Cây náng hoa trắng thường dùng để điều trị đau họng, đau răng, đinh nhọt, viêm mủ da, loét ở móng, ở bàn chân, đòn ngã tổn thương…
Tên khoa học: Crinum asiaticum.
Cây Náng hoa trắng, hay còn gọi Tỏi lơi, Chuối nước, Đại tướng quân… Cây náng hoa trắng thường dùng để điều trị đau họng, đau răng, đinh nhọt, viêm mủ da, loét ở móng, ở bàn chân, đòn ngã tổn thương, đau các khớp xương, rắn cắn…
Thành phần hoá học:
Các bộ phận của cây, nhất là hành chứa lycorin. Rễ cây chứa alcaloid harcissin (lycorin), vitamin và các hợp chất kiềm có mùi hôi của tỏi. Hạt chứa lycorin và crinamin.
Theo đông y:
Củ thân hành của Náng có vị đắng; có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm, khư phong tán hàn, giải độc tiêu sưng.
Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi.
Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
Lá làm long đờm.
Ở Ấn Độ, người ta còn dùng củ thân hành của cây để trị chứng thiếu mật và những rối loạn đường tiết niệu. Lá được dùng đắp trị bệnh ngoài da và làm tan sưng.
Ngày dùng 3-10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây tươi đắp.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Các bài thuốc từ cây náng hoa trắng:
- Bong gân, sai gân khi bị ngã, đau các khớp xương, dùng lá Náng tươi giã ra, thêm ít rượu, nướng nóng đắp vào chỗ đau rồi băng lại.
Hoặc dùng 10 lá Náng, 10g lá Dây đòn gánh, 8g lá Bạc thau, giã đắp.
- Mụn nhọt, rắn cắn, bệnh ngoài da, trĩ ngoại, giã lá Náng tươi đắp, hoặc ép lấy nước uống.
- Gây nôn, làm toát mồ hôi, làm long đờm, dùng hành ép lấy nước, pha loãng uống.
Lưu ý:
Nếu ăn phải củ của Náng, hoặc uống nước ép đặc sẽ bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, mạch nhanh, hô hấp không đều, nhiệt độ cơ thể cao, thì giải độc bằng nước trà đặc hoặc dung dịch acid tannic 1-2%. Hoặc cho uống nước đường, nước muối loãng; cũng có thể dùng giấm với nước Gừng (tỷ lệ 2:1) cho uống.
Một số nơi nhầm cây náng hoa trắng với cây trinh nữ hoàng cung, cần chú ý phân biệt.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 120k/kg.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang