Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh ung thư cổ tử cung không khó điều trị và thường mang lại cơ hội sống cao cho người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không rõ rệt nên khó phát hiện. Dưới đây là cách giúp phụ nữ phát hiện sớm và phòng tránh căn bệnh này.
Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao thứ hai trong tỷ lệ phụ nữ bị ung thư. Theo đó, có tới nửa triệu phụ nữ mắc căn bệnh này và một nửa trong số đó tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung xếp thứ hai trong danh sách những căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ.
Hiểu về ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là phần nối giữa âm đạo và buồng trứng, ung thư cổ tử cung là tình trạng tế bào ung thư hình thành ở biểu mô cổ tử cung. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong khoảng 30 – 59 tuổi, nhiều nhất trong độ tuổi 45 – 55 tuổi, hiếm có phụ nữ dưới 20 tuổi bị bệnh này.
Khi các tế bào ở niêm mạc cổ tử cung sinh sôi không kiểm soát sẽ tập hợp thành khối u lớn, nếu là khối u lành tính thường ít khi lan rộng và không đáng lo ngại. Nếu là khối u ác tính sẽ lây lan rất nhanh và phát triển thành bệnh ung thư rất nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung hình thành do quá trình viêm nhiễm kéo dài mà virus HPV gây ra. Loại virus này hình thành nhiều nhất vào những năm đầu quan hệ tình dục. Trong thực tế, chúng có thể tự biến mất trong cơ thể con người trong vòng 12 đến 24 tháng. Nếu chúng không tự biến mất sẽ gây nguy cơ ung thư cổ tử cung cao sau này. Loại virus này lây nhiễm chủ yếu trong khi quan hệ tình dục. Hiện nay có hơn 100 loại virus HPV khác nhau, có 70% HPV trong số đó là chủng 16, 18, 31 và 45, chúng tiềm tàng tới 99% nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Các triệu chứng ung thư cổ tử cung thường gặp
Dưới đây là một số triệu chứng ung thư cổ tử cung thường gặp sẽ giúp bạn phát hiện sớm và xử lý bệnh kịp thời.
Giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung: gần như không có triệu chứng.
Các giai đoạn ung thư cổ tử cung tiếp theo:
- Huyết trắng xuất hiện thường xuyên, có mùi hôi hoặc có dính một ít máu.
- Âm đạo bị chảy máu không rõ nguyên nhân.
- Chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhưng vẫn bị chảy máu âm đạo bất thường.
- Sau khi giao hợp, thụt rửa hoặc khám bệnh bị chảy máu bất thường trong âm đạo.
- Rong kinh, chảy máu suốt thời gian dài.
- Sau khi mãn kinh thường bị chảy máu.
- Thường xuyên đau vùng xương chậu.
- Sau khi giao hợp thường thấy đau ở âm đạo.
Nếu bệnh nặng, triệu chứng ung thư cổ tử cung thường gặp là âm đạo thường tiết nhiều dịch dính máu và đi kèm với đau nhức vùng lưng, xương chậu hoặc ở chân. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh thường bị vô niệu do khối u chèn ép hai niệu quản.
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm
Để luôn nắm rõ được tình trạng sức khoẻ cũng như phát hiện ung thư cổ tử cung sớm và có phương án xử lý kịp thời, phụ nữ nên thực hiện khám phụ khoa đều đặn. Dưới đây là các xét nghiệm phụ hoa có thể chẩn đoán ung thư cổ tử cung mà phụ nữ nên biết và thực hiện định kỳ.
Kiểm tra và thực hiện xét nghiệm Pap smear
Khi khám phụ khoa thông thường, kỹ thuật viên thường chèn một dụng cụ nhỏ còn gọi là mỏ vịt vào âm đạo để giữ và mở bức tường âm đạo và thực hiện kiểm tra xem cổ tử cung và âm đạo có dấu hiệu chảy máu, khí hư hoặc bất thường khác hay không.
Xét nghiệm Pap smear không gây đau đớn. Kỹ thuật viên sẽ dùng tăm bông hoặc dụng cụ y tế chuyên dụng để lấy các tế bào mẫu từ bề mặt cổ tử cung và gửi đến phòng phân tích. Các tế bào hình dạng bất ổn (dysplastic) hoặc các tế bào ung thư sẽ dễ dàng được phát hiện. Phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm này sau 3 năm tính từ lần đầu quan hệ tình dục và sau đó thực hiện định kỳ hàng năm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác như:
Soi cổ tử cung: sử dụng dụng cụ quan sát xem cổ tử cung có bất thường hay không.
Sinh thiết cổ tử cung: kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ trong cổ tử cung để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định mầm bệnh chứa tế bào ung thư.
Nạo kênh cổ tử cung hoặc khoét chóp cổ tử cung: nhằm xác định chủng HPV gây bệnh trên bề mặt cổ tử cung. Các chủng HPV thường gặp nhất là: 6, 16, 11, 18, 43,42,44,31, 33, 35, 45, 52, 56, 51; trong đó có 4 chủng chính là 16, 18, 31, 45.
Người bệnh có thể điều trị ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả nếu được phát hiện và chữa trị sớm. Nếu chưa bị nhiễm HPV, bạn nên đi tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa virus này. Ngoài ra, phụ nữ nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ để ngăn ngừa rủi ro do ung thư.
Theo Báo Giáo dục Việt Nam
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang