợp cho thể trạng của những người bị ung thư thanh quản.
Các loại ngũ cốc và trái cây: Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại ngũ cốc đã qua tinh chế, gạo trắng, bánh mì, sữa chua và phô mai để bổ trợ thêm. Ngoài ra, cũng có thể ăn trái cây và rau quả, nhưng lưu ý những thực phẩm này cần được nấu chín (ngoại trừ rau diếp, cà chua, chuối và bơ).
Cung cấp đủ protein: Các loại thực phẩm mềm nhưng lại giàu protein như cá, thịt gia cầm không da, thịt bò thăn, trứng và bơ đậu phộng cũng là những loại thực phẩm hợp lý cho người ung thư thanh quản.
Chất béo: Có thể sử dụng thêm các loại chất béo như bơ, mayonnaise, dầu thực vật, kem và kem chua…để làm phong phú hơn chế độ ăn dành cho người bệnh. Trên thực tế, việc cho thêm chất béo vào khi chế biến thức ăn có thể làm cho chúng mềm hơn, dễ ăn và không gây đau họng.
Những thực phẩm nào người bệnh cần tránh?
Những loại thực phẩm nào cứng, cay hoặc khó nhai và nuốt thì tốt nhất bạn nên loại bỏ khỏi thực đơn:
Những loại trái cây chưa nấu chín: Hạn chế để người bệnh ăn trái cây, rau tươi chưa được nấu chín, hoặc các loại rau củ chiên, rán khô như khoai tây chiên, khoai lang chiên,…
Không sử dụng đồ uống có hàm lượng axit cao: Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khuyến cáo người bệnh ung thư thanh quản nên tránh xa các loại đồ uống nóng, rượu và nước ép trái cây có chứa hàm lượng a-xít cao nếu miệng đau nhức, ví dụ như nước ép cà chua, nước chanh và nước cam…
Những mẹo giúp việc ăn uống của bệnh nhân ung thư thanh quản trở nên dễ dàng hơn
Nên chia bữa ăn thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn lớn như bình thường. Ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể giúp cho người mắc ung thư thanh quản dễ ăn, dễ hấp thu được nhiều thực phẩm hơn.
Nên cắt thức ăn thành những miếng nhỏ hặc nghiền nhừ, pha trộn với những loại thực phẩm làm cho thức ăn trở nên dễ nuốt hơn. Điều này giúp cho quá trình nuốt của người bệnh trở nên dễ dàng hơn và ít áp lực lên họng. Ngoài ra, khi uống các loại đồ uống nên sử dụng ống hút.
Hậu xạ trị khi điều trị ung thư thanh quản sẽ khiến cho bệnh nhân mất đi cảm giác thèm ăn, do đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi vậy, người nhà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những phương pháp bổ sung thêm dinh dưỡng qua thuốc uống hoặc tiêm cho bệnh nhân.
Theo Phunutoday
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang