Do không có biểu hiện rõ ràng hầu hết người bị ung thư gan thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nên rất khó điều trị. Do vậy, việc chủ động tầm soát ung thư gan định kỳ là rất cần thiết.
75% số người bị bệnh ung thư gan không thể điều trị hoặc hiệu quả điều trị thấp
Triệu chứng của ung thư gan giai đoạn đầu thường không rõ rệt rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh thông thường đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất trên thế giới. Ở nước ta, có tới 75% số người bị bệnh này được phát hiện ở giai đoạn không thể điều trị hoặc hiệu quả điều trị thấp nên thời gian sống thường không cao.
Trước thực trạng này, việc đưa ra biện pháp để giảm thiểu tử vong và gánh nặng cho người bệnh ung thư gan là điều hết sức cần thiết và đáng được quan tâm.
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị ung thư gan nào triệt để, do vậy việc phát hiện bệnh sớm là điều hết sức quan trọng để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Việc tầm soát ung thư gan định kỳ là rất cần thiết đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Khi nào nên tầm soát ung thư gan?
Hiện nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân ung thư gan, bất cứ ai cũng có khả năng bị mắc căn bệnh nguy hiểm này. Nếu như bạn gặp những biểu hiện như rối loạn tiêu hóa bất thường, chán ăn, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, sút cân thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
Một số nhóm người dưới đây có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn so với người bình thường nên thực hiện tầm soát ung thư gan định kỳ.
– Người từng bị viêm gan B hoặc viêm gan C.
– Người bị tiểu đường type 2.
– Người thường xuyên uống rượu, bia.
– Người bị thừa cân béo phì.
– Men gan, bilirubin cao kéo dài.
– Nhóm người trên 40 tuổi.
Nên thực hiện tầm soát đều đặn 3 – 6 tháng/ lần để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình.
Bên cạnh bệnh viêm gan B, viêm gan C, một trong những nguyên nhân gây ung thư gan thường gặp là xơ gan. Việc chẩn đoán để phát hiện sớm nguy cơ xơ gan có thể giúp điều trị kéo dài thời gian dẫn tới xơ gan, điều này cũng giúp giảm thiểu khả năng ung thư gan cho người bệnh.
Xét nghiệm AFP để phát hiện nguy cơ gây ung thư gan
Xét nghiệm AFP đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ung thư gan. Những người có kết quả xét nghiệm AFP cao hơn bình thường nên gặp bác sĩ chuyên khoa gan mật để được tư vấn cụ thể.
Các đối tượng đàn ông trưởng thành, phụ nữ không có thai và trẻ em sẽ được chỉ định tiến hành siêu âm tổng quát, chụp cắt lớp và các xét nghiệm khác để phát hiện dấu ấn sinh học như AFP-L3, PIVKA-II(DCP)… cho bệnh ung thư gan nguyên phát.
Nếu phụ nữ mang thai có chỉ số AFP bất thường cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn.
Một lần làm xét nghiệm AFP có chi phí khoảng 200.000 đồng tùy theo từng cơ sở y tế.
Phát hiện xơ gan, gan nhiễm mỡ sau 10 phút nhờ kỹ thuật Fibroscan
Bác sĩ Nguyễn Thành Chung thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, hiện nay có nhiều phương pháp phát hiện xơ gan như xét nghiệm máu, chẩn đoán bằng hình ảnh (siêu âm, chụp cắt lớp…), khám lâm sàng, sinh thiết gan, thăm dò gan qua nội soi. Trong đó, đánh giá xơ gan qua sinh thiết gan được cho là chính xác nhất.
Hiện nay, đa số các chuyên gia gan mật sử dụng công cụ Fibrocan để chẩn đoán xơ gan, gan nhiễm mỡ. Phương pháp này được thực hiện chỉ trong 10 phút không gây đau đớn hay khó chịu có thể đánh giá chính xác mức độ xơ hóa gan ngay sau khi khám. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, độ cứng gan có thể cung cấp các thông tin dự báo và tiên lượng nguy cơ xơ gan mất bù, ung thư gan và khả năng sống, đặc biệt là ở bệnh nhân viêm gan virus B và C mạn.
Đây là phương pháp được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành để theo dõi những bệnh nhân điều trị bệnh lý gan mật.
Theo VTC News
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang