Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cây cứt lợn có tác dụng gì?-Chú ý khi sử dụng cây cứt lợn

Cây cứt lợn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Dùng chữa viêm mũi, viêm xoang dị ứng, chữa rong huyết sau sinh…

Tên khoa học: Ageratum conyzoides.

Cây cứt lợn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Dùng chữa viêm mũi, viêm xoang dị ứng, chữa rong huyết sau sinh. Cây tươi còn dùng  nấu nước gội đầu cho thơm, sạch gầu, trơn tóc.

Cây cứt lợn

Thành phần hoá học:

Tinh dầu 0,16%, hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen và một số thành phần khác Alcaloid, saponin.

Theo Đông y:

Cỏ cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema…

Các bài thuốc từ cây cứt lợn:

– Chữa viêm xoang müi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ müi.

– Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở): 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.

– Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.

 – Viêm họng: Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

– Viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

– Sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

– Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.

– Eczema, chốc đầu: Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần. Hoặc cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau.

Lưu ý:

Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. – cüng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).

Phân biệt cây cứt lợn

Mua bán cây cứt lợn:

Giá bán tham khảo: 70-120k/kg

Nguồn:
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version