Tiểu Hồi
I. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Tiểu hồi là cây thảo sống 2 năm hay nhiều năm cao 0,6-2m, rễ cứng, thân nhẵn, màu lục lờ, hơi có khía. Lá mọc so le, có bẹ phát triển, phiến lá xẻ lông chim 3-4 lần thành dải hình sợi. Cụm hoa hình tán kép mọc ở nách lá và ngọn cành, các tán hoa mang nhiều hoa nhỏ màu vàng lục. Quả nhỏ hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh lam, sau màu xanh nâu. Hoa tháng 6-7, quả tháng 10.
Phân bố: Cây trồng ở các nước có khí hậu mát. Nước ta có trồng ở một số nơi. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Quả hay gọi là Tiểu hồi hương. Rễ, lá cũng được dùng.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch quả chín trên những tán hoa trung bình chín trước tiên, người ta cắt khi chúng ngả màu nâu và để cho chín dần trong một nơi thoáng khí. Khi các tán còn lại ngả màu nâu, người ta thu hái toàn bộ, cột lại thành bó. Sau đó mới đập ra để lấy quả.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Tiểu hồi là quả bế đôi, hình trụ, hơi cong, dài 4 – 8 mm, đường kính 1,5 – 2,5 mm. Mặt ngoài màu xanh hơi vàng hoặc vàng nhạt, hơi thuôn về phía 2 đầu, đỉnh mang chân vòi nhụy nhô ra, màu nâu vàng, đôi khi có cuống quả nhỏ ở phần đáy. Mỗi mặt lưng mang 5 gân nổi rõ và chỗ nối giữa 2 nửa quả phẳng và rộng. Mặt cắt ngang hình 5 cạnh, bốn mặt của mặt lưng gần đều nhau. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi ngọt và cay.
Bào chế:
Diêm tiểu hồi (Chế muối): Hoà muối vào một lượng nước thích hợp, trộn đều với dược liệu, để cho ngấm hết nước muối, cho vào nồi sao nhỏ lửa đến màu hơi vàng, lấy ra để nguội. 10 kg Tiểu hồi cần 0,2 kg muối.
Bảo quản: Để nơi khô, mát.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận, tỳ, vị
Thành phần hoá học chính: Quả Tiểu hồi chứa tinh dầu (3-12%), chủ yếu là anethol.
II. TÁC DỤNG CỦA TIỂU HỒI
Tán hàn chỉ thống, lý khí hoà vị. Thường sử dụng làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, lợi sữa, điều kinh, làm long đờm, chống co thắt, nhuận tràng,..
Chủ trị: Làm ấm can, thăng can khí trị các chứng đau bụng do hàn. Ấm vị khí trị biếng ăn, ăn không ngon miệng, ăn không tiêu, buồn nôn
Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt không dùng.
Bài thuốc có Tiểu hồi:
+ Chữa đau bụng do thận suy: Bột Tiểu hồi 4g cho vào bầu dục lợn nướng chín, ăn ngày 1 cái, liên tục trong 7 ngày (Dược liệu Việt Nam).
+ Chữa dịch sốt rét ác tính: Hạt Tiểu hồi hương giã tươi vắt lấy nước cốt uống, hay tán bột hoặc sắc uống (Hành giản trân nhu).
+ Chữa đau xóc dưới sườn: Tiểu hồi sao vàng 40g, Chỉ xác sao 20g tán bột uống mỗi lần 8g với rượu hoà thêm muối, ngày uống 2 lần (Nam dược thần hiệu).
+ Chữa chậm kinh: (biểu hiện chậm kinh, lượng máu kinh ít, sắc đỏ nhạt, bụng dưới đau âm ỉ, lưng mỏi, đại tiện lỏng,…): Tiểu hồi 6g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, kỷ tử 15g, ngải diệp 10g, gừng nướng 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, thục địa 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g, nước 1000ml, sắc còn 600ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Hằng tháng, sau khi sạch kinh. Uống liên tục 10 – 15 ngày.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang