Vì lợi ích kinh tế mà không ít hộ gia đình đã sử dụng chất tạo nạc trong quá trình chăn nuôi. Mặc dù, có không ít khuyến cáo chất tạo nạc gây ung thư nhưng người chăn nuôi vẫn thờ ơ.
Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, các cơ sở chăn nuôi chuyển sang dùng chất tạo nạc cysteamine thay thế salbutamol, chất này được nhập từ Trung Quốc, Thái Lan có tác dụng tạo nạc, tăng trọng. Việc quản lý rất “lửng lơ” nên lực lượng chức năng khó xử lý.
“Nếu chúng ta không sớm đưa ra quyết định về việc cấm hay quản lý chất này như thế nào thì chỉ một thời gian ngắn nữa cysteamine sẽ được đưa ồ ạt vào thức ăn chăn nuôi”, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cảnh báo.
Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2016, lực lượng chức năng liên tục phát hiện các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi sử dụng cysteamine. Điều đáng nói là trên bao bì không ghi có chứa cysteamine nhưng khi kiểm tra cơ quan chức năng lại phát hiện có hàm lượng chất này. Điều đáng nói, số sản phẩm này đã được công ty bán hết cho các đại lý, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và các trang trại lợn ở cả khu vực phía Bắc và phía Nam.
Trung Quốc là quốc gia duy nhất quy định cysteamine CH1 được sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Chất tạo nạc trong chăn nuôi này không có trong danh mục của tổ chức CODEX (Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế), nhưng Liên minh châu Âu (EU) cấm sử dụng chất này làm phụ gia thức ăn chăn nuôi bởi nếu chất này tích tụ nhiều trong cơ thể có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề cấm hay không cấm sử dụng chất này. Ông Nguyễn Văn Việt cho rằng, Bộ NN&PTNT cần thể hiện rõ quan điểm cấm hay cho phép sử dụng cysteamine. Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, dù chưa đưa cysteamine vào danh mục cấm nhưng cũng chưa nên cho phép sử dụng chất này trong chăn nuôi để chờ thêm bằng chứng khoa học rõ ràng về tác hại của nó đối với sức khỏe vật nuôi và con người. Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh: “Chúng ta không thể hy sinh lợi ích cộng đồng để phục vụ lợi ích cho một nhóm người. Tất cả phải vì lợi ích người tiêu dùng của Việt Nam, bảo vệ giống nòi và đảm bảo an toàn thực phẩm”.
Theo An ninh thủ đô</em
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang