Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Muối ăn: Tác dụng và cách dùng muối ăn, muối i ốt. Viện Khoa học

Muối là gì? Tác dụng của muối ăn, muối i ốt. Cách dùng muối ăn tốt nhất, tránh tác dụng phụ tác hại của muối. Công thức tính chất của muối, kỹ thật sản xuất muối tôm Tây Ninh ớt xanh. Sử dụng muối trong sức khỏe chữa bệnh làm đẹp. Các loại muối biển, đá muối, muối hóa học công nghiệp. Giá muối bao nhiêu tiền 1kg?

Muối là gì?

Muối là một chất rắn, màu trắng hoặc xám nhạt, có vị mặn, dễ tan trong nước, thu được từ nước biển hay các mỏ. Nó có thành phần chính chủ yếu là Natri Clorua (NaCl) và một số khoáng chất vi lượng khác.

Trước khi trở thành một loại gia vị như hiện nay, muối được coi là “vàng trắng”, một mặt hàng có giá trị trao đổi. Đến đầu thế kỷ 20, chúng vẫn được sử dụng như một hình thức cơ bản của tiền tệ.

Muối ăn chứa nhiều khoáng chất vi lượng

Muối ăn chứa nhiều khoáng chất vi lượng

Các dạng của muối ăn

Muối thô

Được sản xuất từ nước biển, thông qua quá trình bay hơi và ít qua các giai đoạn chế biến. Có kích thước hạt tinh thể to và không chứa đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể.

Muối tinh

Là muối thô sau khi tiến hành các công nghệ tinh chế để nâng cao độ tinh khiết cũng như loại bỏ các tạp chất. Nó có kết cấu tinh thể theo khối vuông và là loại muối có kích thước nhỏ nhất.

Loại này thường được sử dụng trong làm bánh vì có đặc tính dễ tan sẽ không làm hư kết cấu của bánh. Tuy nhiên trong nấu ăn và làm đẹp thì nó không được sử dụng nhiều vì có độ mặn khá cao.

Muối i-ốt

Là muối tinh có cho thêm Natri Iot (NaI). Chúng được sử dụng chính trong chế biến thức ăn và cung cấp i-ốt cho cơ thể.

Muối ăn được sản xuất như thế nào?

Sản xuất bằng cách phơi cát

Sử dụng cát biển tạo ra những đường ống mao mạch nhỏ li ti dẫn nước nước biển vào sân phơi. Đồng thời sử dụng cát biển như một tác nhân nhận nhiệt giúp cô muối lại, cạn kiệt nước biển để hỗn hợp tất cả loại khoáng chất của biển kết tinh lại bám trên bề mặt hạt cát.

Sau đó, chúng được tách ra khỏi cát và kết tinh lại một lần nữa. Hạt muối kết tinh sẽ hấp thu được nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe từ nước biển và ánh nắng mặt trời.

Phương pháp sản xuất muối bằng cách phơi cát thủ công

Người dân dựa vào thời tiết để trải lớp cát dày hay mỏng rồi dẫn nước vào. Lớp cát đó sau lại đem thu dồn vào trong một cái bể gạch, gọi là “chạt”, nén chặt rồi châm thêm nước mặn, cho nước thấm qua lớp cát rồi hứng vào thùng.

Thùng nước này có độ mặn cao hơn nước biển, gọi là “nước chạt” sẽ đem đổ ra sân nhỏ gọi là ô kết tinh, phơi cho đến khi nước chạt kết thành muối hột. Quá trình sản xuất chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày. Phơi buổi sáng đến chiều thì có thể thu hoạch được.

Sản xuất bằng cách phơi nước

Đây là phương pháp phổ biến ở miền Trung Việt Nam. Cho nước biển chảy đầy vào các hồ chứa với mức nước cao khoảng 20-30 cm. Sau đó đóng lại, để phơi nắng cho nước bốc hơi dài ngày cho đến khi các hạt muối được tách ra kết tinh thành lớp dày.

Người dân tận dụng sự lên xuống của thủy triều để đưa nước vào các ruộng. Cạnh bên đùng thì làm hai cấp sân, thấp dần khoảng 15cm. Mỗi sân đều san phẳng, đắp bờ chia ô vuông vắn, mỗi ô là 4m x 10m.

Ruộng trên dùng để tăng nồng độ nước muối. Sau khoảng 5 ngày nắng ráo thì cho tháo nước mặn xuống sân dưới, đây là nơi mà muối bắt đầu kết tinh. Mỗi khi sân dưới gần cạn nước vì nước bốc hơi thì lại châm thêm nước từ ruộng trên xuống ruộng dưới.

Cứ châm liên tiếp năm ngày đến khoảng một tháng tùy theo độ ẩm không khí thì nước sẽ cạn và đóng thành hột. Người dân sẽ gạt muối lên, cào và vun thành đống rồi thu mang về.

Muối này có thành phần chính duy nhất chỉ là NaCl nên có độ mặn lớn không tốt cho việc sử dụng ăn uống. Theo cách sản xuất truyền thống thì mỗi tháng có thể thu được 500 kg.

Công dụng của muối

Công dụng trong phong thủy

Không phải câu nói “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” được lưu truyền mà không có ngụ ý. Bởi theo phong thủy, muối là khoáng chất có tính làm sạch mạnh. Nó hấp thu nguồn năng lượng thấp mang lại sự tích cực cho con người và không gian sống. Bởi vậy từ xưa, nó đã được sử dụng trong nhiều nghi lễ tẩy rửa, xua đuổi ma quỷ.

Đầu năm mới đến, gia chủ có thể rắc vật linh thiêng này ở từng phòng và trước cửa nhà để đón vận may, xua đuổi tà khí. Tắm muối còn giúp da dẻ sạch sẽ, thanh lọc cơ thể từ đó tinh thần trở nên thoải mái hơn.

Là vị thuốc quý trong Đông y

Trong y dược học cổ truyền, muối ăn vị mặn, tính hàn, không độc. Có công dụng, tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, giải độc, nhuận táo, dẫn các thuốc khác vào kinh lạc.

Trị táo bón

Người bị táo bón, hằng ngày uống một ly nước muối vừa phải pha loãng lúc bụng đói sẽ giúp tăng cường tiêu hóa, giảm táo bón.

Trị thử nhiệt, mất nước

Dùng 3 lát gừng tươi, 5g muối ăn, 5g trà xanh sắc lên uống. Hỗn hợp này có tác dụng giúp giảm hao tổn sức lực, giữ được lượng nước và muối mà cơ thể cần.

Trị đầy bụng

Khi bị đầy bụng do ăn quá no, ăn nhiều thịt rượu gây khó chịu, rối loạn tiêu hóa. Bạn nên dùng muối ăn để súc miệng và đánh răng sẽ dễ chịu hơn.

Trị chảy máu răng

Đánh răng bằng muối vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp trị bệnh chảy máu chân răng. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu răng do các bệnh về răng miệng như viêm hay nhiễm trùng nặng thì cần đến nha sĩ để điều trị đúng cách.

Trị đau bụng do lạnh

Đôi khi vùng bụng đau do lạnh. Dùng 250g muối ăn, đem rang nóng chứa trong túi vải, chườm nóng vùng bụng (mỗi lần 5-10 phút). Chườm ngày 2-3 lần sẽ có tác dụng tán hàn, giảm đau.

Giảm rụng tóc

Khi gội đầu, bỏ ít muối ăn vào trong nước sẽ điều trị được tóc rụng. Cố gắng duy trì tình trạng tóc rụng của bạn sẽ phần nào được cải thiện.

Trị viêm khớp

Rang nóng 0,5 – 1 kg muối rồi cho vào túi vải dày, đắp lên những chỗ đau khớp. Cách làm này cũng giúp phòng, chống viêm khớp hiệu quả. Đắp khoảng 30 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục trong một tuần.

Trị mề đay

Hòa 40g muối ăn với 100ml nước đun sôi, độ nóng thích hợp sức chịu đựng người bệnh. Rửa sạch chỗ bị mề đay, dùng dung dịch chà vào nhiều lần. Sau khi chà có lớp kết tinh trắng bám trên mặt da, đắp chăn cho mồ hôi toát ra sẽ nâng cao hiệu quả.

Tác dụng của muối trong làm đẹp

Làm tóc mượt mà và khỏe mạnh

Muối thường được biết nhiều đến với công dụng làm đẹp da.Tuy nhiên, nó còn được sử dụng để dưỡng tóc mượt mà. Bạn có thể lấy một bình xịt khoảng 200ml, pha cùng một muỗng cà phê muối, có thể thêm một thìa nước chanh, một giọt tinh dầu, lắc chai và xịt lên tóc. Dung dịch này sẽ cung cấp dinh dưỡng cho tóc, giúp tóc sóng mượt và khỏe mạnh.

Khử độc và làm da mịn màng

Muối biển sẽ làm tăng lưu thông độ ẩm da, giúp da mịn màng dẻo dai hơn. Giúp làm trẻ hóa làn da bằng cách giải độc và thúc đẩy tái tạo tế bào.

Đối với những người có da khô và ngứa, tắm trong nước muối sẽ giúp da đỡ bị kích thích.

Muối có tác dụng trong việc làm da mịn màng

Điều trị trứng cá

Bạn có thể loại bỏ mụn trứng cá trên cơ thể dễ dàng bằng cách pha loãng muối với một chút nước ấm và thấm lên mặt bạn bằng bông gòn. Giữ khoảng 10-15 phút rồi dùng kem dưỡng ẩm.

Tẩy tế bào chết 

Rửa mặt bằng muối rất tốt trong việc giúp bạn cải thiện làn da trở nên trắng hồng hơn, loại bỏ chất bẩn trên mặt, giảm chất nhờn và làm sạch da không cần đến sữa rửa mặt. Bên cạnh đó,muối có tính sát khuẩn giúp hạn chế nổi mụn ở da, loại bỏ mụn đầu đen mà giá thành không hề đắt đỏ.Tuy nhiên, lượng muối không được quá nhiều. Chỉ nên cho 1/4 thìa cà phê muối hòa với ít nước là vừa đủ.

Sau khi tắm xong, bạn rắc muối lên tay và chà vào da của mình. Massage 2 phút để loại đi những vùng da khô làm da mịn màng hơn. Ngoài ra, việc này còn giúp lưu thông máu tốt hơn.

Lưu ý khi dùng muối để làm đẹp

Thận trọng khi dùng muối biển cho vùng xung quanh mắt vì vùng da này rất nhạy cảm, nhất thiết không được để muối bắn vào mắt làm tổn thương kết mạc.

– Không nên lạm dụng phương pháp này, chỉ 1 lần trong tuần là đủ. Muối có thể làm khô da nên sau khi sử dụng cần dùng kem dưỡng ẩm.

– Tránh chà xát quá mạnh lên da mặt, nó có thể khiến da bị đỏ hoặc viêm.

– Tuy muối rất tốt trong việc dưỡng da, nhưng nó cũng dễ gây kích ứng nếu da bạn quá mỏng hay nhạy cảm. Trước khi sử dụng nên thử trên tay để biết bạn có bị dị ứng hay không.

 – Muối biển giúp điều trị mụn tốt hơn so với muối ăn thông thường, bởi muối ăn có thể gây kích ứng da. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sau khi có lời khuyên từ các bác sĩ da liễu.
Giúp trắng răng, diệt khuẩn

Muối vẫn được sử dụng như một công thức đặc biệt giúp diệt khuẩn, tránh hôi miệng và làm răng trắng sáng. Bạn có thể làm hỗn hợp muối với chanh hoặc baking soda để đánh răng.

Chú ý: Không nên đánh thường xuyên vì có thể làm men răng bị mòn đi.

Muối trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Hiệu quả diệt kí sinh trùng

Nếu dùng với một liều lượng hợp lý để tiêu diệt các kí sinh trùng trên mang và da cá. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng vừa phải thì mới có hiệu quả.

Nhốt giữ và vận chuyển cá

Người ta bổ sung muối vào nước vận chuyển cá để giảm tiêu hao năng lượng và điều hòa áp suất thẩm thấu.

Ngăn ngừa những bệnh về mang do môi trường

Tắm ở nồng độ muối 8 – 10‰ , từ 2 – 4 giờ, đặc biệt là sau khi chà bể, sẽ làm tăng sản sinh nhớt cá, loại bỏ những mảnh vụn hữu cơ, kí sinh trùng hoặc vi khuẩn ra khỏi mang, giúp giảm kích ứng mang, ngăn ngừa các nhiễm trùng. Ngoài ra, tắm theo cách trên còn giúp cải thiện sức khỏe và tỷ lệ sống của cá.

Cải thiện tình trạng và tăng trưởng cá

Thức ăn cân bằng muối giúp cá tiết kiệm năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu và dùng phần năng lượng này cho mục đích tăng trưởng, và tăng cường hệ miễn dịch

Tác dụng của muối trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Muối được dùng để bảo quản thực phẩm

Cơ sở khoa học

Muối ức chế vi khuẩn, phá vỡ các enzyme và làm hư hại ADN của vi khuẩn. Nó cũng có tác dụng khử nước, loại bỏ nhiều phân tử nước có trong thực phẩm mà vi khuẩn cần để sống và phát triển.

Trước khi bảo quản, nhiều thực phẩm tươi sống có chỉ số tính linh động của nước bằng 0,99. Chỉ số này hạ xuống khi muối khử nước trong thực phẩm thông qua quá trình thẩm thấu. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của phần lớn vi khuẩn.

Các phương pháp 

– Muối khô: Thực phẩm sẽ hấp thụ lượng mặn cao và nước muối luôn luôn chảy thoát ra ngoài

– Muối ướt: Muối và nước trong thực phẩm được hòa tan thành dung dịch để bảo quản thực phẩm.

Nồng độ muối cao trong dung dịch sẽ ức chế các vi sinh vật có hại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng vi khuẩn có lợi phát triển.

Muối ướt là cách bảo quản thực phẩm phổ biến

Muối được dùng để chế biến thực phẩm

Đây là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Đôi khi, nó còn trở thành nguyên liệu chính cho những món ăn thơm ngon, hấp dẫn

Gà nướng muối

Nguyên liệu:

– Gà tơ 1 con (khoảng 1kg)

– Sả: 3 củ

– Lá chanh: 10 lá

– Muối hột: 1 kg

Cách làm:

– Gà tơ làm sạch, mổ moi. Sả làm sạch, đập dập; Lá chanh rửa sạch, để ráo.

– Rải muối đều xuống đáy nồi, xếp tiếp lá chanh và đặt sả đập dập lên trên, cuối cùng đặt gà lên trên sả, đậy kín vung nồi và hấp trong khoảng từ 15 đến 20 phút, trong quá trình hấp tuyệt đối không mở nắp vung.

Dưa muối

Nguyên liệu:

– Dưa cải bẹ: 1kg (dưa cải nên chọn những cây cải già, không nên chọn cải non quá, không bị dập nát)

– Hành lá

– Ớt: 2 quả

– Muối, đường

– 2 lít nước đun sôi để nguội

– 1 bình thuỷ tinh

Cách làm

– Bước 1:Tách cải thành từng bẹ riêng, bỏ những lá già, dập. Sau đó đem phơi ngoài nắng cho hơi héo.

– Bước 2: Sau khi dưa héo, rửa thật sạch từng bẹ dưa dưới vòi nước rồi cắt khúc cỡ 2 đốt ngón tay, để ráo nước.

– Bước 3: Hành lá cắt rễ, rửa sạch xắt khúc. Ớt bỏ cuống, rửa sạch, xắt lát.

– Bước 4: Bình thuỷ tinh rửa sạch, tráng nước sôi và để thật khô. Cho vào bình khoảng 2 lít nước đun sôi để nguội. Tiếp đến cho muối vào bình, khuấy tan, nêm sao cho vị mặn hơn khi bạn nấu canh là được.

Khi muối tan, cho tiếp khoảng 1 thìa đường vào bình rồi hoà tan. Đường giúp cho quá trình lên men tốt hơn, giúp dưa nhanh chua hơn và không bị hỏng. Cho rau cải, hành lá, ớt ở vào bình, sau đó lấy một vỉ hay đĩa chèn ở trên cho cải không nổi lên trên, đậy nắp để nơi thoáng mát.

Tuỳ theo điều kiện thời tiết mà dưa chua sau từ 2-3 ngày.

Vịt rang muối

Món ăn ngon làm từ muối

Nguyên liệu

– Vịt: 1 kg

– Muối rang: 2 thìa

– Bột ngô (Bột năng): 1 gói nhỏ

– Húng, sả: 1 ít

– Bột canh, bột nêm, dầu ăn.

Cách làm

– Bước 1: Vịt mua về dùng rượu, gừng rửa sạch để khử mùi hôi, dùng khăn thấm khô rồi chặt miếng vừa ăn.

– Bước 2: Cho bột năng ra bát, rồi lăn từng miếng vịt qua lớp bột năng.

– Bước 3: Đặt chảo lên bếp thêm dầu ăn vào đợi nóng già rồi thả từng miếng thịt vịt đã lăn qua lớp bột vào chiên. Chiên hết phần nguyên liệu.

Gắp thịt vịt ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

– Bước 4: Sả bóc lớp vỏ ngoài rồi chẻ nhỏ, rau húng rửa sạch để ráo.

– Bước 5: Phần dầu ăn còn thừa, cho lá rau húng và sả vào chiên (lưu ý chiên riêng từng loại). Chiên giòn rau húng, sả rồi vớt ra đĩa.

– Bước 6: Đổ phần dầu thừa đi, đặt chảo lên bếp đợi khô, cho vịt vào đảo nhanh tay, thêm 2 thìa muối rang rồi xóc đều lên là được.

Gắp thành phẩm ra đĩa rồi ăn kèm với rau thơm và tương ớt.

Hậu quả của việc thiếu muối

Thiếu muối nhẹ

Khi bị thiếu nhẹ, cơ thể sẽ thích ứng bằng cách giảm đào thải natri qua mồ hôi và nước tiểu. Đồng thời, cảm giác thèm ăn mặn sẽ xuất hiện giúp cơ thể sớm có được lượng muối cần thiết.

Thiếu muối nặng

Thiếu nặng có thể dẫn tới các hiện tượng như chuột rút, hoa mắt, chóng mặt,…Tình trạng thiếu trầm trọng trong một thời gian dài còn là nguyên nhân đẫn đến các chứng như phù não, phù tay chân, suy thận,…

Tác hại của muối

Tác hại với sức khỏe

Lượng muối cần thiết mà các bác sĩ khuyên dùng hàng ngày (RDI) là 920 – 2.300mg/ngày. Tuy nhiên đa số chúng ta tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết nên sẽ dễ mắc phải những căn bệnh dưới đây:

Cao huyết áp

Lượng mặn cao có thể gây ra bệnh cao huyết áp, bệnh tim và đột qụy.

Bệnh tim mạch

Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ tốt hơn cho cho những bệnh nhân cao huyết áp nếu họ cắt giảm lượng chất mặn vào cơ thể hằng ngày, điều này làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch khoảng 25%.

Sau 10 đến 15 năm, nguy cơ bị bệnh tim mạch giảm 20%.

Thừa muối khiến bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị bệnh tim mạch

Đột qụy

Nếu giảm lượng sử dụng chất mặn, khả năng giảm đột qụy là 1/6.Theo bác sĩ, tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến (hoặc góp phần vào) bệnh tăng huyết áp và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

Phì đại tâm thất trái hoặc bị tim to

Một số người không bị huyết áp cao, ngay cả khi họ ăn nhiều chất mặn. Tuy nhiên, những người này có thể bị phì đại tâm thất trái, nguy cơ cao của bệnh tim mạch.

Duy trì dịch

Số lượng natri trong cơ thể xác định mức độ của chất dịch lỏng trong cơ thể chúng ta. Nếu ăn quá mặn, thận sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ muối thừa và cơ thể bạn sẽ giữ lại các chất dịch lỏng, đôi khi tập trung xung quanh trái tim. Do vậy, người bị phù nề không nên ăn nhiều chất mặn.

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Muối tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng.

Vi khuẩn này thường tìm thấy ở nhiều người, cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80 đến 90% các vết loét tá tràng và dạ dày.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có liên quan tới mức độ cao của chất mặn trong cơ thể.

Vấn đề về tóc

Ăn mặn nhiều có thể liên quan đến các vấn đề như bạc tóc và dẫn đến rụng tóc. Bởi vậy, tất cả mọi người cần phải nhận thức được lượng muối mình ăn mỗi ngày.

Tăng sự tiết mật

Ăn mặn làm tăng mức độ tiết mật, dẫn đến nhiều vấn đề về da như: Khô da mặt, môi và đôi khi dẫn đến môi bị đau và chảy máu.

Loãng xương

Dư thừa muối ngăn cản sự hấp thu can-xi trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến nó.

Xem thêm tại đây: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tac-hai-cua-viec-an-qua-man-3217811.html

Tử vong

Nếu ăn một gam muối/ ki-lô-gam trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn, có thể gây tử vong. Mọi người cần phải nhận ra rằng, chỉ với việc giảm ăn mặn, thì chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của mình, ngăn ngừa huyết áp cao. Đây nguyên nhân chính gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, và thậm chí cả bệnh thận thông qua chế độ ăn uống.

Muối làm ăn mòn đồ vật

Ăn mòn điện hoá là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.

Những kim loại dùng trong đời sống và kỹ thuật thường ít nhiều có lẫn tạp chất (kim loại khác hoặc phi kim), khi tiếp xúc với môi trường điện li (như hơi nước có hoà lẫn các khí CO2, NO2, SO2,…hoặc nước biển, …) sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá.

Nước biển có chứa muối hoà tan nên có khả năng dẫn điện tốt, vì thế gây ra sự ăn mòn mạnh ở các công trình biển, tàu thuyền do các dòng điện hoá tăng cường.

Sự ăn mòn không chỉ diễn ra ở bề mặt kim loại nơi tiếp xúc với nước biển mà còn cả ở trong cột bê tông. Ăn mòn biển khiến tàu thuyền, giàn khoan,… nhanh bị hư hỏng, gây ra thiệt hại rất lớn.

Sử dụng muối có lợi cho sức khỏe

Ăn muối bao nhiêu là đủ?

Để giữ lượng chất mặn trong cơ thể ổn định mỗi người nên ăn:

– Người lớn: 5,4g/ngày

– Từ 14-17 tuổi: 4,5g/ngày

– Từ 11-13 tuổi: 3g/ngày

– Từ 7-10 tuổi: 2,5g/ngày

– Từ 4-6 tuổi: 2,3g/ngày.

Những thực phẩm chứa nhiều muối cần chú ý

– Bánh sandwich kẹp mứt chỉ chứa ít hơn 30% so với bánh sandwich kẹp thịt vì phần lớn muối nằm trong vỏ bánh.

– Hành tây/ cần tây/ tỏi có hàm lượng chất mặn không hề nhỏ.

– Nhiều loại bánh bích-quy ngọt lại chứa lượng muối bằng hoặc thậm chí nhiều hơn các loại bánh bích-quy mặn.

– Trong số các chất béo, sốt mayonnaise có nồng độ mặn cao nhất (240mg/100g), tiếp theo là magarin (bơ thực vật) (140mg), bơ động vật (130mg), hỗn hợp bột sữa (110mg), phomát sữa (85mg).

– Pho-mát Ý Ricotta, Cottage, Mozzarella và pho-mát Thụy Sĩ ít mặn hơn các loại pho-mát khác; pho-mát đã qua chế biến mặn hơn pho-mát thông thường.

Giá bán của muối

Muối thô

Là loại được thu mua ngay tại ruộng, chưa qua chế biến nên có giá rẻ nhất. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất của mỗi vùng khác nhau nên giá cả từng vùng cũng có sự chênh lệch

+ Miền Bắc: 1.300 -2.500 đồng/kg

+ Nam Trung Bộ: 1.000 -1.400 đồng/kg

+ Đồng bằng sông Cửu Long 700 -1.200 đồng/kg

Muối tinh

Là loại đã qua sơ chế và đóng gói nên có giá cao hơn một chút. Tùy vào thương hiệu mà giá tinh dao động từ 2.500 đến 5.500 đồng/kg.

Muối i-ốt

Muối i-ốt được chế biến và gia công thêm nhiều chất phụ gia, cung cấp i-ốt cho cơ thể chống lại nhiều căn bệnh.

Tùy vào thương hiệu mà giá loại này dao động từ 2.500 đồng đến 14.000 đồng/ kg.

Cách bảo quản muối

Muối thô

Với số lượng lớn, người dân phải có cách bảo quản để muối không bị tan chảy bởi thời tiết.

Sau khi thu hoạch, muối được chuyển về các lều đựng. Đây là các lều xây bằng gạch, trên lợp bổi (cói rối), mục đích để nhiệt độ giảm thấp cho muối không bị tan chảy.

Muối ăn

+ Sau khi khi sử dụng xong, nên để trong lọ có nắp đậy hoặc túi nilon buộc kín.

+ Do i-ốt là chất dễ bay hơi nên lưu ý không rang muối i-ốt, không để chúng gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng chiếu vào.

+ Mỗi lần dùng xong phải rửa sạch lọ, phơi khô xong lại dùng tiếp đợt khác.

+ Tránh chảy nước: Trước khi cho muối vào lọ, lót một lớp giấy thấm. Giấy thấm sẽ hút nước và làm lọ luôn được khô thoáng.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version