Bệnh viêm họng hạt là bệnh rất phổ biến hiện nay, tuy không ảnh hưởng lớn đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng mãn tính, vậy bệnh viêm họng hạt mãn tính là như thế nào và có những cách gì để điều trị?
Họng là một bộ phận của cơ thể có cấu tạo từ ống bằng cơ và màng đi từ mỏm nền (nền sọ) tới thanh quản và thực quản. Cơ quan này được chia làm 3 phần: họng mũi (phần trước đoạn này liên kết với mũi), họng miệng (liên kết ở trước với miệng) và hạ họng hay họng thanh quản (liên kết với phần thanh quản). Bệnh thường gặp ở bộ phận này là viêm họng hoặc để lâu hơn sẽ trở thành viêm họng hạt mãn tính.
Trong họng còn có bộ phận gọi là niêm mạc họng, là bộ phận có cấu tạo thuộc loại tế bào gai với biểu bì nhiều tầng. Trong lớp đệm có nhiều tuyến nhày và nang lympho. Cấu tạo của đoạn họng miệng là: mặt trước của nó là eo họng được tạo thành bởi màn hầu, amidan khẩu cái và nền lưỡi. Mặt sau họng miệng có lớp niêm mạc, cân họng, cơ khít họng và cân bao họng. Giữa cân và cơ trước cột sống có một khoang ảo gọi là khoang họng Heenke, trong đó chứa nhiều hạch bạch huyết.
Khi có dấu hiệu bị bệnh chúng ta nhìn thấy những nốt đỏ, là tổ chức lympho bị kích thích và hình thành do quá trình viêm họng kéo dài, nổi lên ở thành sau của họng. Lúc này niêm mạc họng trở nên đỏ, ướt, có những hạt lổn nhổn, nhưng không loét, không có mủ bám ở trên bề mặt. Về sau, các “nốt đỏ” này viêm làm cho bạn đau họng và khó nuốt. Cùng với quá phát tổ chức lympho, sự tăng tiết chất nhầy cũng tăng, ban đêm những chất nhầy được tiết ra đọng lại ở họng, mỗi sáng bạn phải khịt và khạc liên tục mới thấy dễ chịu. Về bản chất bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài, cảm giác vướng họng và khịt nhiều làm bạn bực mình và dần dần có tác hại đến tinh thần, đâm ra lo lắng.
Để điều trị bệnh viêm họng hạt mãn tính cần tìm ra nguyên nhân mới giải quyết được triệt để. Nguyên nhân gây bệnh có thể là viêm xoang mạn tính, viêm amidan mạn tính, viêm họng do hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản; tiếp xúc thường xuyên với chất kích thích như hơi hóa học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc lá, rượu; cơ địa dị ứng; bệnh toàn thân như suy yếu gan thận…
Bệnh viêm họng hạt mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu để đến giai đoạn mãn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, vì vậy khi có dấu hiệu bị bệnh nên đến bác sĩ để khám và có chỉ dẫn cụ thể hơn.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang