Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Có thể dự đoán nguy cơ ung thư cổ tử cung dựa trên xét nghiệm nước tiểu

Trong tương lai, bệnh nhân có thể được dự đoán nguy cơ ung thư cổ tử cung dựa trên phương pháp xét nghiệm nước tiểu mới. Phương pháp này do nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y Johns Hopkins phát triển mang lại kết quả chính xác hơn và dễ thực hiện hơn so với các xét nghiệm phân tích mẫu từ mô tử cung truyền thống.

Sự khác biệt của phương pháp xét nghiệm nước tiểu mới

Không chỉ phân tích các nguồn ADN từ tế bào thay đổi trước ung thư, phương pháp xét nghiệm nước tiểu này còn phân tích cả nguồn ADN từ virus HPV lây truyền qua đường tình dục và gây ra nhiều bệnh ung thư.

Một nghiên cứu trước đó được Tạp chí Cancer Prevention Research đăng tải đã chỉ ra rằng tỷ lệ chính xác của xét nghiệm dấu hiệu di truyền để xác định tổn thương CIN2, các tế bào bất thường trong ung thư cổ tử cung có thể phát triển thành tế bào ung thư và thậm chí là di căn lên tới 90,9%. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chứng minh được trong nước tiểu có chứa cả 3 loại gen của người và một loại gen của virus HPV, xét nghiệm dựa trên nước tiểu để xác định tổn thương của tế bào ung thư này có độ nhạy lên tới 75%.

Nhà nghiên cứu lâu năm Guerrero-Preston cũng là đồng tác giả của nghiên cứu nói trên cho biết, trong mùa hè năm 2015, hai xét nghiệm thương mại dựa trên dấu hiệu thay đổi hoá học của ADN được gọi là metyl hoá đã được công bố tại châu Âu, đòi hỏi độ nhạy của xét nghiệm Pap mô cổ tử cung để xác định tổn thương là 64%.

Nguy cơ ung thư cổ tử cung

Nước tiểu của người có nguy cơ ung thư cổ tử cung sẽ có các mẫu ADN đặc biệt

Cũng theo ông Guerreo-Preston, “Nếu các nghiên cứu sâu hơn xác nhận những phát hiện này, chúng ta sẽ thấy xét nghiệm sàng lọc bằng nước tiểu được sử dụng như là cách xác định nhanh chóng và giá rẻ để xem sinh thiết có đảm bảo không hoặc các bác sẽ có thể sử dụng phương pháp “quan sát và chờ” trước khi can thiệp”. Thông thường, nếu phụ nữ có kết quả HPV dương tính và chỉ số Pap bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để loại trừ ung thư cổ tử cung bằng việc lấy trực tiếp mẫu mô trên cổ tử cung. Tuy nhiên, sinh thiết tử cung gây đau đớn, lo lắng thậm chí là vô sinh và chi phí chăm sóc sức khoẻ sau sinh thiết rất tốn kém, trong khi đó một nghiên cứu trước đây chứng minh rằng hơn 50% mẫu sinh thiết này là không cần thiết.

Trước đây, nhóm chuyên gia đã công bố kết quả nghiên cứu tìm được 3 gen gây ra ung thư cổ tử cung hoặc các tế bào bất thường có thể tiến triển thành tế bào ung thư là FKBP6, INTS1 và ZNF516. Kết quả nghiên cứu này là nền tảng cho nghiên cứu mới về xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nguy cơ ung thư cổ tử cung. Theo đó, khi có cổ tử cung có dấu hiệu bất thường, những gen nói trên có thể có một nhóm metyl hoá học liên kết với AND của gen tại các vị trí xác định được.

Để chứng minh các gen này là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, nhóm nghiên cứu đã phân tích 214 mẫu tế bào cổ tử cung từ kết quả xét nghiệm Pap của phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 86 tại Bệnh viện Dr. Hernan Henriquez Aravena, Chile. Theo đó, có 34 mẫu không có dấu hiệu bất thường; 87 mẫu có một trong ba loại mô bất thường, tiền ung thư; 90 mẫu có dấu hiệu ung thư cổ tử cung rõ nét.

Sau đó, nhóm tiến hành tách ADN từ các mẫu tử cung rồi giải thích sự cấu thành ADN trong các mẫu tế bào cổ tử cung dựa trên phương pháp lập trình tự gen tiên tiến. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã so sánh số lượng các nhóm metyl liên kết với mỗi gen trong các mẫu từ 34 phụ nữ khỏe mạnh cho đến 53 mẫu có một tập hợp cụ thể của các dấu hiệu tiền ung thư.

Độ chính xác khi chẩn đoán nguy cơ ung thư cổ tử cung dựa trên chỉ số metyl hoá lên tới 90%, điều này có nghĩa là sự hiện diện của chúng có thể dự đoán một mẫu ung thư dương tính đúng tỷ lệ thời gian này. Độ đặc hiệu của xét nghiệm này là 88,9% đã chứng minh được rằng tỷ lệ thời gian xét nghiệm có thể xác định được chính xác một người không mắc bệnh.

Để tăng thêm mức độ chính xác của phương pháp này, các nhà khoa học đã thêm một dấu hiệu gen mới vào trong xét nghiệm. Họ lấy mẫu gen từ virus HPV16-L1 bị metyl hoá trong các tế bào của người ung thư. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm với sự kết hợp của cả 4gen trên một 115 phụ nữ có độ tuổi từ 21 đến 49 tại trường Đại học Puerto Rico; trong đó có 41 người có mô tử cung bình thường và 74 người đã có một trong ba loại tế bào ung thư. Sử dụng cả bốn gen, xét nghiệm hiện nay có độ nhạy lên đến 90,9% và độ đặc hiệu là 60,9%.

Tiếp đến, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hình xác minh xét nghiệm 4 gen bằng AND lưu thông tự do trong máu và nước tiểu mà không phải AND trong mô cổ tử cung. Với thí nghiệm này, nhóm đã lấy 40 mẫu mô tử cung ghép đôi, máu và nước tiểu từ các bệnh nhân ở Puerto Rico. Các nhà khoa học đã sử dụng ADN từ máu và phát hiện thấy xét nghiệm có độ nhạy 85,7% và độ đặc hiệu 60,9%. Sử dụng nước tiểu, họ phát hiện độ nhạy ở mức 75% và độ đặc hiệu 83,3%.

Mất khoảng 4 ngày để xử lý mẫu mô cổ tử cung, máu hoặc nước tiểu, nhóm nghiên cứu dự định sẽ tiếp tục thay đổi xét nghiệm để cải thiện độ nhạy của nước tiểu hơ so với các mẫu mô cổ tử cung.

Theo thống kê từ Quỹ Nghiên cứu ung thư thế giới, có 84% người bệnh ung thư cổ tử cung sinh sống ở các quốc gia kém phát triển, trong đó tỷ lệ cao nhất là ở châu Phi, châu Mỹ La tinh và Caribe. Bệnh ung thư cổ tử cung cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất đối ở phụ nữ ung thư tại Mỹ cách đây 40 năm, tuy nhiên sau khi phụ nữ được khuyến cáo xét nghiệm Pap hàng năm thì thực trạng này đã thay đổi. Các nước không có cơ sở hạ tầng hoặc thói quen xét nghiệm Pap định kỳ, thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung vẫn không giảm sút.

Thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung mới này có thể giảm từ 4 ngày xuống còn chưa đầy 3 giờ bằng cách dùng hộp mực kín để giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu và thời gian xử lý mẫu. Nhóm đã thoả thuận với Công ty chẩn đoán phân tử Cepheid để phát triển phương thức mới này.

 

Theo Dân trí

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version