Bệnh ung thư lưỡi là căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến nhưng có rất ít người hiểu biết về căn bệnh này. Tìm hiểu những kiến thức về bệnh là việc làm cần thiết giúp mọi người phòng tránh hoặc phát hiện bệnh sớm để được điều trị kịp thời.
Bệnh ung thư lưỡi là bệnh lý phát sinh từ sự biến đổi ác tính các mô liên kết cấu trúc lưỡi hoặc biểu mô phủ lưỡi. Bệnh ngày càng trở nên phổ biến với khoảng 20.000 ca mắc mới mỗi năm và hơn 5.000 ca tử vong, theo thống kê tại nước Pháp.
Những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này.
Những đối tượng nào dễ mắc bệnh ung thư lưỡi?
Thực tế cho thấy, so với phụ nữ, đàn ông dễ mắc bệnh ung thư lưỡi và các bệnh lý về lưỡi hơn. Lý do bởi nam giới có tỷ lệ tiếp xúc với rượu bia và thuốc lá cao. Theo thống kê, tại Pháp có tới 80-90% ca ung thư lưỡi có nguyên nhân mắc bệnh liên quan đến thuốc lá và rượu.
Bên cạnh đó, nếu bạn không sử dụng thuốc lá và rượu nhưng việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi.
Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, có thể gặp ung thư lưỡi ở trẻ em hay ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, độ tuổi dễ mắc loại ung thư này dao động khoảng từ 40-60 tuổi.
Bệnh ung thư lưỡi có biểu hiện như thế nào?
Bệnh có những biểu hiện thường thấy như lưỡi bị loét lâu ngày không khỏi, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi; khi nói, nhai, ho,… thấy khó chuyển động lưỡi; khi uống rượu hoặc ăn các loại thức ăn cay, có tính acid sẽ có cảm giác ngứa hoặc đau rát lưỡi; chảy máu lưỡi; hôi miệng; đau tai;…
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Ung thư lưỡi có nguy hiểm hay không?
Ung thư lưỡi là một bệnh lý nguy hiểm bởi thường gặp khó khăn trong việc phát hiện sớm bệnh do các triệu chứng của bệnh không đặc trưng, dễ bị nhầm lẫn. Phần lớn người bệnh được phát hiện khi đã muộn, gây ra nhiều khó khăn trong việc điều hướng điều trị. Ngoài ra, sau điều trị, bệnh có nguy cơ tái phát và biến chứng rất cao. Hơn nữa, bệnh ung thư lưỡi còn có thể di căn đến phổi, gan hoặc xương,… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi chính xác cần dựa vào kết quả sinh thiết vùng bị tổn thương trên lưỡi.
Vậy ung thư lưỡi có chữa được không? Nếu bệnh được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ đơn giản hơn và không để lại di chứng. Nếu ở giai đoạn muộn, bệnh nhân buộc phải thực hiện phẫu thuật triệt căn, tuỳ vào kích thước và vị trí khối u để tiến hành cắt bỏ một phần lưỡi hoặc toàn bộ lưỡi, đồng thời có thể phải kết hợp xạ trị hỗ trợ.
Bệnh ung thư lưỡi có thể phòng tránh bằng cách nào?
Để phòng tránh bệnh ung thư lưỡi, mọi người cần vệ sinh răng miệng đều đặn, thường xuyên, khám sức khỏe răng miệng định kỳ; hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá; nếu thấy có các dấu hiệu bất thường như vết loét ở lưỡi lâu ngày không khỏi hay có các khối u hạch cần đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Theo Gia đình
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang