Đối với bệnh nhân ung thư, yếu tố tinh thần quyết định một phần rất quan trọng đến hiệu quả điều trị và chất lượng sống của người bệnh. Tinh thần lạc quan của giảng viên Lê Thanh Hà (35 tuổi, Hà Nội) trong hành trình chiến đấu với bệnh ung thư vú giai đoạn cuối rất đáng khâm phục.
Câu chuyện của cô Lê Thanh Hà đã cho thấy, một nghị lực mạnh mẽ có vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư. Cô Hà là giảng viên tại Trung tâm nghiệp vụ báo chí truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Cô Hà kể lại: “Vào cuối năm 2003, mình bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối. Khi đó, mình đã rất hoang mang và suy sụp nhưng mình nhận ra rằng, mình cần phải mạnh mẽ vượt qua. Đến đầu năm 2004, mình bắt đầu tích cực điều trị bệnh”.
Điều đặc biệt là cô Hà vẫn quyết định giữ lại giọt máu đang mang trong mình chỉ sau vài năm điều trị, khi mà hóa chất cùng những tác động nhất định vẫn tồn tại trong cơ thể.
Cô Hà tâm sự: “Bệnh nhân ung thư vú, nhất là ung thư vú giai đoạn cuối được khuyên không nên có con bởi sinh con khiến bệnh dễ tái phát. Đồng thời, không ai dám khẳng định những hóa chất hay tia xạ tồn tại trong cơ thể sau điều trị có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Nghĩa là, nếu sinh con sẽ tồn tại mối nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng theo như mình sắp đặt. Khi mang thai, mọi thứ với mình đều trở nên kỳ diệu. Nghĩ đến việc có một đứa trẻ, mình lại tự hỏi: tại sao lại không dám thử? Bỏ đi một đứa trẻ là điều độc ác, cho dù lý do là gì. Hãy để cuộc sống dẫn dắt ta đi bởi phía trước không có ai đoán định được”.
Sau hơn 3 năm kể từ ngày mình nhận chẩn đoán mắc ung thư vú, mình đã sinh một bé trai kháu khỉnh, nặng 3,5kg. Cảm giác thật không thể diễn tả khi nhìn con trai ngủ với khuôn mặt xinh xắn và tròn xoe. Mình thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa biết bao.”
Cô Hà trải lòng: “Con mình đến thời điểm này là được 10 tuổi, mọi thứ cũng tốt, cũng ổn định. Thông minh, hiếu động, lém lỉnh và không có bất kỳ dấu hiệu gì đáng ngại. Lúc nào mình cũng mong được bên cạnh con cho đến khi con trưởng thành, để chí ít có chuyện gì xảy ra mình cũng có thể truyền cho con một suy nghĩ tích cực và có thể làm chỗ dựa cho con trong mọi hoàn cảnh. Mình nghĩ rằng, chỉ có người mẹ mới thật sự kiên nhẫn và yêu thương con vô điều kiện”.
Cô Hà nhớ lại hành trình điều trị bệnh gian nan của mình: “Điều trị hóa chất khiến cơ thể phải chịu rất nhiều tác dụng phụ. Tóc, lông mày và lông mi của mình rụng hết, cơ thể mệt mỏi không ăn, không ngủ được. Có nhiều lúc mình thấy không chịu nổi bởi hóa chất và điều kiện điều trị ở bệnh viện đôi khi khó khăn vì quá đông bệnh nhân. Mình nghĩ không thể để mất tinh thần, rơi vào tuyệt vọng, nếu đã sống thì phải sống cho đúng nghĩa, tận hưởng và có niềm vui. Mình ghét phải buồn bã, khóc lóc”.
Cô Hà chia sẻ về quan niệm hạnh phúc: “Mình đã ước mình có thể sống đến 40 năm, 50 năm hay nhiều hơn nữa. Nhưng mình nhận ra điều đó chẳng quá quan trọng, bởi nhiều người sống hết cuộc đời mà vẫn phải tiếc nuối vì không dám làm hay đã không làm điều mình muốn”.
Mình vẫn luôn tự hỏi: điều gì khiến mình hạnh phúc? Và tự trả lời: đó là sống có ích với những người thân yêu, giúp con trai trưởng thành khỏe mạnh, biết khám phá và yêu cuộc sống. Từ khi ốm, mình đã học được cách sống cởi mở với mọi người, sống tốt đẹp và luôn biết yêu thương. Mình nhận ra đây là một mặt tích cực của bệnh tật và mình thấy thanh thản và dễ chịu hơn”.
Đối với cô Hà, gia đình là điểm tựa vững chắc giúp cô kiên cường chiến đấu với căn bệnh ung thư. Cô khẳng định: “Mình biết ơn người chồng của mình vô cùng! Anh ấy dạy cho mình cách đối mặt với những lo lắng và sợ hãi. Anh ấy mạnh mẽ, là một chỗ dựa cực kỳ vững chãi và làm mình thấy vô cùng yên tâm”.
Hiện nay, cô Lê Thanh Hà vẫn thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau thấu xương và những đợt hóa trị, xạ trị. Bệnh của cô đã tái phát và phát triển đến giai đoạn 4, đã di căn xương và gan.
Mặc dù vậy, cô vẫn luôn suy nghĩ lạc quan, cô tâm sự: “Đến thời điểm này, mình cũng đã làm mọi thứ tốt nhất trong khả năng cho gia đình và cuộc sống của mình. Nếu có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì mình vẫn sẽ cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm”.
Cô Hà chia sẻ: “Điều quan trọng không phải là bạn sẽ sống bao lâu, mà là bạn sẽ sống như thế nào? Bạn sẽ bày tỏ thái độ và chọn cách cư xử ra sao với những điều không may xảy đến trong cuộc đời. Đối mặt và học cách vượt qua hay chọn bỏ cuộc thì tất cả sự lựa chọn này đều là của bạn”.
Theo Thanh niên
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang