Đông trùng hạ thảo vốn đã được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc và Tây Tạng, là một loại thảo dược hình thành dựa trên cơ chế xâm nhiễm của loài nấm Ophiocordyceps sinensis vào cơ thể sâu non (ấu trùng của vài loài bướm trong chi Thitarodes).
Đông trùng hạ thảo: quá trình cộng sinh từ ấu trùng thành nấm.
Quá trình xâm nhập này diễn ra vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh và làm chết các ấu trùng bằng cách hút hết các chất dinh dưỡng của chúng, các sợi nấm phát triển mạnh đến mùa hè ấm áp thì bắt đầu mọc ra khỏi vỏ sâu non và phát triển thành dạng cây lên khỏi mặt đất.
Quá trình xâm nhập kì diệu ở trên cũng chỉ xảy ra ở các vùng núi cao khắc nghiệt trên 4000m khu vực cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên – Trung Quốc và dãy núi Himalaya. Loài nấm kí sinh này cứ thế sống âm ỉ dưới mặt đất hơn 5 năm mới bắt đầu vươn trồi lên khỏi mặt đất.
Đông trùng hạ thảo – Tin hoa y học có nguy cơ tuyệt chủng
Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong loài nấm này có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng bao gồm 17 loại axit amin khác nhau, D – mannitol, lipit, các khoáng chất như nhôm, kali, natri và nhiều loại vitamin A, B, E, K… Quan trọng hơn là có nhiều dược chất có giá trị dược liệu cao như axit cordiceptic, adenosine, nhóm hoạt chất HEAA…
Theo các ghi chép về đông dược cổ, hay các văn bản Tây Tạng cổ từ thế kỷ 15 cũng đều nhắc đến đông trùng hạ thảo như một vị thuốc giúp bồi bổ hết sức giá trị. Chúng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao thể trạng, cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, liệt dương, đau nhức mỏi, ho hen,…và có tác dụng tốt trong sự phát triển bình thường của trẻ. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn cải thiện được tình trạng suy nhược, vàng da, cải thiện thị lực, giúp giảm đau và hiệu quả trong việc ngăn ngừa rụng tóc. Các binh sĩ Tây Tạng ngày xưa còn dùng đông trùng hạ thảo để tăng cường miễn dịch, chữa lao, khắc phục tình trạng liệt, chống ung thư, giúp ăn ngon ngủ sâu và giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt, đông trùng hạ thảo có tác dụng lớn đối với việc tăng cường sinh lực, cải thiện vấn đề bất lực trong tình dục. Và theo các nghiên cứu cổ cũng như thực nghiệm hiện đại ngày nay đều cho thấy việc sử dụng đông trùng hạ thảo không đem lại bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào.
Vì giá trị cao của loại thảo dược này mà giá bán của nó được đẩy lên rất cao, đến mức mà một kg nấm có chất lượng có thể có giá lên đến hàng nghìn USD. Chính vì vậy mà người dân những vùng tập trung nấm đổ xô đi tìm hái vào mùa thu hoạch, cả già trẻ, gái trai, hay trẻ em. Đây cũng được coi là nguồn thu nhập tương đối lớn của những người dân nghèo sống dưới chân dãy núi Himalaya. Nhưng cũng chính vì việc săn lung quá mức, thu hoạch trước thời hạn hay việc phá hủy môi trường sống, kèm theo điều kiện khí hậu ngày một thay đổi đã khiến cho loài nấm quý hiếm này ngày một cạn kiệt và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Những năm gần đây, rất nhiều người dân đi tìm hái nấm và phải trở về tay không. Trong khi đó, giới khoa học vẫn chưa thể nghiên cứu được cách nuôi trồng nhân tạo loài nấm này. Do đó, cứ theo tình hình như hiện nay thì việc mất hẳn nguồn nấm quý – đông trùng hạ thảo, là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật – giả
Đông trùng hạ thảo thật do chất đệm nấm mọc gắn vào đầu vỏ sâu non mà thành. Đầu sâu non có màu vàng sẫm hay nâu vàng, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3-0,8 cm, với 20-30 vằn khía, có tất cả 8 cặp chân nhưng chỉ có 4 đôi ở giữa là nhìn được rõ ràng nhất. Chất đệm nấm thường cong được mọc ra đầu sâu non, thường dài hơn, khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
Ý kiến của chuyên gia sức khỏe
Dược sĩ Tuyền cho biết: “Hiện nay việc làm giả đông trùng hạ thảo là rất nhiều, để đạt được hiệu quả như mong muốn và tránh tiền mất tật mang, người dùng nên tìm hiểu kỹ càng cách nhận biết được loại nấm thật, hơn nữa cần hỏi ý kiến các chuyên gia trong hướng dẫn cách sử dụng và liều lượng phù hợp trước khi dùng”. Ngoài ra, hiện nay có xuất hiện thêm loại thảo dược quý hiếm như nấm lim xanh có nguồn gốc trong rừng nguyên sinh có công dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh nan y và hồi phục sức khỏe.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang