Chỉ trong 7 tháng đầu năm, cả nước đã có 58.000 bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang bắt đầu bùng phát và có những diễn biến phức tạp hơn.
Sốt xuất huyết tấn công thành phố lớn
Tại rất nhiều tỉnh thành trên cả nước, sự diễn biến của dịch sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh và khá phức tạp. Theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2017 đã có 58.000 người bị sốt xuất huyết, trong đó có hơn 49.000 người nhập viện và 17 trường hợp tử vong.
Đáng nói, dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng khi mà số lượng người mắc sốt xuất huyết ngày một gia tăng, đặc biệt là ở Hà Nội và TP.HCM.
Sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt virus, cúm
Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ban đầu thường là đau cơ, khớp, đầu; sốt,… Do vậy, đa số mọi người đều nghĩ đến bệnh cảm cúm hoặc sốt do virus thông thường.
Theo quy luật phát triển bệnh sốt xuất huyết, trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh thường bị sốt cao, đau đầu, đau nhức người và nhức mắt.
Đến ngày thứ tư tính từ ngày bắt đầu sốt, người bệnh bước sang giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh có thể biến chứng nặng như tăng tính thấm thành mạch máu, cô đặc máu; xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết thường có những triệu chứng đau họng, buồn nôn, chảy nước mũi, nôn mửa, đau vùng thượng vị, tiêu chảy hoặc phân đen. Đối với trẻ em, triệu chứng nổi bật nhất thường là đau họng và đau bụng.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể có một số biểu hiện xuất huyết như: chấm xuất huyết ở dưới da, xuất huyết chân răng, chảy máu mũi, ban đầu xuất huyết, thỉnh thoảng có biểu hiện ngứa, phụ nữ đến ngày hành kinh sớm hơn, kỳ kinh cũng kéo dài hơn so với bình thường.
Đây là những biểu hiện đặc trưng khi bị sốt xuất huyết, nên cẩn thận để tránh nhầm lẫn với các bệnh thông thường dẫn đến tự mua thuốc điều trị, gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
4 cấp độ của bệnh sốt xuất huyết
Theo Bộ Y tế, có 4 cấp độ của bệnh sốt xuất huyết:
– Độ I: Biểu hiện điển hình là sốt cao tới 39 – 40 độ C trong 2 đến 7 ngày đi kèm với nhức đầu, đau người, chân tay đau nhức.
– Độ II: Bệnh nhân sốt cao, xuất hiện những nốt xuất huyết dưới da, niêm mạch, bắp chân, bụng, cánh tay, lưng, cổ,…
– Độ III: Bệnh nhân vẫn bị sốt đi kèm với biểu hiện suy tuần hoàn, hạ huyết áp, kẹt mạch nhanh, người cảm thấy bứt rứt, vật vã, sốc, da lạnh,…
– Độ IV: Bệnh nhân bị sốc sâu, mạch nhỏ và khó bắt, không đo được huyết áp, chân tay lạnh, tình trạng cực kỳ nghiêm trọng.
Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết thường tiến triển với ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.
Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát một cách rất mạnh mẽ, nếu người thân trong gia đình có biểu hiện sốt, nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết, bạn nên đặc biệt lưu ý đến những biểu hiện bên ngoài của bệnh. Dưới đây là hướng dẫn của các chuyên gia y tế về cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết:
- Với người bệnh bị sốt cao trên 38.5 độ C, nên cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt. Có thể dùng paracetamol với liều lượng không quá 60mg/kg cân nặng trong 24 giờ.
- Tuyệt đối không sử dụng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị bệnh sốt xuất huyết, toan máu. Sau khoảng 4 – 6 tiếng nên đo lại nhiệt độ cơ thể để theo dõi.
- Cho bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, chọn quần áo rộng rãi, thoải mái để thuận tiện cho việc chườm mát hạ sốt.
- Cần cho bệnh nhân uống nhiều nước do sốt thường dẫn tới thiếu nước và chất điện giải. Cần khuyến khích người bệnh uống nhiều nước có chất điện giải như oresol, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,…) hoặc nước cháo loãng với muối.
- Từ ngày thứ ba tới ngày thứ bảy bị bệnh, nên theo dõi sát sao người bệnh để phát hiện kịp thời các nguy cơ diễn biến bệnh nặng như huyết áp thấp hoặc không đo được, lượng nước tiểu thấp, xuất huyết,… để đưa người bệnh cấp cứu kịp thời.
- Bệnh nhân sốt xuất huyết cần chăm sóc bởi một chế độ ăn an toàn, lưu ý nấu chín kỹ thức ăn, mềm, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ. Người bệnh nên được nghỉ ngơi, hạn chế đi lại cho tới khi hết sốt 1 – 2 ngày.
Phòng sốt xuất huyết hiệu quả bằng cách diệt muỗi và bọ gậy
Khác với các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh sốt xuất huyết chỉ lây do bị muỗi chứa virus Dengue đốt mà không lây qua đường hô hấp hay dịch tiết ra.
Do vậy, Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế cho biết, cần phòng chống bệnh bằng cách tiêu diệt bọ gậy, muỗi để chúng không có cơ hôi truyền bệnh cho người.
Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết được Bộ Y tế khuyến cáo:
– Loại bỏ những nơi muỗi, lăng quăng, bọ gậy có thể sinh sản bằng cách:
+ Đậy kín nắp của các dụng cụ chứa nước để muỗi không có nơi đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các bể, giếng, chum, vại chứa nước để diệt lăng quăng hoặc bọ gậy.
+ Loại bỏ các vật dụng phế thải như chai, lọ, mảnh lu vỡ, ống bơ, mảnh chai, hốc tre,… dọn vệ sinh môi trường sạch sẽ, lật úp các vật dụng chứa nước khi không sử dụng.
+ Thêm muối hoặc dầu vào bát nước để kê chân chạn, tủ đựng chén bát; thay nước bình hoa thường xuyên.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Nên mặc quần áo kín chân tay
+ Nên buông màn khi đi ngủ, kể cả ban ngày
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, kem đuổi muỗi, hương muỗi,…
+ Tẩm hoá chất diệt muỗi cho rèm che, màn.
+ Người đang bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn để tránh muỗi đốt và lây bệnh cho người khác.
– Phối hợp nhiệt tình với chính quyền và ngành y tế khi có công tác phòng, chống dịch.
Theo Vietnamnet.vn
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang