Hồ tiêu là gì? Tác dụng của hồ tiêu chữa bệnh gì: đau dạ dày, giảm cân,… Cách dùng hồ tiêu tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của hồ tiêu. Cách sử dụng hồ tiêu chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá hồ tiêu bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh hồ tiêu.
Hồ tiêu là gì?
Hồ tiêu còn được gọi là hạt tiêu, cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt hay hắc cổ nguyệt. Tên khoa học là Piper nigrum. Đây là loại cây thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), thường trồng để lấy quả và hạt.
Hạt tiêu đem phơi hay sấy khô thành màu đen người ta gọi là hạt tiêu đen. Khi đem quả chín ngâm nước rồi xát tróc vỏ và phơi khô sẽ thành màu trắng. Loại này còn gọi là hạt tiêu trắng.
Đặc điểm của cây hồ tiêu
Hồ tiêu là cây thân leo, dài, mỗi nhánh chia thành nhiều đốt, nhẵn, bám vào cây khác bằng rễ. Lá hồ tiêu giống như lá trầu không, cuống bám vào các đốt ở thân, phiến hình tim và mọc cách nhau. Hồ tiêu được xếp vào nhóm cây lâu năm. Chiều cao của dây tùy thuộc vào trụ trồng, cũng có nhiều cây cao tới khoảng 10 mét.
Cây hạt tiêu có hai 3 loại cành là cành tược (dây thân), cành lươn (dây lươn) và cành quả.
Cành tược: Là cành phát triển từ mầm nách trên dây thân chính, có độ phân nhánh thấp nên gần như mọc hướng thẳng lên trên.
Cành lươn: Phát sinh từ các mầm ở các đốt nằm sát gốc, thường nằm dài ra đất và không cho quả nhưng thích hợp để giâm, chiết vì có khả năng sinh trưởng khỏe.
Cành quả: là những cành có trái, số lượng cành này sẽ quyết định năng suất của cây tiêu. Tuy nhiên, mỗi nách lá chỉ có một mầm có thể phát triển thành cành quả.
Cây hạt tiêu có nhiều rễ chùm, gồm khoảng 3 – 6 rễ cái, bám sâu vào đất. Ngoài ra, những đốt rễ trên dây lươn cũng giúp cây bám vào trụ trồng để vươn lên.
Hoa tiêu mọc thành cụm đối diện với lá, buông thõng xuống, khi chín sẽ rụng cả chùm. Quả tiêu hình cầu, mọng, không cuống, khoảng 20 – 30 quả một chùm, đường kính từ 4 – 8mm. Khi còn non, tiêu có màu lục rồi thành vàng, lúc chín chuyển sang màu đỏ. Hạt tiêu tròn, có mùi thơm và vị cay.
Thành phần dược chất của cây hồ tiêu
Hạt tiêu chứa nhiều tinh dầu, canxi, vitamin A, vitamin C, flavonoid, chất chống oxy hóa và caroten. Ngoài ra, thành phần dược chất của cây còn bao gồm piperine và chanvixin. Đây là hai chất làm cho tiêu có vị cay. Bên cạnh đó, hạt tiêu còn chứa chất béo và tinh bột.
Tác dụng của hồ tiêu
Hạt tiêu không chỉ có giá trị kinh tế, xuất khẩu cao mà còn có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Trong cây hồ tiêu, bộ phận được sử dụng chủ yếu làm thuốc là quả và hạt. Dưới đây là một số tác dụng phổ biến của hạt tiêu trong chữa bệnh cho con người.
Hồ tiêu có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu do Đại học Trung tâm Ung thư Michigan thực hiện đã chỉ ra rằng hạt tiêu có khả năng ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư. Hợp chất piperine trong hạt tiêu là nhân tố quan trọng góp phần ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú. Theo nghiên cứu, khi kết hợp hạt tiêu sử dụng với nghệ, khả năng chống ung thư sẽ được nâng cao.
Tác dụng của hồ tiêu đối với hệ tiêu hóa
Piperine là chất làm kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hydrochloric. Đây là loại axit quan trọng trong quá trình tiêu hóa protein và chất dinh dưỡng khác trong dạ dày. Nếu dạ dày có vấn đề trong việc tiết ra axit này, quá trình tiêu hóa sẽ bị cản trở, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, táo báo, hoặc tiêu chảy,…
Tác dụng của hồ tiêu đối với việc giảm cân
Lớp vỏ bên ngoài hạt tiêu chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp kích thích sự phân hủy các tế bào mỡ. Do đó, các hiện tượng như ra mồ hôi, đi tiểu diễn ra đều đặn góp phần làm giảm lượng mỡ dư thừa cũng như chất độc ra khỏi cơ thể. Những hoạt động này sẽ có lợi cho viêc giảm cân.
Công dụng của hồ tiêu trong chữa ho, nghẹt mũi
Hạt tiêu có tính kháng khuẩn nên hiệu quả trong chữa bệnh ho và cảm lạnh. Nhờ vị cay và tính ấm, hạt tiêu cũng rất tốt để giảm nghẹt mũi và long đờm. Khi bị ốm, bạn chỉ cần dùng một ít hạt tiêu xay bỏ vào cháo hoặc súp nóng, bạn sẽ cảm thấy thở dễ chịu hơn.
Công dụng của hồ tiêu trong giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng
Hạt tiêu có khả năng giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh của thực phẩm hiệu quả hơn. Nhờ đó cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Tác dụng của hồ tiêu trong chống bệnh trầm cảm
Ngoài tác dụng ngăn ngừa ung thư, piperine trong hạt tiêu còn hiệu quả đối với bệnh trầm cảm. Nếu sử dụng hạt tiêu thường xuyên, khả năng nhận thức của não bộ sẽ được tăng cường và hoạt động tốt hơn.
Cách dùng cây hồ tiêu
Hồ tiêu vừa là gia vị trong các món ăn vừa là vị thuốc chữa bệnh. Sử dụng hồ tiêu sao cho đúng cách không phải ai cũng biết. Dưới đây là một vài cách dùng phổ biến của hạt tiêu.
Cách dùng hạt tiêu chữa bệnh đau dạ dày
Cách tiến hành: Dùng 7 trái táo tàu gọt bỏ vỏ và hạt, cho 7 hạt tiêu trắng vào trong ruột táo rồi buộc lại. Sau đó, đem chúng chưng cách thủy đến khi nhừ, nghiền nát rồi viên thành hạt đậu xanh. Khi sử dụng, uống 7 viên mỗi lần với nước ấm.
Cách dùng hồ tiêu trị nôn nhiều ngày không dứt
Nguyên liệu:
- 15g hạt tiêu
- 15g bán hạ
- Gừng
Cách tiến hành:
Nghiền hạt tiêu và bán hạ thành bột. Sau đó, giã gừng cho thêm nước và vắt lấy cốt. Sử dụng nước gừng trộn với bột trên rồi viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống khoảng 20 – 30 viên cùng với nước gừng loãng.
Cách dùng hạt tiêu trị cước do lạnh
Ngâm hạt tiêu vào nước với liều lượng:
- 10% hạt tiêu
- 90% nước
Sau 7 ngày, lấy nước hỗn hợp này bôi vào chỗ bị cước, mỗi ngày 1 lần để có hiệu quả.
Cách dùng hạt tiêu trị ho, thương hàn
Nguyên liệu:
- 30g hạt tiêu đập dập
- Xạ hương: 2g
- Rượu: 200ml
Cách thực hiện: Sắc còn 100ml rồi uống nóng.
Xem thêm: Cách dùng hạt tiêu
Hình ảnh cây hồ tiêu
Xem thêm:
Nguồn gốc cây hồ tiêu
Ở nước ta, hồ tiêu được trồng khắp nơi nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tiên, Quảng Trị, Châu Đốc. Loại cây này cũng được trồng phổ biến ở một số nước trên thế giới như Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc.
Tác dụng phụ của hồ tiêu
Hạt tiêu nếu như sử dụng với liều lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Hồ tiêu nếu sử dụng với liều lượng nhỏ sẽ kích thích cảm giác ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng quá mức sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây ra sung huyết, đau bụng, tiểu ra máu,…
Nếu sử dụng lượng lớn hạt tiêu qua đường uống có thể gây ra tử vong ở trẻ nhỏ vì chúng sẽ mắc vào bên trong phổi.
Bạn nên chú ý sử dụng hạt tiêu trong khi đang dùng các loại thảo mộc khác bởi chúng có thể làm cản trở sự hấp thụ của các thuốc này.
Giá hồ tiêu trên thị trường
Hạt tiêu có giá trị kinh tế cao nên nhiều người lợi dụng buôn bán hàng giả nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thực trạng hồ tiêu bày bán trên thị trường không rõ nguồn gốc và chất lượng luôn khiến người tiêu dùng hoang mang. Việc lựa chọn được địa chỉ mua hạt tiêu an toàn là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Để tránh mua hàng kém chất lượng, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín, đáng tin cậy và siêu thị lớn đã được kiểm định chất lượng sản phẩm. Giá hạt tiêu trên thị trường hiện nay dao động khoảng 50.000 – 52.000 đồng/1kg.
Trên đây là những thông tin về tác dụng, cách dùng của hạt tiêu chữa bệnh. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang