Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cam thảo cùng tác dụng của cây cam thảo với cách dùng điều trị bệnh

Cam thảo là gì? Tác dụng của cam thảo chữa bệnh gì: làm lành các vết loét dạ dày, ngăn ngừa virus, bảo vệ tim… Cách dùng cam thảo tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cam thảo. Cách sử dụng cam thảo chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá cam thảo bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh cam thảo và đặc điểm nhận biết cam thảo. 

Tác dụng chữa bệnh của cam thảo và giá của cam thảo trên thị trường

Tác dụng chữa bệnh của cam thảo và giá của cam thảo trên thị trường

Cam thảo là gì?

Cam thảo là một loại cây dược liệu có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis. Đây là một loài thực vật có hoa bản địa châu Á, một trong khoảng 18 loài của chi Cam thảo (Glycyrrhiza).

Loại cây dược liệu này còn có tên gọi khác là cam thảo bắc hoặc cam thảo đất, linh thảo, lộ thảo, quốc lão…

Đặc điểm cam thảo

– Thân cây: Là một cây sống lâu năm, có thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây thuốc quý này đều có lông rất nhỏ.

– Lá: Có lá kép lông chim lẻ. Lá chét 9 – 17, có hình trứng, đầu lá nhọn và mép nguyên, dài từ 2 – 5.5cm.

– Hoa: Nở hoa màu tím nhạt vào mùa hạ và mùa thu. Cánh hoa có hình cánh bướm dài từ 14 – 22mm.

– Quả: giáp cong hình lưỡi liềm có chiều dài 3 – 4cm và rộng 6 – 8cm. Quả có màu nâu đen và mặt quả có nhiều lông.

– Hạt: Trong quả cam thảo có từ 2 – 8 hạt nhỏ dẹt với đường kính 1.5 – 2mm. Hạt có màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.

Cam thảo có mấy loại?

  • Glychyrrhiza Uralensis : Loại này rất phổ biến và chiếm ưu thế ở thị trường Trung Quốc.
  • Glychyrrhiza Glabra: Thu hoạch từ các vùng đất ở châu Âu và Afghanistan.
  • Glychyrrhiza Inflata: Thu hoạch từ vùng Tân Cương Trung Quốc là chủ yếu.
  • Glychyrrhiza Lepidota: Thu hoạch từ Mỹ.

Đặc điểm cam thảo là gì và cam thảo có mấy loại

Tác dụng của cam thảo 

Linh thảo là cây thuốc rất thông dụng trong Ðông và Tây y có vị ngọt và thơm. Mỗi loại rễ và thân rễ linh thảo trên có các tác dụng khác nhau. Khi một loại chứa nhiều tác dụng và cũng có loại chỉ có một vài tác dụng nên phụ thuộc vào nhu cầu làm đẹp mà lựa chọn khi sử dụng

Cam thảo có tác dụng gì?

  • Làm lành các vết loét dạ dày
  • Ngăn ngừa virus
  • Cải thiện chức năng tuyến thượng thận
  • Bảo vệ tim
  • Giảm triệu chứng thời mãn kinh

Tác dụng cam thảo làm lành các vết loét dạ dày

Thành phần deglycyrhizinate trong lộ thảo có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nơi bị loét dạ dày.

Cây thuốc quý này thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào tăng tiết dịch nhầy dạ dày. Do đó, có thể bảo vệ các niêm mạc dạ dày và thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét. Hơn nữa, trong cam thảo có chứa flavonoid có khả năng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hellicobacter pylori. Virus gây nên loét dạ dày ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh này.

Công dụng của lộ thảo hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm virus

Khi sử dụng lộ thảo, các interferon trong cơ thể được kích hoạt. Từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi bị virus tấn công, các interferon này chính là dạng protein do tế bào cơ thể sản sinh ra nhằm ngăn không cho virut phát triển. Đồng thời, phòng ngừa các bệnh do virut đặc biệt là herpes môi và herpes sinh dục do virus herpes simplex gây ra.

Tác dụng lộ thảo làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh 

Hai chất chứa trong lộ thảo là flavonoid và estrogen có tác dụng:

  • Làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan tới thời kỳ mãn kinh như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, khó chịu…
  • Giảm đau hiệu quả cơ đau trước kì kinh nguyệt.

Công dụng của lộ thảo bảo vệ tim 

Với tác dụng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol, lộ thảo có khả năng tăng lưu lượng mật trong cơ thể. Lộ thảo có thể:

  • Loại bỏ cholesterol dư thừa trong cơ thể có thể
  • Ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol gây hại dẫn tới bệnh tim mạch.

Tác dụng của lộ thảo làm mềm và dịu da 

Nếu bạn bị các bệnh về da như viêm da, chàm, vảy nến, ngứa và khô da…

Các bài thuốc hiện nay đa phần dùng cam thảo sắc để cho thuốc dễ uống

Cách dùng cam thảo

Lộ thảo bắc là 1 trong 10 vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều nhất vì ngoài tác dụng chính là giải độc. Ngoài ra còn có vai trò điều hòa tác dụng của các vị thuốc theo mong muốn của thầy thuốc.

Cách sử dụng lộ thảo kiện tỳ, cầm tiêu lỏng

Nhân sâm, lộ thảo mỗi thứ 4g; bạch truật, bạch linh mỗi thứ 12g, sắc nước uống. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, ăn ít, tiêu lỏng hoặc tiêu lỏng kéo dài.

Cách sử dụng lộ thảo chữa di chứng xuất huyết não, huyết áp cao

Lộ thảo, lá sen mỗi thứ 15g; đỗ trọng 12g, bạch thược, sinh địa, mạch môn, tầm gửi mỗi thứ 10g. Sắc 3 lần lấy mỗi lần 100ml. Trộn chung 3 nước, chia 3 lần uống trong ngày. Ba ngày sau khi dùng thuốc, huyết áp sẽ giảm; Sau 6 ngày bệnh nhân nói đỡ ngọng, cử động được chân tay. Dùng tiếp đến khi khỏi.

Giải độc thuốc trừ sâu và các loại thuốc gây viêm gan

Sinh lộ thảo, phòng phong mỗi thứ 40g; đậu xanh (cả vỏ, xay nát) 70g, sắc uống (sau khi đã gây nôn hoặc rửa dạ dày và uống than hoạt).

Bệnh cạnh đó, do tác dụng tương kỵ nhau nên không dùng lộ thảo kết hợp với các vị thuốc cam toại, nguyên hoa, đại kích.

Xem thêm: 

Có nên sử dụng lộ thảo hàng ngày – Báo Zing

Cam thảo

Hình ảnh cam thảo

Loại cây này được trồng và phát triển nhiều ở Trung Quốc. Cây chịu được nhiệt độ cao về mùa hè và băng giá về mùa đông, trên nhiều loại đất (đất có vôi, đất cát khô cằn, đất nhão nhiều mùn). Dưới đây là những hình ảnh về cam thảo:

Hình ảnh cam thảo khô

Hình ảnh cam thảo trong việc làm đẹp

Hoa của cây cam thảo

Giá cam thảo

Lộ thảo có giá 120.000đ/kg. Bột lộ thảo khô trong việc làm đẹp có giá 150.000 đồng – 190.000 đồng/kg

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version