U tủy sống là bệnh lý ngày càng được phát hiện nhiều. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Lý do là bởi rất ít người hiểu biết về căn bệnh quái ác này.
Đối với mọi căn bệnh, việc nắm bắt được những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh giúp mọi người có thể phòng tránh một nửa nguy cơ mắc bệnh. Những câu hỏi thường gặp về bệnh u tủy sống cùng những giải đáp dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này.
Triệu chứng của bệnh u tủy sống ở giai đoạn khởi phát và giai đoạn nặng như thế nào?
Các triệu chứng của căn bệnh u tủy sống thường khởi phát kín đáo, tiến triển chậm và diễn biến âm thầm nên nhiều bệnh nhân nghĩ đó chỉ là các bệnh lý thông thường như đau lưng do thoái hoá nên bệnh dễ bị bỏ qua.
Triệu chứng khởi phát thường gặp nhất của bệnh u tủy sống là đau, người bệnh thường chỉ chú ý đến triệu chứng này mà bỏ qua các triệu chứng khác khi chúng còn nhẹ như tê, yếu tay, chân.
Khi khối u phát triển đến kích thước đủ lớn sẽ gây chèn ép lên các cơ quan khác, gây rối loạn chức năng thần kinh như rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn (gây tiêu, tiểu khó, táo bón), teo cơ, co cứng cơ và các triệu chứng khác.
Đến giai đoạn nặng, khối u xuất hiện ở vùng tủy cổ sẽ có thêm triệu chứng rối loạn hô hấp.
Làm cách nào để chẩn đoán chính xác bệnh u tủy sống?
Bệnh nhân cần đến khám các bác sĩ chuyên khoa ung bướu thần kinh hoặc chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác có bị u tủy sống hay không.
Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chụp MRI tại vị trí mà bác sĩ đã định khu vùng cột sống tương ứng gây ra triệu chứng để xác định chính xác có bị u hay không và u loại gì, tính chất của u ra sao, mối liên quan giữa u và tủy sống, đồng thời đánh giá đầy đủ trước mổ cũng như đánh giá sau mổ.
U tủy sống có điều trị được không?
Hiện nay, điều trị khối u tủy sống bằng phương pháp phẫu thuật là phổ biến. Nếu trường hợp gặp khối u ác tính thấp, được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sau điều trị, tình trạng lâm sàng của người bệnh sẽ như ở mức trước mổ hoặc tốt hơn, nguy cơ tái phát thấp và chất lượng cuộc sống sau mổ gần như người bình thường.
Trong trường hợp khối u có độ ác tính cao hoặc phát hiện bệnh muộn thì hiệu quả của ca phẫu thuật sẽ kém hơn, nguy cơ tái phát và biến chứng cao. Tùy từng loại giải phẫu bệnh mà có thể điều trị bổ trợ bằng hóa chất hoặc xạ trị.
Theo Vietnamnet
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang