Phan tả diệp có tác dụng kích thích tiêu hóa với liều nhẹ, gây xổ với liều nặng. Cây còn có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh ngoài da.
Tên khoa học: Cassia angustifolia Vahl.
Cây Phan tả diệp mọc hoang và được trồng ở các nước nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ (tây bắc và nam). Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa được trồng phổ biến và chủ yếu vẫn là nhập từ nước ngoài. Cây có tác dụng:
– Kích thích tiêu hóa với liều dùng 1-2g/ngày
– Nhuận tràng với liều thấp 3-4g/ngày chữa táo bón, ăn không tiêu, tích trệ đầy bụng.
– Gây xổ với liều 5-7g/ngày gây đau bụng tiêu chảy.
Phan tả diệp còn có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh ngoài da.
Thành phần hóa học:
Phan tả diệp có chứa các chất anthranoid tự do, anthraglycosid, glucosenosid A,B, isorhamnetin, kaempferol, phytosterol, saponin, alcol myricic, pinitol, acid hữu cơ, polysaccharide…
Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy:
- Thành phần gây xổ là antraglucoside ( Anthraquinone glycoside) mà chủ yếu là sennoside. Ngoài ra, nước ngâm kiệt của thuốc có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Dùng liều cao tẩy mạnh phân lỏng đau bụng, nếu liều cao nữa, có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3 – 4 giờ. Tác dụng kéo dài 1 – 2 ngày, sau đó không bị táo lại.
- Dịch ngâm Phan Tả Diệp không ảnh hưởng đến bao tử và ruột non, chỉ làm tăng co bóp nhu động ruột già làm nát phân gây đau bụng tiêu chảy do chất gây xổ là sennosid A,B.
- Anthraglucosid trong phan tả diệp được bài tiết qua nước tiểu và sữa, do đó người mẹ cho con bú mà dùng Phan Tả Diệp, con cũng bị tiêu chảy.
- Có tác dụng kháng khuẩn Bacillus dysenteriae, streptococcus loại A, Enterococcus, bệnh nấm ngoài da.
- Phan Tả Diệp còn có tác dụng lọc máu tẩy độc trong gan và tống độc xuống ruột gìa đẩy ra ngoài, các bệnh sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nhờ uống Phan Tả Diệp để tả nhiệt độc cũng làm lui cơn sốt. Có tác dụng cầm máu với liều 1g/lần, ngày 3 lần sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu, fibrinogen, rút ngắn thời gian đông máu.
Theo đông y:
Phan tả diệp có tính khí hàn, vị ngọt đắng, không độc, vào kinh Đại trường. Có tác dụng tả nhiệt, thông lợi đại tiểu tiện, giải nhiệt độc, thông thực tích đọng trệ trong ruột.
Chủ trị các chứng ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, tiện bí, táo bón, làm sạch đường ruột trước phẫu thuật…
Bộ phận dùng: Lá chét, quả (Sene).
Một số bài thuốc từ cây Phan Tả Diệp:
1.Trị tắt ruột: Khoa ngoại Bệnh viện trực thuộc Y học viện Quí dương dùng Phan tả diệp trị 106 ca tắt ruột ( 83 ca đơn thuần, 23 ca nghẽn nhẹ). Cách trị: trước hết truyền dịch rồi dùng ống xông bao tử hạ áp hút dịch vị cùng thức ăn trong bao tử, bơm vào nước thuốc Phan tả diệp. Liều người lớn 15 – 30g, sau khi uống thuốc 2 – 4giờ thụt ruột. Kết quả thành công không cần phẫu thuật, số tắt ruột nghẽn sớm dùng phẫu thuật là chỉ định ( Thông báo Trung tây y kết hợp trị đau bụng cấp 1976,2:38).
2.Trị viêm tụy cấp, viêm túi mật, sỏi túi mật và xuất huyết tiêu hóa: Mỗi lần uống 4 viên nang nhựa ( mỗi viên có 0,25g thuốc sống) ngày uống 3 lần, trong 24 giờ nếu chưa đại tiện cho uống thêm 1 lần. Trị viêm tụy cấp 100 ca trong đó 49 ca có phối hợp viêm túi mật, sỏi mật, giun chui ống mật, kết quả toàn bộ đều khỏi, các tiêu chuẩn kiểm tra được cải thiện rõ tốt hơn nhóm trị bằng thuốc tây. Trị viêm túi mật, sỏi mật tái phát 20 ca, ngoài truyền dịch ra chỉ uống Phan tả diệp đều không khống chế được triệu chứng lâm sàng. Đau bụng giảm đau 4 ± 1,6 ngày. Trị xuất huyết dạ dày tá tràng 346 ca, đều có nôn máu hoặc phân đen. Chỉ dùng Phan tả diệp uống ( tùy tình hình cụ thể truyền dịch hoặc máu), có kết quả 94,2%, số ngày cầm máu trung bình: 2,680 ± 0,12 ngày. ( Kim nghiệp Thành và cộng sự, Tạp chí Trung y 1986, 11:56).
3.Trị táo bón: Mỗi ngày dùng Phan tả diệp khô 3 – 6g, nặng có thể dùng 10g, dùng nước sôi hãm uống. Theo dõi 137 ca kết quả 95,1% đối với các loại táo bón đều có kết quả ( bao gồm người cao tuổi, cao huyết áp, sau sanh, sau phẫu thuật.) ( Nhâm Nghĩa, Tờ Trung dược thông báo 1987,7:51).
Phan tả diệp 6g, Chỉ thực 6g, Hậu phác 9g, sắc uống. Trị táo bón do nhiệt tích.
Phan tả diệp 4 – 6g, Đại hoàng 9g, Trần bì 4g, Hoàng liên 3g, Đinh hương, Sinh khương đều 3g, sắc uống. Trị táo do thực tích.
4.Giúp chức năng ruột hồi phục nhanh sau phẫu thuật: dùng Phan tả diệp 4g, hãm nước sôi uống. Theo dõi 276 ca kết quả tốt. Thường uống 1 liều trong vòng 24 giờ trung tiện và tiểu được, đạt 95,6% ( Vương thời Vận, Báo Thầy thuốc nông thôn Trung quốc 1988,1:36).
5.Trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy: Phan tả diệp 2g, Binh lang, Đại hoàng đều 3g, Sơn tra 10g, sắc uống.
6.Dùng thay thụt ruột trước khi mổ vùng hậu môn: chiều hôm trước phẫu thuật nhịn ăn, 3 giờ chiều hãm nước sôi Phan tả diệp 10g uống, kết quả đạt 98% ( Thôi ngọc Trân, Học báo Trung y học viện Liêu ninh 1984, tr 71).
7.Trị thấp nhiệt kết ở phủ tạng, gây nên mụn nhọt: Phan tả diệp 12g. Hãm nước sôi, để nguội rồi bỏ bã, uống hết một lần, mỗi ngày hai thang. Sau khi đại tiện thông lợi thì thôi. Tác dụng: Thông phủ, tiết độc, thanh nhiệt, trừ thấp, sát trùng, tiêu ung. (Phan Tả Diệp Ẩm – Thiên Gia Diệu Phương).
8.Trị táo bón (nhiệt táo): Mỗi ngày dùng Phan tả diệp khô 3 – 6g, nặng có thể dùng 10g, dùng nước sôi hãm uống như trà. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
9.Trị táo bón do khô ruột, phân khô cứng: Phan tả diệp 12g. Quyết minh tử 16-20g. Nhân trần 12g, Cam thảo 6g, Sắc nước uống như trà. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
10.Chữa chức năng ruột yếu sau phẫu thuật: Phan tả diệp 4g, hãm nước sôi uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Lưu ý:
- Trường hợp táo bón do thắt cơ ruột viêm ruột già, đàn bà có thai, và những người thường có bệnh tiêu chảy không được dùng.
- Chỉ dùng Phan Tả Diệp khi bụng đã ăn no mà không tiêu, khó đi cầu. Nếu bụng trống rỗng mà uống Phan Tả Diệp sẽ vô ích, mà chỉ làm nhu động ruột co bóp khiến bị mót muốn đi cầu nhưng không có phân ra sẽ làm khó chịu.
- Người cơ thể yếu, phụ nữ có thai, thờ kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú, dùng thận trọng. Dùng quá liều có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 110 – 160k/kg
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang