Các chuyên gia y tế đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về các phương pháp điều trị ung thư “truyền miệng” mà người bệnh cũng như nhiều người dân đang ngộ nhận, nguy hiểm hơn những phương pháp này còn có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Những bài thuốc dân gian có điều trị được bệnh ung thư?
Các chuyên gia đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ bạn đọc như ung thư có thể được điều trị bằng các loại lá, bài thuốc cổ truyền hay không. Một bạn đọc thấy quảng cáo cây Trinh nữ Hoàng Cung có thể điều trị được ung thư nên đã hỏi loại cây này có thể điều trị bệnh được không? Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ, cây Trinh nữ Hoàng Cung không phải là phương pháp điều trị mà chỉ hỗ trợ cho những người bị bệnh ung thư tử cung và ung thư tiền liệt tuyến chứ không phải là thuốc điều trị được bệnh…
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã ứng dụng cho bệnh nhân uống để giúp đỡ trong quá trình điều trị. Nhưng đó chỉ là cách giúp đỡ chứ không thể được coi là điều trị ung thư. Theo PGS.TS Phạm Duệ – Bác sĩ cao cấp ở Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai đã nhắc nhở, hiện nay đang có một loại cây khác rất giống cây Trinh nữ Hoàng Cung, nếu để hai loại cây này gần nhau rất dễ nhầm lẫn, khó có thể phân biệt. Do đó, phải hết sức cẩn thận.
Câu hỏi: cây xạ đen có thể điều trị được ung thư không?
Theo TS. Phạm Duệ chia sẻ, với kiến thức mới nhất từ Viện Dược liệu, thì xạ đen có thể gây ức chế sự phát triển của nhiều tế bào ung thư. Đối với lâm sàng thử nghiệm người ta thấy như vậy và được dân gian thử nghiệm cũng như nhiều người bệnh ung thư sử dụng. Trong đó có một số người bệnh kết hợp nhiều cách điều trị trong đó có dùng xạ đen thì người ta khỏi bệnh. Nhưng quá trình trị ung thư về mặt khoa học cần kết hợp một số yếu tố trong đó có những phương án điều trị theo phác đồ truyền thống. Còn những bài thuốc dân gian như “bạch hoa xà, bán chi liên”, TS Duệ nghĩ các phương pháp điều trị ung thư theo cách truyền thống sẽ không thể đi sâu vào được cơ chế tuy nhiên sàng lọc qua những thế hệ dùng, người ta cảm thấy có ích rồi chắt lọc ra. Nhưng để chắc chắn trị được bệnh ung thư cần có đánh giá khoa học cụ thể.
Không thể đào thải chất lạ bằng cách ngồi thiền
Thiền, khí công, luyện công để đánh bại tế bào ung thư là được rất nhiều bạn đọc để ý đến. Đối với vấn đề này TS Phạm Duệ cho biết: Tôi cũng biết đến những bài tập ngồi thiền hay khí công. Tuy nhiên để có đủ sự kiên nhẫn và thời gian để mà tham gia trường phái thiền xong ngồi tĩnh lặng cả tiếng đồng hồ thì thực sự là cũng khó. Để có thể làm được điều đó thì cũng cần phải có thời gian.
Phải thừa nhận rằng cách này rất có ích đối với sức khỏe, có thể giúp chúng ta thải được những chất độc trong cơ thể, làm giảm mệt mỏi tuy nhiên thì khó mà thải thải các tế bào lạ. Nhưng thiền, khí công kết hợp cùng với một số yếu tố phòng bệnh khác như chế độ ăn uống cân đối… có thể phòng tránh cơ thể sản sinh tế bào lạ. Đây là một trong các phương pháp phòng bệnh của thiền để giúp chúng ta tăng sức khỏe nói chung và đưa cơ thể trở thành trạng thái tĩnh, để cơ thể có thời gian tự điều chỉnh cho mình, giúp cho cơ thể lập lại một số cân bằng trong cơ thể, có ích cho sức khỏe. Tôi nghĩ những phương pháp ngồi thiền hay dùng năng lực vũ trụ là những giải pháp tập luyện tốt cho sức khỏe, nhưng nói có thể đào thải tế bào lạ thì không có cơ sở nào cả.
Nguyên nhân gây ung thư hiện nay
TS. Phạm Duệ nhắc nhở, bây giờ đang có 80.000 loại hóa chất đang tồn tại quanh chúng ta. Bên cạnh những hóa chất công nghiệp thì chất độc còn thấy mỗi ngày trong hóa chất nông nghiệp, ở bếp hay dược phẩm thậm chí hóa chất gia dụng trong phòng tắm. Ngoài ra các độc tố cũng có thể xuất phát từ thiên nhiên như từ cây cỏ, thức ăn như gạo, ngô, vi sinh vật, vậy là xung quanh chúng ta có quá nhiều độc tố. Những loại độc tố khác nhau gây nên các bệnh khác nhau, cảnh ngộ độc cũng khác nhau.
Phần lớn độc tố là mãn tính gây ra chuyển đổi chậm khó nhận biết. Có hai loại ngộ độc là ngộ độc cấp và mãn. Một ngày nào đó cơ thể mệt mỏi được chẩn đoán như suy nhược cơ thể, mất ngủ… toàn bệnh mạn tính.
Chúng ta thường bỏ qua ngộ độc mãn tính. Một số tác động của độc tố mãn tính gây ra nguy hiểm như ngộ độc chì. Theo nghiên cứu Viện Vệ sinh Môi trường và Sức khỏe Lao động xét nghiệm 100% trẻ em bị nhiễm độc chì tại vùng được kiểm tra. Độc tố vào cơ thể tác động rất nhiều, tác động tới mức tế bào và tới toàn cơ thể. Độc tố “thích” cơ quan nào đó, hoặc cơ quan nào đó “thích” thì sẽ nặng hơn. Độc tố mãn tính có thể dễ dàng dẫn tới ung thư.
Hãy điều trị ung thư đúng cách
TS. Phạm Cẩm Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo. Theo TS. Phương, các phương pháp điều trị bệnh ung thư gồm các cách chính là phẫu thuật, hóa chất, xạ trị và một số liệu pháp miễn dịch. Đó là những phương pháp chính thống, còn các phương pháp khác chỉ là hỗ trợ. Đối với bệnh ung thư, người bệnh phải đến khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa về ung thư và sẽ được bác sĩ tư vấn các cách điều trị.
Bệnh ung thư phải được tìm thấy và điều trị ở giai đoạn đầu sẽ đem lại hiệu quả cao do vậy khi có các biểu hiện bệnh nên đi khám ngay, không nên tự điều trị ở nhà để tình trạng bệnh thêm nặng. Ngày nay có rất ít người bệnh mắc ung thư được chẩn đoán sớm và điều trị giai đoạn đầu, gần như đều ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng. Vì vậy việc điều trị rất nhiều khó khăn, chi phí điều trị tăng cao.
Do đó đừng ngộ nhận những phương pháp điều trị ung thư không có cơ sở khoa học. Nên loại bỏ suy nghĩ nhịn đói thì khối u không thể phát triển, đó là một điều vô cùng sai lầm, khối u vẫn sẽ lớn lên và lấy tất cả chất của cơ thể bạn kể cả là bạn có ăn hay không? Nếu nhịn ăn uống sẽ khiến cho cơ thể nhanh suy kiệt, suy mòn vì ung thư và không có sức khỏe theo các liệu trình điều trị sau này để giảm nguy cơ bệnh tái phát, phòng ngừa tình trạng di căn sau này.
Một số sai lầm hay mắc phải là bệnh nhân không hóa trị, xạ trị mà chỉ dùng các loại thuốc bôi, uống các loại cây lá, bài thuốc dân gian làm cho bệnh nặng hơn dễ đến giai đoạn cuối. TS. Phương muốn gửi gắm đến mọi người một điều đó là nếu chẳng may mắc bệnh hãy tin tưởng vào các bác sĩ, lạc quan chiến đấu chứ đừng đầu hàng trước ung thư.
Theo Sức khỏe và Đời sống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang