Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Giải đáp câu hỏi cường giáp có phải bướu cổ không?

Hỏi: Xin chào bác sĩ, năm nay tôi 25 tuổi. Tôi muốn hỏi bác sĩ cường giáp có phải bướu cổ không? Khi tôi khám ở Bệnh viện Ung bướu TP. HCM được chẩn đoán bị cường giáp, tăng sinh mạch máu và có nhiều hạch ở dạng viêm. Vậy bệnh này có nguy hiểm không? Tại sao bác sĩ lại kê đơn cho tôi uống loại thuốc Bar và Tapazol ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên và kéo dài trong 2 năm? Ngoài ra bác sĩ còn khuyên tôi trong quá trình uống thuốc không nên ăn muối i-ốt và hải sản. (Phạm Thị Bích Ngọc) 

Trả lời:

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp chủ yếu là do bệnh Basedow gây ra (còn được gọi là bệnh Graves). Bệnh này sẽ làm tuyến giáp to ra và khi siêu âm sẽ thấy nhiều mạch máu trong bướu. Còn đối với trường hợp của bạn có nhiều hạch ở dạng viêm thì tốt hơn hết nên tìm hiểu về vị trí, nguyên nhân và tính chất của các hạch này vì thường thì các bệnh về cường giáp sẽ không gây ra hạch viêm.

Cường giáp có phải bướu cổ không?

Cường giáp có phải bướu cổ không?

Bướu cổ (còn được gọi là bướu giáp) là tên gọi chung cho tất cả các trường hợp bệnh lý gây tuyến giáp to. Đối với các trường hợp tuyến giáp to nhưng không gây ra cường giáp hay suy giáp, cũng không phải ung thư và không gây ra rối loạn gì cả thì được gọi bằng cái tên không chính thức là bướu cổ thường. Nhưng bệnh của bạn gây ra bệnh cường giáp nên được gọi là bướu độc.

Hiện nay căn bệnh này không còn nguy hiểm nữa và có thể điều trị được. Nhưng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì người bệnh có thể sẽ bị các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng.

Trong quá trình điều trị bệnh này thì việc quan trọng nhất chính là theo dõi và điều chỉnh thuốc lâu dài mặc dù dùng bất cứ phương pháp điều trị nào (uống i-ốt phóng xạ, uống thuốc hay mổ).

Bạn nên tiếp tục điều trị bằng thuốc vì đây mới là điều trị thuốc đợt đầu và bạn vẫn còn trẻ. Nếu không bị dị ứng trong quá trình uống thuốc và bướu không quá to thì bạn chưa cần nghĩ đến uống i-ốt phóng xạ hay mổ.

Thời gian điều trị thường từ 12 đến 24 tháng. Hiện nay có Tapazol là thuốc kháng cường giáp và BAR là thuốc tốt cho gan mật. Trong quá trình điều trị nên uống 4 viên và sau đó một thời gian thì giảm dần. Vì i-ốt làm tình trạng cường giáp khó ổn định, để tránh tình trạng đó bạn không nên ăn các loại hải sản, muối i-ốt, rong biển.

 

Theo Tuổi trẻ online

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version