Viêm gan C là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong. Dưới đây là thắc mắc xoay quanh bệnh và được tư vấn viêm gan C bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới .
1. Người bị viêm gan C nhưng vẫn khoẻ mạnh có cần điều trị?
Người bị nhiễm virus viêm gan C nhưng vẫn khỏe mạnh có nên điều trị không? Nếu điều trị thì theo phương pháp nào và nên kiêng những gì để khỏe mạnh và tránh lây nhiễm viêm gan C cho người xung quanh?
– Theo lời tư vấn viêm gan C của Bác sĩ Hùng: sau khi có kết quả chẩn đoán mắc bệnh viêm gan C, việc điều trị sớm sẽ tăng hiệu quả của quá trình điều trị, tránh biến chứng xấu xảy ra.
Hiện nay, để điều trị bệnh viêm gan C, người bệnh phải sử dụng thuốc kháng virus viêm gan C đặc trị, phác đồ Per Interferon kết hợp cùng Ribarvirin là phác đồ chuẩn theo Bộ Y tế.
Khi mắc bệnh, người bệnh nên tránh rượu bia, chất kích thích và các loại thực phẩm có khả năng cao bị tẩm hóa chất độc hại.
2. Làm sao hạn chế biến chứng viêm gan C do suy thận?
Những bệnh nhân suy thận và phải lọc máu kéo dài có khả năng nhiễm và biến chứng viêm gan C cao. Vậy có cách nào để hạn chế rủi ro không?
– Để hạn chế rủi ro mắc viêm gan C do lọc máu, người bệnh cần đến khám, điều trị và lọc máu tại các cơ sở y tế an toàn, uy tín, dụng cụ điều trị được đảm bảo.
3. Vắc-xin phòng viêm gan B có phòng viêm gan C?
Tiêm viêm gan siêu vi B có miễn nhiễm với viêm gan siêu vi C không?
– Vắc-xin viêm gan siêu vi B chỉ có tác dụng với siêu vi viêm gan B. Hiện nay chưa có vắc-xin phòng viêm gan C nên để tránh lây nhiễm bệnh, bạn cần tuân thủ các biện pháp lây bệnh như không dùng chung kim tiêm, dụng cụ dễ tiếp xúc máu, quan hệ tình dục an toàn, khám, chữa bệnh, tiêm chủng hay xăm hình tại cơ sở y tế đảm bảo.
4. Viêm gan C có lây khi đi hiến máu?
Viêm gan C lây qua đường máu nên các tình nguyện viên hiến máu nhân đạo cũng có khả năng mắc bệnh đúng không?
– Những tình nguyện viên hiến máu nhân đạo không phải là đối tượng nhiễm viêm gan C bởi việc lây nhiễm viêm gan C xảy ra khi dùng chung kim tiêm, dụng cụ dính máu, vật tư cá nhân dính máu với người bị bệnh viêm gan C, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.
5. Xét nghiệm phát hiện viêm gan C
Xét nghiệm viêm gan B và C khác nhau như thế nào?
– Để phát hiện nhiễm viêm gan B, bạn cần làm xét nghiệm HBsAG để chẩn đoán. Trong khi đó, để xét nghiệm viêm gan C, bạn cần làm xét nghiệm anti HCV trước để xem bạn đã bị viêm gan C bao giờ chưa. Nếu kết quả dương tính, bạn cần làm thêm xét nghiệm HCV RNA để xem siêu vi viêm gan C còn trong cơ thể không. Nếu kết quả dương tính, chứng tỏ bạn đang nhiễm viêm gan siêu vi C, cần được khám chữa bệnh và điều trị.
6.Điều trị bệnh viêm gan C
Bệnh viêm gan C có điều trị được không và phương pháp điều trị như thế nào?
Bệnh viêm gan C nếu được điều trị kịp thời có thể khỏi bệnh. Hiện nay có 2 phác đồ điều trị viêm gan C là phác đồ có Interferon và phác đồ không có Interferon.
Phác đồ không có Interferon sử dụng 2-3 loại thuốc kháng virus tác động trực tiếp nhưng thuốc có giá thành cao và chưa được phép lưu hành tại nước ta.
Phác đồ có Interferon là Peg Interferon kết hợp cùng Ribarvirin và một số loại thuốc kháng virus đặc trị khác. Hiện nay, phác đồ này thể hiện rõ hiệu quả đối với bệnh nhân Việt Nam, được hỗ trợ chi trả và là lựa chọn tối ưu của nhiều bệnh nhân.
7. Diễn tiến của bệnh viêm gan C
Thời gian tiến triển của bệnh viêm gan C trong bao lâu? Khi nào có thể xảy ra các biến chứng?
– Thời gian để bệnh diễn biến từ viêm gan đến ung thư gan, xơ gan là khoảng 20 năm. Nhưng con số này có thể ngắn hơn nếu người bệnh lạm dụng rượu bia, sử dụng hóa chất và không điều trị kịp thời.
8. Điều trị viêm gan C
Điều trị viêm gan C có làm hại gan không?
– Theo lời tư vấn viêm gan C từ bác sĩ Hùng: Phác đồ điều trị viêm gan C với Interferon có thể làm hại tế bào gan nhưng quá trình điều trị từ từ và khả năng tái tạo của gan rất cao nên gan vẫn có thể thực hiện tốt chức năng của mình.
Tuy nhiên, khi gan bị xơ hóa nặng, mất khả năng tái tạo thì việc điều trị với Interferon sẽ khiến gan suy sụp, hư hại nặng, gây nguy hiểm của bệnh nhân.
Theo VnExpress
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang