Bệnh amidan có khả năng lây lan từ người này sang người khác, không phân biệt lứa tuổi do những phân tử trong không khí, thậm chí do bắt tay hay hắt hơi.
Nếu như viêm amidan thông thường thì sẽ có khả năng tự khỏi và không có biến chứng. Mặc dù vậy, cũng có nhiều trường hợp viêm amidan gây nên các biến chứng, khó chịu nếu không điều trị hoặc điều trị nhưng sai cách.
Nguyên nhân gây amidan là gì?
Nguyên nhân gây amidan có thể là do các loại vi khuẩn, virus tiềm ẩn như Epstein – Barr virus là một nguyên nhân thường gặp. Thông thường sẽ gặp ở những người trẻ tuổi do tiếp xúc với môi trường đông người như lớp học, giảng đường, virus rất dễ lây lan khi tập trung đông người. Những vi khuẩn hay gây viêm họng hay gặp nhất có thể kể đến liên cầu nhóm A. Trong giai đoạn ủ bệnh, từ khi nhiễm khuẩn tới khi toàn phát là 1-4 ngày.
Biểu hiện của viêm amidan
Biểu hiện đầu tiên của bệnh amidan có thể kể đến là đau họng, khó nuốt. Cơn đau có thể lan lên tai, họng đỏ, amidan sưng to, được phủ bằng những chấm trắng, có thể gặp sốt cao, sưng hạch khu hàm hay hạch cổ, kèm theo đau đầu, mất tiếng hoặc giọng nói có nhiều khác biệt.
Nếu nguyên nhân đau họng là do nhiễm virus thì triệu chứng sẽ nhẹ, liên quan tới bệnh cảm cúm thông thường. Còn nếu viêm họng do virus Coxsackie thì sẽ xuất hiện mụn phỏng mọc quanh amidan, vùng vòm khẩu cái. Những mụn này sau vài ngày sẽ bị vỡ và thành những vết loét, gây ra đau đớn. Còn viêm họng do nhiễm liên cầu thì amidan sẽ bị sưng, bao phủ bởi chấm trắng, khiến họng bị đau, sốt cao, miệng hôi, người mệt mỏi.
Biến chứng có thể xảy ra nếu không được điều trị đúng
Thông thường viêm họng hay viêm amidan không có biến chứng gì, nếu bệnh kéo dài quá 1 tuần mới xảy ra biến chứng. Một số biến chứng có thể gặp phải như viêm tai giữa, viêm xoang (gọi chung là viêm nhiễm thứ phát).
Khi viêm họng có nguyên nhân là do liên cầu thì người bệnh có thể gặp phải trường hợp sốt phát ban hay còn gọi bệnh ban đỏ. Biến chứng ít gặp hơn là áp xe họng, thường chỉ xảy ra một bên. Nếu áp xe lớn thì phải chích rạch tháo áp xe. Hoặc có thể gặp phải những biến chứng như thấp khớp, viêm thận.
Cách điều trị bệnh amidan
Hầu hết viêm nhiễm gây ra do virus sẽ được điều trị bằng paracetamol để hạ sốt. Trong một số ít bệnh nhân viêm amidan gây ra do vi khuẩn thì điều trị viêm amidan bằng penicillin hoặc erythromycin khi bệnh nhân dị ứng với penicillin. Sau 2-3 ngày đã hết sốt, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục uống thuốc theo như phác đồ điều trị, tránh tái phát. Với những bệnh nhân thường hay bị tái phát có thể thực hiện phẫu thuật cắt amidan hay cũng có thể áp dụng phẫu thuật với những bệnh nhân bị nặng, không đáp ứng được với phác đồ điều trị.
Khi gặp triệu chứng viêm họng kéo dài, đau đớn, khó nuốt, sốt cao, nôn, tốt nhất bạn nên đi khám, đồng thời uống bằng nước ấm, ăn các thức ăn lỏng và thường xuyên súc miệng bằng nước muối để phòng bệnh amidan.
Theo Zing.vn
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang