Bệnh viêm gan B xếp thứ chín trong danh sách các nguyên nhân gây tử vong ở người. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh một cách dễ dàng bằng việc tiêm ngừa.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, có khoảng 2 tỷ người đã hoặc đang mắc virus gây bệnh viêm gan B trên toàn cầu. Trong số đó, có khoảng 350 triệu người được chẩn đoán là mạn tính. Đáng nói hơn, mỗi năm có trên một triệu người tử vong do virus này gây ra những thương tổn ở gan như viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.
WHO cũng cho biết, có khoảng 75% dân số thế giới đang sống trong các khu vực có dịch bệnh viêm gan B, Việt Nam cũng nằm trong số này. Ước tính số người Việt bị mắc bệnh lên tới 8,6 triệu người, trong đó có 8,8% nữ giới và 12,3% nam giới bị viêm gan B mạn tính.
Khả năng lây nhiễm bệnh viêm gan B ở Việt Nam khá cao, do nước ta là nơi dịch tễ lưu hành của căn bệnh này. Để đảm bảo sức khoẻ của mình và tránh bị lây nhiễm virus, chúng ta nên có kháng thể chống lại virus HBV. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mức độ hiệu quả của vắc-xin viêm gan B trong việc phòng tránh lây nhiễm và các biến chứng mãn tính lên tới 95%.
Sau ba năm triển khai thí điểm, đến năm 2005, Việt Nam đã chính thức đưa vắc-xin viêm gan B vào chương trình tiêm chủng mở rộng, trước đó chương trình đã có 6 vắc-xin chống các bệnh lao, bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi. Những trẻ sơ sinh đươc tiêm đầy đủ các mũi tiêm trong chương trình nói trên có khả năng miễn dịch đầy đủ với viêm gan siêu vi B.
Cả người trưởng thành và trẻ lớn đều chưa được tiêm phòng trong chương trình trên cũng như chưa có kháng thể với viêm gan B cũng nên đi tiêm ngừa sớm. Đặc biệt, những khu vực có nhóm dân số có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cao hơn bình thường như người thường tiếp xúc với máu và sinh phẩm (bác sĩ, điều dưỡng), người chung sống với người bệnh viêm gan B, người quan hệ tình dục với nhiều đối tượng, người tiêm chích ma tuý, người nhiễm HIV.
Ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các gia đình có thể cân nhắc tới dịch vụ tiêm vắc-xin phòng viêm gan siêu vi B có thu phí. Mức độ bảo vệ và độ an toàn, khả năng hình thành miễn dịch của cả hai loại vắc-xin là tương tự nhau.
Cần làm xét nghiệm gì trước khi tiêm vắc-xin viêm gan B?
Trước khi tiêm phòng bệnh viêm gan B, bạn sẽ được chỉ định tầm soát viêm gan B:
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên trên bề mặt của virus (HBV – surface Antigen)
- Xét nghiệm tìm kháng thể của kháng nguyên trên bề mặt của virus (HBV surface Antibody)
- Xét nghiệm tìm kháng thể của kháng nguyên trong lõi của virus (HBV core antibody)
Kết quả:
- Nếu HBsAg dương tính: Nạn đang bị nhiễm virus HBV (mạn tính hoặc cấp tính) nên không thể tiêm vắc-xin.
- Nếu HbsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc âm tính: Bạn đã được tiêm chủng trước đó nên có miễn dịch.
- Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc dương tính: Bạn đã có miễn dịch nhờ nhiễm HBV trước đó và khỏi bệnh.
- Nếu HBsAg âm tính, antiHBs âm tính: Bạn chưa có miễn dịch nhưng không nhiễm bệnh, có chỉ định tiêm văcxin.
Theo VnExpress
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang