Hỏi: Năm nay tôi 58 tuổi, được biết mình nằm trong độ tuổi dễ mắc bệnh ung thư thực quản. Tôi còn nghe nói đàn ông dễ mắc bệnh này hơn phụ nữ. Điều này có đúng không và làm sao để phòng tránh?
Trả lời:
Nguy cơ ung thư thực quản ở đàn ông cao gấp 3 lần so với ở phụ nữ, do đàn ông thường hút thuốc lá và rượu bia nhiều hơn hẳn so với phụ nữ.
Bệnh ung thư thực quản không khó phòng tránh. Nam giới chỉ cần hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá đồng thời ưu tiên rau quả và thực phẩm có nhiều vitamin như A, B2, C,… vào bữa ăn của mình.
Ai dễ mắc ung thư thực quản?
Theo PGS – TS Triệu Triều Dương, Chủ nhiệm Khoa Ngoại tổng hợp của Bệnh viện 108, ung thư thực quản là tình trạng tế bào ác tính phát triển thiếu kiểm soát ở thực quản. Ngoài nhóm người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia thì những người có tiền sử mắc các bệnh về thực quản, thường xuyên ăn thực phẩm chứa nitrosamin như thịt hun khói, rau ngâm giấm,… cũng có nguy cơ ung thư thực quản cao hơn.
Điều trị ung thư thực quản
Do các dấu hiệu ung thư thực quản thường không rõ rệt nên người bệnh thường phát hiện khi khối u đã lớn hẳn. Khó nuốt là triệu chứng thường gặp nhất, người bệnh thường cảm thấy nghẹn ở cổ hoặc nóng rát khi nuốt thức ăn.
Khi khối u to dần sẽ làm cho lòng thực quản hẹp hơn, lúc này người bệnh còn có thể bị nghẹn khi nuốt thức ăn dạng lỏng. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như khó tiêu, nóng rát trước ngực, nôn ói, thở khò khè, cảm giác đau rát sau ức,…
Phó giáo sư Dương cho biết: “Tuy nhiên, những triệu chứng này không chỉ gặp trong ung thư thực quản mà còn gặp trong nhiều bệnh khác. Vì thế, để chắc chắn người bệnh nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn”.
Căn cứ vào từng giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị được sử dụng là phẫu thuật, hoá trị và xạ trị. Trong đó, phẫu thuật là biện pháp chính, tùy mức độ bệnh sẽ được chỉ định cắt hoặc thay thực quản.
Mới đây, Bệnh viện 108 đã tiến hành thay thế và tạo hình thực quản thành công cho một bệnh nhân ung thư thực quản là nam giới, 48 tuổi. Bệnh của anh đã ở giai đoạn muộn nên các tổn thương đã có xu hướng lan rộng.
Phó giáo sư Dương chia sẻ: “Trước đây, thường chỉ cắt thực quản trong trường hợp tổn thương nhỏ, lành tính và đoạn cắt ngắn (2-3 cm). Tuy nhiên với bệnh nhân bị ung thực thực quản giai đoạn cuối thì sẽ phải thay toàn bộ thực quản: cổ-ngực-bụng với đoạn can thiệp lên đến 35-37cm và phải tạo hình thực quản mới thay thế”.
Theo Vnexpress
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang