Nhục đậu khấu thuộc loại cây to, cao 8-10m. Toàn thân nhẵn. Lá mọc so le, xanh tươi quanh năm. Màu hoa vàng trắng. Quả hạch, hình cầu hay quả lê, màu vàng, đường kính 5-8cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh, trong chứa một hạt có vỏ dày cứng, bao bọc bởi một áo hạt bị rách màu hồng.
Cây được trồng ở miền Nam nước ta và Campuchia. Còn mọc ở Indonesia, Malaysia, tây Ấn Độ, đã di thực được vào tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nơi giáp giới miền Bắc nước ta.
Tính vị: Vị cay tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, đại trường
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (8-15%), chất béo (40%) gọi là bơ nhục đậu khấu, tinh bột, nhựa protid.
Dược năng: Làm ấm tỳ vị, lý khí. Làm se ruột và cầm đi ngoài, làm ấm trung tiêu và giảm đau
Chủ trị:
– Tiêu chảy mạn: Dùng Nhục đậu khấu với Kha tử, Bạch truật và Đảng sâm.
– Tỳ Vị hư hàn biểu hiện: đau bụng và thượng vị, buồn nôn và nôn: Dùng Nhục đậu khấu với Mộc hương, Sinh khương và Bán hạ.
Liều dùng: 2 – 9g
Kiêng kỵ:
– Có bệnh cao máu, táo bón không dùng
– Tiêu chảy do nhiệt không dùng
Nguồn:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang