Nhiều người khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa như nổi mẩn đỏ, ngứa ngày thường tự ý mua thuốc về bôi dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Việc điều trị viêm da cơ địa cần nghe theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
Bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh eczema. Đây là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Đặc trưng lâm sàng của bệnh là tổn thương da dạng chàm kèm ngứa và một hàng rào biểu bì bị khiếm khuyết. Đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát.
Trên thế giới, người ta ước tính có đến 1/5 dân số ở các nước phát triển bị mắc bệnh viêm da cơ địa mạn tính. Đa số các trường hợp bệnh bắt đầu từ khi bẩm sinh.
Người bị viêm da cơ địa thường xuất hiện dị ứng, bao gồm những người bị hen phế quản, dị ứng thức ăn và viêm mũi dị ứng. Trong viêm da cơ địa, việc khiếm khuyết chức năng hàng rào biểu bì sẽ kích hoạt và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da. Viêm da cơ địa gây ngứa khiến bệnh nhân gãi liên tục, làm đỏ da, có vảy, nứt nẻ và tăng khả năng nhiễm khuẩn thứ phát.
Trên lâm sàng, biểu hiện của viêm da cơ địa thay đổi rất rộng, từ thể tối thiểu viêm da bàn tay tới thể đỏ da toàn thân. Thể cấp và bán cấp thường gặp ở trẻ em và đặc trưng bởi các mảng ban dát đỏ, mẩn ngứa với các vết trợt da và chảy dịch nghiêm trọng. Trong khi đó, thể bệnh mạn tính đặc trưng bởi các mảng liken hóa và trợt da.
Do bị ngứa ngáy nên bệnh nhân viêm da cơ địa thường cào gãi, dẫn tới liken hóa và hình thành các sẩn mảng. Các yếu tố kích hoạt khác như: dị nguyên, giảm độ ẩm, đổ mồ hôi nhiều và chất kích thích nồng độ thấp… có thể khiến tình trạng ngứa tăng lên và làm người bệnh ngứa, gãi nhiều hơn.
Mục tiêu chủ yếu trong phương pháp trị liệu viêm da cơ địa là hồi phục chức năng hàng rào thượng bì da và giảm viêm da. Một số loại thuốc bôi truyền thống thường được lựa chọn cho viêm da cơ địa bao gồm: các chế phẩm làm mềm da bán không theo đơn, corticosteroid bôi, thuốc ức chế calcineurin và liệu pháp ánh sáng.
Một số loại điều trị toàn thân bao gồm: methotrexate, cyclosporine, corticosteroids, azathioprine, interferon-g và mycophenolate mofetil. Tuy corticosteroid bôi ngoài da được kê đơn rộng rãi để điều trị viêm da cơ địa, nhưng chúng liên quan tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn do corticosteroid bôi được hấp thu qua da có thể liên quan tới những tác dụng phụ toàn thân, đặc biệt ở trẻ em và người già có da mỏng hơn và dễ hấp thu thuốc hơn.
Các tác dụng phụ toàn thân bao gồm: suy trục dưới đồi, tuyến yên, thượng thận, bệnh cushing và hoại tử chỏm xương đùi. Các tác dụng phụ dưới da bao gồm: nấm da, teo da, rạn da, viêm da tiếp xúc. Tác dụng phụ phổ biến nhất khi dùng corticosteroid bôi là bùng phát bệnh do ngưng sử dụng thuốc. Điều này được minh họa trong một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện bởi Takahashi-Ando và đồng nghiệp với 918 bệnh nhân viêm da cơ địa. Nghiên cứu cho thấy 63,9% bệnh nhân đã trải qua đợt bùng phát do ngưng sử dụng corticosteroid.
Điều trị viêm da cơ địa cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc, nhất là đối với trẻ nhỏ để ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc.
Theo News.zing
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang