Theo thống kê của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư đều được phát hiện ở giai đoạn muộn. Một trong những nguyên nhân là do mọi người còn chủ quan với sức khỏe của mình và ung thư ở giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện.
Trong buổi tọa đàm “Tôi chọn sự sống” do BV Ung bướu Hưng Việt phối hợp cùng Quỹ MAKNA Malaysia tổ chức nhân ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2, TS.BS.TTƯT Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện cho biết, mỗi năm trên thế giới tiếp nhận thêm 14,1 triệu ca bệnh nhân mắc các bệnh ung thư; trong đó có 8,2 triệu người chết vì căn bệnh này.
WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, ở Việt Nam, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư cũng tăng cao, năm 2000 số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm nước ta có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người chết mỗi ngày.
Theo TS Chân, hiện nay người dân Việt Nam phải sống chung với các tác nhân gây bệnh ung thư. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư, ngay cả đứa trẻ vừa sinh. Các tác nhân gây bệnh ở trong môi trường chính là: vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, độc tố nấm, vi sinh vật gây bệnh và đặc biệt là hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng vô cùng rộng rãi.
Các căn bệnh ung thư thường không quá đáng sợ, có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện bệnh sớm. Ở giai đoạn đầu của bệnh, các bác sĩ áp dụng những phương pháp điều trị tối ưu nhất nhằm chữa khỏi hoặc kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân. Nhiều loại ung thư có thể điều trị với tỷ lệ sống thêm trên 5 năm như: ung thư tinh hoàn, ung thư cổ tử cung, ung thư vú,… Hơn nữa, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp như: không hút thuốc lá, sản xuất sạch, không uống rượu bia, giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí… sẽ góp phần làm bệnh ung thư đẩy lùi.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, có rất ít bệnh nhân ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và điều trị sớm, hầu hết bệnh nhân đều phát hiện mắc bệnh ung thư ở giai đoạn muộn, di căn và đã biến chứng làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chính là việc thiếu ý thức tự phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ để lỡ thời cơ hội được phát hiện bệnh sớm.
Hiện nay trong y học vẫn chưa có loại vacxin nào để ngừa bệnh ung thư hữu hiệu, trừ ung thư cổ tử cung (có thể phòng ngừa được nếu tiêm ở độ tuổi 9 đến 26, tốt nhất từ 11 đến 12 tuổi).
Để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời nhất, chúng ta cần phải khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư chuyên sâu. Đặc biệt ở độ tuổi trung niên nên đi khám thường xuyên hơn, cụ thể nam giới ở độ tuổi từ 40-75 nên đi khám sức khỏe 3-6 tháng một lần. Những người đàn ông có thói quen hút thuốc lá, có các biểu hiện như ho thường xuyên hoặc hay tức ngực nên đi khám ngay để phát hiện ung thư. Bởi đây là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Nữ giới gặp nhiều nhất là ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Khi thấy kinh nguyệt thất thường, nhất là người trên 40 nên đi kiểm tra sức khỏe hoặc tự khám ngực để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
Theo Gia đình
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang