Chẩn đoán bệnh ung thư máu như thế nào là phù hợp? Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư máu: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm tủy. Xét nghiệm tủy được nhiều người sử dụng nhờ có đa dạng cách lấy tủy. Điều trị sau chẩn đoán bệnh ung thư máu là điều cần thiết. Một số cách chữa trị ung thư máu như: Xạ trị, hóa trị…
Chẩn đoán bệnh ung thư máu là vấn đề được nhiều người dùng quan tâm và tìm hiểu. Ung thư máu là bệnh ác tính của các tổ chức tạo máu. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không thể kiểm soát được số lượng các bạch cầu có trong máu. Từ đó làm cho số lượng bạch cầu trong máu tăng cao. Điều này là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư máu.
Chẩn đoán bệnh ung thư máu
Chẩn đoán bệnh ung thư máu là điều cần thiết để phát hiện được sớm bệnh và kịp thời chữa trị.
Xét nghiệm công thức máu
Bác sỹ sẽ tiến hành lấy một lượng máu nhỏ từ cơ thể bệnh nhân đem đi xét nghiệm xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đồng thời tiến hành phân loại tế bào bạch cầu. Đối với những người bình thường tế bào máu ngoại vi không tồn tại các tế bào máu non (tế bào máu chưa trưởng thành – Juvenile cell). Khi bệnh nhân mắc ung thư máu các Juvenile cell này trong tủy không thể phát triển thành các tế bào máu trưởng thành buộc phải giải phóng ra các tế bào máu ngoại vi, chính vì vậy khi xét nghiệm công thức máu sẽ phát hiện ra các tế bào non này.
Xét nghiệm tủy
Trong trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ mắc ung thư máu thì phương pháp chọc tủy xét nghiệm là bắt buộc phải thực hiện để phân loại và xác định các loại tế bào máu trong tủy. Thông thường lượng Juvenile cell có trong trong tủy không được vượt quá 5%, những bệnh nhân mắc ung thư máu thì lượng Junvenile cell tăng cao, có thể vượt quá 30%.
Xét nghiệm tủy được các chuyên gia đánh giá là phương thức kiểm tra nguy cơ bị máu trắng chính xác nhất. Ung thư máu được chia làm nhiều loại khác nhau, với mỗi loại ung thư máu khác nhau thì các bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Phương pháp xét nghiệm Immunophenotyping
Thực hiện phương pháp này bác sỹ buộc phải tiến hành chọc lấy khoảng 2ml tủy. Sau đó sử dụng “kháng thể đơn dòng” để xác định và phân loại ung thư máu
Xét nghiệm tế bào di truyền
Tiến hành phương pháp này bệnh nhân sẽ bị lấy khoảng 2ml tủy, mục đích của phương pháp này dùng để xem xét bản chất tế bào máu và nhiễm sắc thể có biến đổi bất thường không?
Phương pháp xét nghiệm dịch não tủy
Các bác sỹ sẽ lấy một lượng dịch não tủy từ cột sống thắt lưng của bệnh nhân để tiến hành kiểm tra hệ thần kinh trung ương có bị ảnh hưởng không (hệ thần kinh trung ương thông thường là não và tủy sống).
Các chuyên gia của Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt cho biết một số phương pháp khác được sử dụng trong chẩn đoán ung thư máu như chụp X-Quang (chụp lồng ngực, chụp xương, chụp đáy sọ..), kiểm tra đáy mắt, siêu âm lá lách, gan, sinh hóa huyết học, làm các xét nghiệm siêu vi… mục đích của các phương pháp này là đánh giá mức độ xâm lấn của bệnh và đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Điều trị ung thư máu
Ngoài việc tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán ung thư máu, người bệnh cần biết về cách điều trị ung thư máu. Tại Việt Nam, có 3 phương pháp điều trị ung thư máu theo Tây y. Đó là: hóa trị, xạ trị và cấy ghép tế bào gốc. Phương pháp dùng liệu pháp gen mới chỉ được thử nghiệm và đưa vào điều trị ở một số nơi trên thế giới như châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Tham khảo thêm: Chẩn đoán bệnh ung máu và điều trị – Báo điện tử VTV
Phục hồi bệnh bạch cầu bằng hóa trị
Hóa trị là phương pháp chủ yếu để điều trị ung thư bạch cầu. Với phương pháp này, các loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư sẽ được đưa vào cơ thể bằng cách uống, tiêm vào tủy xương và tĩnh mạch.
Tuy nhiên, dùng hóa trị sẽ tác động xấu tới các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Do đó, nó gây ra tác dụng phụ: rụng tóc, chán ăn, lở môi miệng, rối loạn sinh sản…
Ngăn ngừa ung thư bạch cầu bằng xạ trị
Xạ trị là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng năng lượng cao X-quang.
Cũng giống như hóa trị, xạ trị có thể làm tổn hại các tế bào khỏe mạnh. Đồng thời, gây ra như mệt mỏi, viêm đau nơi da nhận tia xạ.
Chữa trị ung thư tế bào máu bằng cách ghép tế bào gốc
Ngoài hóa trị và xạ trị, bệnh nhân ung thư có thể được ghép tế bào gốc để trị bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là các tế bào khỏe mạnh không bị tổn hại. Đồng thời nó còn cho phép cơ thể của người bệnh sản xuất các tế bào khỏe mạnh mới.
Tế bào gốc có thể đến từ người cho. Khi được ghép tế bào gốc, bệnh nhân phải được giám sát liên tục. Điều này sẽ đảm bảo các tế bào gốc sẽ không bị cơ thể của họ thải trừ.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang